“Chim quyên ăn trái nhãn lồng. Thia thia quen chậu vợ chồng quen hơi…”. Câu hát ru của má ngày xưa đã đưa tuổi thơ tôi vào giấc ngủ nồng say, và cho đến ngày hôm nay như vẫn còn vang vọng đâu đây mỗi khi tôi được nhìn thấy và thưởng thức món ăn dân dã, đong đầy ký ức, đó là: đọt nhãn lồng.
Đối với những người sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long chắc hẳn không ai không biết đến hương vị ngọt thơm, thanh mát của đọt nhãn lồng (còn có tên gọi là: lạc tiên, lồng đèn, chùm bao…). Đây là loại dây leo thường mọc nơi các bờ bụi, bãi hoang. Thân cây mềm, có nhiều lông, lá hình trái tim, mép lá có lông mịn, nơi nách lá có tua cuốn hình lò xo bám vào các thân cây khác để phát triển.
Hoa ra vào tháng 4 – 5, quả vào tháng 5 -7. Quả nhãn lồng có hình tròn cỡ đầu ngón tay cái, chín có màu vàng cam (đến đỏ nhạt), hạt màu đen phủ bên ngoài một lớp cơm trắng nhờn (giống như hột é ngâm nước), vị chua ngọt, trẻ con rất ưa thích.
< Đọt nhãn lồng luộc.
Nhắc đến đọt nhãn lồng, tôi còn nhớ lúc còn nhỏ ở dưới quê, đôi khi má sai tôi ra sau vườn hái đọt nhãn lồng về chế biến món ăn. Tôi vô cùng thích thú vì sẵn dịp đó được hái những trái nhãn lồng chín để ăn. Nhìn những trái nhãn lồng chín vàng được bao phủ bên ngoài bởi màng lưới trắng xinh, nõn nà, tôi vội giơ tay hái và bóc nhẹ lớp vỏ mỏng mềm bên ngoài đưa lên miệng nhai ngon lành. Vị chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm thoảng đặc trưng của trái nhãn lồng thật hấp dẫn!
Theo y học dân gian, lá, đọt và dây nhãn lồng là thuốc an thần, chữa trị chứng mất ngủ, và khi phối hợp với những vị thuốc khác chữa trị được các bệnh như: kiết lỵ, thần kinh suy nhược, viêm da, mụn mũ, ghẽ ngứa.… Ngoài là vị thuốc, đọt nhãn lồng còn là thức ăn dân dã được các bà nội trợ miệt vườn ưa chuộng để chế biến món ăn ngon, nhưng ấn tượng nhất trong tôi vẫn là: đọt nhãn lồng luộc và nấu canh tép.
Chế biến món đọt nhãn lồng luộc rất gọn nhẹ, nhưng để món luộc hấp dẫn là cả một nghệ thuật. Ta cứ tưởng rằng đọt nhãn lồng khi hái vào, lựa những phần non rửa sạch, rồi cho vào nồi nước luộc là xong. Nhưng để đọt nhãn lồng luộc có màu xanh bắt mắt, ăn không dai cần có một bí quyết nhỏ khác là: nước luộc phải có ít muối và nấu thật sôi, sau đó mới thả đọt nhãn lồng vào. Đợi đọt nhãn lồng chín (khoảng 10 phút), vớt ra ngay cho vào thau nước lạnh. Cuối cùng, đổ ra rổ cho ráo, và xếp ra dĩa. Món này chấm với nước cá chiên hay thịt kho rất ngon.
< Đọt nhãn lồng nấu canh tép.
Riêng món canh đọt nhãn lồng nấu tép bạc đất thật tuyệt vời và trong ký ức tôi đến nay vẫn còn nhớ rõ vị ngọt và mùi thơm của nó lẩn khuất đâu đây. Trước hết, tép bạc đất má mua ở chợ lựa tép còn nhảy tanh tách, đem về cắt đầu đuôi, lột vỏ rửa sạch, để ráo. Tiếp đến, má lặt những đọt non, lá non nhãn lồng rửa sạch, để ra rổ cho ráo, và bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, bỏ tép đã làm sạch vào. Nêm nếm gia vị (bột nêm + muối) cho vừa khẩu vị. Chờ nước sôi bùng lên, thả đọt nhãn lồng vào (khoảng 10 phút). Sau cùng, má dùng vá dìm những phần đọt nhãn lồng ngập trong nước sôi. Khi thấy đọt nhãn lồng chín, má nêm nếm gia vị lần cuối và nhắc xuống ngay. Thuận tay, má cho vào một ít hành lá xắt nhuyễn, rót một dĩa nước mắm hòn nguyên chất, trong có vàì trái ớt hiểm là xong.
Thật đầm ấm và hạnh phúc khi cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc đã được dọn lên, trong đó có tô canh đọt nhãn lồng cùng dĩa thịt heo kho. Cầm đũa gắp một miếng thịt kho cho vào miệng nhai chậm rãi. Chan một muỗng canh cùng đọt nhãn lồng vào chén đưa lên miệng “lùa một hơi”.Vị ngọt của nước canh hòa quyện vị nhân nhẩn và mùi thơm đặc trưng của đọt nhãn lồng như đánh thức mọi giác quan khiến lòng tôi bâng khuâng luyến nhớ về vùng quê nghèo thân thương.
Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
Đối với những người sinh ra và lớn lên ở đồng bằng sông Cửu Long chắc hẳn không ai không biết đến hương vị ngọt thơm, thanh mát của đọt nhãn lồng (còn có tên gọi là: lạc tiên, lồng đèn, chùm bao…). Đây là loại dây leo thường mọc nơi các bờ bụi, bãi hoang. Thân cây mềm, có nhiều lông, lá hình trái tim, mép lá có lông mịn, nơi nách lá có tua cuốn hình lò xo bám vào các thân cây khác để phát triển.
Hoa ra vào tháng 4 – 5, quả vào tháng 5 -7. Quả nhãn lồng có hình tròn cỡ đầu ngón tay cái, chín có màu vàng cam (đến đỏ nhạt), hạt màu đen phủ bên ngoài một lớp cơm trắng nhờn (giống như hột é ngâm nước), vị chua ngọt, trẻ con rất ưa thích.
< Đọt nhãn lồng luộc.
Nhắc đến đọt nhãn lồng, tôi còn nhớ lúc còn nhỏ ở dưới quê, đôi khi má sai tôi ra sau vườn hái đọt nhãn lồng về chế biến món ăn. Tôi vô cùng thích thú vì sẵn dịp đó được hái những trái nhãn lồng chín để ăn. Nhìn những trái nhãn lồng chín vàng được bao phủ bên ngoài bởi màng lưới trắng xinh, nõn nà, tôi vội giơ tay hái và bóc nhẹ lớp vỏ mỏng mềm bên ngoài đưa lên miệng nhai ngon lành. Vị chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm thoảng đặc trưng của trái nhãn lồng thật hấp dẫn!
Theo y học dân gian, lá, đọt và dây nhãn lồng là thuốc an thần, chữa trị chứng mất ngủ, và khi phối hợp với những vị thuốc khác chữa trị được các bệnh như: kiết lỵ, thần kinh suy nhược, viêm da, mụn mũ, ghẽ ngứa.… Ngoài là vị thuốc, đọt nhãn lồng còn là thức ăn dân dã được các bà nội trợ miệt vườn ưa chuộng để chế biến món ăn ngon, nhưng ấn tượng nhất trong tôi vẫn là: đọt nhãn lồng luộc và nấu canh tép.
Chế biến món đọt nhãn lồng luộc rất gọn nhẹ, nhưng để món luộc hấp dẫn là cả một nghệ thuật. Ta cứ tưởng rằng đọt nhãn lồng khi hái vào, lựa những phần non rửa sạch, rồi cho vào nồi nước luộc là xong. Nhưng để đọt nhãn lồng luộc có màu xanh bắt mắt, ăn không dai cần có một bí quyết nhỏ khác là: nước luộc phải có ít muối và nấu thật sôi, sau đó mới thả đọt nhãn lồng vào. Đợi đọt nhãn lồng chín (khoảng 10 phút), vớt ra ngay cho vào thau nước lạnh. Cuối cùng, đổ ra rổ cho ráo, và xếp ra dĩa. Món này chấm với nước cá chiên hay thịt kho rất ngon.
< Đọt nhãn lồng nấu canh tép.
Riêng món canh đọt nhãn lồng nấu tép bạc đất thật tuyệt vời và trong ký ức tôi đến nay vẫn còn nhớ rõ vị ngọt và mùi thơm của nó lẩn khuất đâu đây. Trước hết, tép bạc đất má mua ở chợ lựa tép còn nhảy tanh tách, đem về cắt đầu đuôi, lột vỏ rửa sạch, để ráo. Tiếp đến, má lặt những đọt non, lá non nhãn lồng rửa sạch, để ra rổ cho ráo, và bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, bỏ tép đã làm sạch vào. Nêm nếm gia vị (bột nêm + muối) cho vừa khẩu vị. Chờ nước sôi bùng lên, thả đọt nhãn lồng vào (khoảng 10 phút). Sau cùng, má dùng vá dìm những phần đọt nhãn lồng ngập trong nước sôi. Khi thấy đọt nhãn lồng chín, má nêm nếm gia vị lần cuối và nhắc xuống ngay. Thuận tay, má cho vào một ít hành lá xắt nhuyễn, rót một dĩa nước mắm hòn nguyên chất, trong có vàì trái ớt hiểm là xong.
Thật đầm ấm và hạnh phúc khi cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc đã được dọn lên, trong đó có tô canh đọt nhãn lồng cùng dĩa thịt heo kho. Cầm đũa gắp một miếng thịt kho cho vào miệng nhai chậm rãi. Chan một muỗng canh cùng đọt nhãn lồng vào chén đưa lên miệng “lùa một hơi”.Vị ngọt của nước canh hòa quyện vị nhân nhẩn và mùi thơm đặc trưng của đọt nhãn lồng như đánh thức mọi giác quan khiến lòng tôi bâng khuâng luyến nhớ về vùng quê nghèo thân thương.
Du lịch, GO! - Theo báo Laodong
0 comments:
Post a Comment