Nằm đối diện với hang Trinh Nữ, Hang Trống (vịnh Hạ Long) là nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về hang Trinh Nữ.
Dân gian kể rằng: Thuở ấy có một đôi trai gái yêu nhau, vì quá nghèo mà chưa lấy được nhau. Chàng trai nghèo quyết chí ra khơi xa đánh cá để có tiền cưới vợ. Ở nhà bị bố mẹ ép gả cho người khác, cô gái đã bơi thuyền trốn ra biển để tìm người yêu. Trong dông bão, họ đã đến được hai chiếc hang gần nhau và nghe được tiếng gọi, tiếng trống của nhau nhưng rồi sau mấy ngày họ vẫn không tìm được nhau và phải chết trong tuyệt vọng giữa cái mê hồn trận của biển cả, núi đảo trên vịnh.
Con tàu từ từ tiến về Hang Trống, công ty có event cho đoàn khách ăn tối ở đây. Mặc dù đã khảo sát vài lần và biết trước chương trình nhưng đối diện với nơi này khi hoàng hôn vừa tắt thì quả là mình ngỡ ngàng, đẹp thật!
Bước vào vòm hang rộng nhìn lên phía trên thấy trời hơi ngả màu tím, vách đá xung quanh hang được đối tác treo những cái đó bắt cá, bên trong thắp những ngọn nến, tất cả hang màu sắc lung linh mờ ảo. Ban nhạc sống chơi những bản tình ca êm dịu, không khí trong hang trở nên kỳ bí huyễn hoặc, mình cảm thấy mình như ở thế giới khác, xa hết những bộn bề mệt mỏi, xua hết nhưng toan tính bon chen.
Ngay giữa lòng hang Trinh Nữ là bức tượng người con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong và tuyệt vọng. Đối diện với hang Trinh Nữ là hang Trống còn được gọi là hang Con Trai, bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn còn, ta như nghe thấy tiếng gào thét tuyệt vọng cùng những âm thanh gõ vào vách đá của chàng vẫn văng vẳng đâu đây.
Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó vẫn còn đến ngày nay - đó là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hang, tiếng gió gầm gào qua vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá. Hang Trống còn có di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá Soi Nhụ, có niên đại cách ngày nay từ 18.000 - 7.000 năm.
Tiệc tan dần, đêm tĩnh lặng, rời hang về tàu ngủ, cả vịnh biển như một thành phố nổi, đèn điện nhấp nháy qua ô cửa sổ của tàu, sóng dập dềnh vỗ mạn tàu, đưa giấc ngủ vào đêm…
Sáng sớm hé mắt qua rèm cửa sổ nhìn về Hang Trống, một cảnh tượng yên bình tĩnh lặng như chưa hề có tiệc tối hôm qua, tất cả như yên lặng… tự nhiên không dám thở mạnh, sợ vụt mất khoảnh khắc của thời gian - khi mà lần đầu tiên thấy biển hiền hòa và e ấp đến vậy!
Nếu có một ngày em là núi
Thì em mong biển sẽ là anh
Tưởng cách xa nhau lại rất gần
Ở nơi ấy núi ngay trong lòng biển.
Hang Trống có 2 cửa rộng thông nhau theo hướng Đông - Tây qua hai vách núi, ở cửa hang phía Đông từ trần rủ xuống những chùm thạch nhũ trắng bạc. Đứng trong hang, nghe thấy tiếng gió lùa vào các lèn đá, dội trở lại vách hang, tạo ra âm thanh như tiếng trống. Hai hang này chẳng những có rất nhiều nhũ đá và cảnh đẹp mà còn gắn liền với một câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái dám hi sinh tính mạng để bảo vệ tình yêu.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Dân gian kể rằng: Thuở ấy có một đôi trai gái yêu nhau, vì quá nghèo mà chưa lấy được nhau. Chàng trai nghèo quyết chí ra khơi xa đánh cá để có tiền cưới vợ. Ở nhà bị bố mẹ ép gả cho người khác, cô gái đã bơi thuyền trốn ra biển để tìm người yêu. Trong dông bão, họ đã đến được hai chiếc hang gần nhau và nghe được tiếng gọi, tiếng trống của nhau nhưng rồi sau mấy ngày họ vẫn không tìm được nhau và phải chết trong tuyệt vọng giữa cái mê hồn trận của biển cả, núi đảo trên vịnh.
Con tàu từ từ tiến về Hang Trống, công ty có event cho đoàn khách ăn tối ở đây. Mặc dù đã khảo sát vài lần và biết trước chương trình nhưng đối diện với nơi này khi hoàng hôn vừa tắt thì quả là mình ngỡ ngàng, đẹp thật!
Bước vào vòm hang rộng nhìn lên phía trên thấy trời hơi ngả màu tím, vách đá xung quanh hang được đối tác treo những cái đó bắt cá, bên trong thắp những ngọn nến, tất cả hang màu sắc lung linh mờ ảo. Ban nhạc sống chơi những bản tình ca êm dịu, không khí trong hang trở nên kỳ bí huyễn hoặc, mình cảm thấy mình như ở thế giới khác, xa hết những bộn bề mệt mỏi, xua hết nhưng toan tính bon chen.
Ngay giữa lòng hang Trinh Nữ là bức tượng người con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong và tuyệt vọng. Đối diện với hang Trinh Nữ là hang Trống còn được gọi là hang Con Trai, bức tượng chàng trai hoá đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ vẫn còn, ta như nghe thấy tiếng gào thét tuyệt vọng cùng những âm thanh gõ vào vách đá của chàng vẫn văng vẳng đâu đây.
Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó vẫn còn đến ngày nay - đó là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hang, tiếng gió gầm gào qua vách đá và những bọt sóng vẫn tung lên trắng xoá. Hang Trống còn có di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá Soi Nhụ, có niên đại cách ngày nay từ 18.000 - 7.000 năm.
Tiệc tan dần, đêm tĩnh lặng, rời hang về tàu ngủ, cả vịnh biển như một thành phố nổi, đèn điện nhấp nháy qua ô cửa sổ của tàu, sóng dập dềnh vỗ mạn tàu, đưa giấc ngủ vào đêm…
Sáng sớm hé mắt qua rèm cửa sổ nhìn về Hang Trống, một cảnh tượng yên bình tĩnh lặng như chưa hề có tiệc tối hôm qua, tất cả như yên lặng… tự nhiên không dám thở mạnh, sợ vụt mất khoảnh khắc của thời gian - khi mà lần đầu tiên thấy biển hiền hòa và e ấp đến vậy!
Nếu có một ngày em là núi
Thì em mong biển sẽ là anh
Tưởng cách xa nhau lại rất gần
Ở nơi ấy núi ngay trong lòng biển.
Hang Trống có 2 cửa rộng thông nhau theo hướng Đông - Tây qua hai vách núi, ở cửa hang phía Đông từ trần rủ xuống những chùm thạch nhũ trắng bạc. Đứng trong hang, nghe thấy tiếng gió lùa vào các lèn đá, dội trở lại vách hang, tạo ra âm thanh như tiếng trống. Hai hang này chẳng những có rất nhiều nhũ đá và cảnh đẹp mà còn gắn liền với một câu chuyện tình cảm động của đôi trai gái dám hi sinh tính mạng để bảo vệ tình yêu.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
0 comments:
Post a Comment