Tên ngọn thác do người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa (KHo: Pon-gou - với nghĩa ông chủ vùng đất sét trắng). Lối vào thác Pongour là con đường nhựa dài khoảng 7km (một nhánh rẽ trái của quốc lộ 20 Sài Gòn - Đà Lạt thuộc huyện Đức Trọng).
Thác đổ từ độ cao gần 40m, trải rộng hơn 100m, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Pongour xứng danh được người Pháp tôn vinh là "ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương".
Đón chúng ta là một cung đường thú vị. Những bước chân thành thị ắt sẽ sững sờ và thích thú trước những hoa dại đủ màu sắc. Tựa những con người luôn sống hết mình, hoa sao nhái ở đây cũng vàng lên rực rỡ như chưa từng có ở một nơi nào khác. Hoa điệp vàng như nắng trải đầy lối đi. Người dân ở đây nói rằng chín năm trước, để đến con thác này người ta phải phát cây băng rừng hoặc trôi thuyền theo dòng Đa Nhim, rồi bám rễ cây mà thả người men ra bờ thác.
< Thác Pongour năm 1968.
Rừng già Pongour mới chính thức mở cửa từ năm 1999. Gần 10 năm trôi qua, nhưng hiện nay thác vẫn còn nét đẹp hoang dã của núi rừng Tây nguyên. Đặc biệt, nơi đây có nhiều cảnh đẹp và lạ cho các phó nháy, "người mẫu" tha hồ dừng lại chụp ảnh.
Bạn có thể đứng ngắm dòng thác ở đài quan sát ngay gần khu trung tâm. Đây là góc nhìn đẹp nhất và cũng là nơi trước kia vua Bảo Đại thường dừng chân trong các chuyến xuyên rừng săn hổ dữ.
Bạn cũng có thể men theo những bậc thang uốn theo sườn núi lần xuống chân thác để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước từ góc nhìn bên dưới.
Dòng nước đang cuồn cuộn chảy bị các mỏm đá chặn lại, xé thành hàng chục dòng thác trải dọc vách đá thẳng đứng. Lớp lớp khối đá bàn xanh rêu xếp chồng lên nhau làm dòng nước đổ xuống tung bọt trắng xóa.
Thác nước trở thành mưa bụi mùa xuân mát rượi, bay đến nơi du khách đứng xa hàng chục mét. Giữa hai bờ đá dựng, thác nước lại hiền hòa trôi xuôi trên mặt hồ. Thác Pongour chưa có nhiều hàng quán và khách du lịch cũng thưa thớt nên dễ mang lại cảm giác tĩnh lặng, dễ chịu cho những ai đặt chân đến.
Nhiều người chỉ có dịp đến Pongour vào ban ngày nhưng họ không khỏi ao ước được trải qua một đêm ở đây, bởi Pongour còn đượm hương rừng hoang sơ, tiếng chim hót cùng tiếng thác reo quyến rũ... Và nếu có dịp đến Đức Trọng, ngoài Pongour, chúng ta còn có thể làm một "tour thác" hùng vĩ với Gougah, Liên Khương, Cà Đờn... gần đấy*.
< Pongour trong mùa khô: kiệt nước!
* Du lịch, GO!: Đẹp và hùng vĩ nhưng cụm thác trên sông Đa Nhim này sẽ kiệt nước vào mùa khô, ảnh hưởng nặng nhất trên các thác Liên Khương, thác Gougah do kết quả của việc xây đập thuỷ điện Đa Nhim. Chung quy thì chiêm ngưỡng thác Pongour: bạn phải đi vào mùa mưa vì mùa kiệt ít nước, thác Liên Khương (Đức Trọng) thì cạn nước, cảnh quan bị phá huỷ, cộng thêm việc mở rộng quốc lộ 20 và vòng xoay đường cao tốc nên đã đóng cửa khai thác. Còn thác Gougah thì ngược lại, do mực nước hồ Đại Ninh trong quá trình tích nước đã dâng cao, làm ngập hết chỉ còn lại vài mỏm đá. Vì vậy người ta đã đưa 2 di tích danh thắng này ra khỏi danh sách di tích cấp quốc gia - thật đáng tiếc!
Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, Dulichgo và nhiều nguồn khác.
Thác Pongour xưa và bây giờ...
Thác đổ từ độ cao gần 40m, trải rộng hơn 100m, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Pongour xứng danh được người Pháp tôn vinh là "ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương".
Đón chúng ta là một cung đường thú vị. Những bước chân thành thị ắt sẽ sững sờ và thích thú trước những hoa dại đủ màu sắc. Tựa những con người luôn sống hết mình, hoa sao nhái ở đây cũng vàng lên rực rỡ như chưa từng có ở một nơi nào khác. Hoa điệp vàng như nắng trải đầy lối đi. Người dân ở đây nói rằng chín năm trước, để đến con thác này người ta phải phát cây băng rừng hoặc trôi thuyền theo dòng Đa Nhim, rồi bám rễ cây mà thả người men ra bờ thác.
< Thác Pongour năm 1968.
Rừng già Pongour mới chính thức mở cửa từ năm 1999. Gần 10 năm trôi qua, nhưng hiện nay thác vẫn còn nét đẹp hoang dã của núi rừng Tây nguyên. Đặc biệt, nơi đây có nhiều cảnh đẹp và lạ cho các phó nháy, "người mẫu" tha hồ dừng lại chụp ảnh.
Bạn có thể đứng ngắm dòng thác ở đài quan sát ngay gần khu trung tâm. Đây là góc nhìn đẹp nhất và cũng là nơi trước kia vua Bảo Đại thường dừng chân trong các chuyến xuyên rừng săn hổ dữ.
Bạn cũng có thể men theo những bậc thang uốn theo sườn núi lần xuống chân thác để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước từ góc nhìn bên dưới.
Dòng nước đang cuồn cuộn chảy bị các mỏm đá chặn lại, xé thành hàng chục dòng thác trải dọc vách đá thẳng đứng. Lớp lớp khối đá bàn xanh rêu xếp chồng lên nhau làm dòng nước đổ xuống tung bọt trắng xóa.
Thác nước trở thành mưa bụi mùa xuân mát rượi, bay đến nơi du khách đứng xa hàng chục mét. Giữa hai bờ đá dựng, thác nước lại hiền hòa trôi xuôi trên mặt hồ. Thác Pongour chưa có nhiều hàng quán và khách du lịch cũng thưa thớt nên dễ mang lại cảm giác tĩnh lặng, dễ chịu cho những ai đặt chân đến.
Nhiều người chỉ có dịp đến Pongour vào ban ngày nhưng họ không khỏi ao ước được trải qua một đêm ở đây, bởi Pongour còn đượm hương rừng hoang sơ, tiếng chim hót cùng tiếng thác reo quyến rũ... Và nếu có dịp đến Đức Trọng, ngoài Pongour, chúng ta còn có thể làm một "tour thác" hùng vĩ với Gougah, Liên Khương, Cà Đờn... gần đấy*.
< Pongour trong mùa khô: kiệt nước!
* Du lịch, GO!: Đẹp và hùng vĩ nhưng cụm thác trên sông Đa Nhim này sẽ kiệt nước vào mùa khô, ảnh hưởng nặng nhất trên các thác Liên Khương, thác Gougah do kết quả của việc xây đập thuỷ điện Đa Nhim. Chung quy thì chiêm ngưỡng thác Pongour: bạn phải đi vào mùa mưa vì mùa kiệt ít nước, thác Liên Khương (Đức Trọng) thì cạn nước, cảnh quan bị phá huỷ, cộng thêm việc mở rộng quốc lộ 20 và vòng xoay đường cao tốc nên đã đóng cửa khai thác. Còn thác Gougah thì ngược lại, do mực nước hồ Đại Ninh trong quá trình tích nước đã dâng cao, làm ngập hết chỉ còn lại vài mỏm đá. Vì vậy người ta đã đưa 2 di tích danh thắng này ra khỏi danh sách di tích cấp quốc gia - thật đáng tiếc!
Du lịch, GO! - Theo Tuoitre, Dulichgo và nhiều nguồn khác.
Thác Pongour xưa và bây giờ...
0 comments:
Post a Comment