Thất Sơn - vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang, bao gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Vùng đồi núi trập trùng này từ xa xưa đã chứa đựng bao điều huyền bí, linh thiêng và có mặt nhiều loài thú dữ.
Theo dòng thời gian, nhiều loài thú dữ lần lượt khuất bóng, nhiều điều huyền bí đã được giải mã, song nơi đây vẫn còn đó những hang động gắn liền với bao câu chuyện khiến người ta vừa kể vừa phải... rùng mình!
Vị trí hang Bác Vật Lang:
Ta lên núi Cấm lấy mốc là chùa Phật lớn (Trung tâm hành hương) đi về hướng tây tới chùa mới xây là Vạn Linh (hiện tại xây tượng Phật Di Lặc, với uy thế kỳ quang).
Rời chùa Vạn Linh đi tiếp khoảng vài trăm mét đến chỗ có tấm biển nhỏ có mũi tên, chữ “Hang Ông Thẻ và Bác Vật Lang” từ đó xuống, có dây nương theo mà đến miệng hang.
Chuyện kể rằng, sau khi thám hiểm hang sâu trở lên, Bác Vật Lang không còn nói năng gì nữa cho đến chết, khiến hang động ấy trở nên kỳ bí và được đặt theo tên ông.
Theo tài liệu ghi chép lại, hang Bác Vật Lang là hang sâu và bí ẩn nhất trong rất nhiều hang động trên núi Cấm - An Giang. Mãi cho đến hôm nay, dưới hang này có gì, sâu bao nhiêu và dẫn đến đâu vẫn là điều kỳ bí khiến nhiều người tò mò muốn biết.
Người về từ lòng núi
Bác Vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang, sinh năm 1880 ở làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc (nay là thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp). Ông là kỹ sư khoa học đầu tiên là người thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Lưu Văn Lang rất giỏi về chuyên môn và theo lời đồn đại có khả năng tiên đoán những điều sắp xảy ra, đoán biết thiên cơ... nên được gọi là quan Bác Vật hay Bác Vật Lang (tương đương nhà bác học lúc bấy giờ).
Bác Vật Lang được người Pháp kính nể. Có lần, một đoàn người Pháp tổ chức thám sát các hang trên núi Cấm và ông đi cùng. Đến một hang sâu gần đỉnh núi, mọi người cột dây thừng vào con khỉ rồi thả xuống. Một lúc sau, khi dây đã được thả rất dài thì nhẹ hẳn. Mọi người kéo dây lên thì con khỉ biến mất. Dấu vết để lại cho thấy giống như có ai đó cởi dây trói ra vậy. Đoàn thám sát tiếp tục cột dây vào một con chó thả xuống hang sâu. Đi một lúc sợi dây cũng nhẹ tênh, kéo lên con chó biến mất và dấu vết để lại cũng giống như lần trước. Cả đoàn nhốn nháo, hoang mang lo lắng không biết dưới hang sâu có ác thú hay điều gì kỳ bí nhưng không ai dám thân chinh xuống đó. Bác Vật Lang tự nguyện đi và cho mọi người cột dây vào người mình để thả xuống hang. Đi một lúc, mọi người cũng giật thót người khi sợi dây bị tháo bỏ mà Bác Vật Lang không thấy trở lại. Bóng đêm bao trùm, mọi người mệt mỏi tựa lưng vào vách đá, dán mắt vào miệng hang, hồi hộp...
Trời gần sáng, bất ngờ cả đoàn tỉnh giấc khi phát hiện Bác Vật Lang từ dưới hang sâu bò lên. Vậy là ông vẫn còn sống, nhưng chỉ ú ớ không nói một lời nào. Ông được đưa về bệnh viện ở Sài Gòn chữa trị, sức khỏe có phần bình phục nhưng cũng chẳng nói năng, cũng từ đó mà có câu ca:
Đàn kêu tích tịch tình tang
Đố ai biết được trong hang là gì?
Đàn kêu tích tịch tì tì
Đố ai biết được cái gì trong hang?
Về sau có một đoàn đại diện Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tới thăm và hỏi ông đã thấy gì trong hang. Ông trả lời chậm rãi: “Ở dưới núi là một... mâm cơm... dọn sẵn. Trên núi là một... cái lồng bàn, giở ra là... ăn... Các ông ráng... tu”. Đó là những câu nói cuối cùng của ông cho đến ngày nhắm mắt. Bác Vật Lang mất năm 1969 tại quê nhà, thọ 89 tuổi.
Đi hoài không giáp
Tuy nhiên, vị trí hang Bác Vật Lang trên núi Cấm đến hôm nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Những bậc cao niên thì khẳng định hang Bác Vật Lang từng chui xuống nằm ở vồ Bò Hong trên đỉnh núi, bên một vách đá cheo leo, hiểm trở. Người muốn tiếp cận miệng hang phải nắm rễ những cây gừa cổ thụ tuột xuống từ từ và thọt chân vào hang, hiện hang này đã bị lấp kín. Còn hang Bác Vật Lang hiện nay nằm bên trên điện ông Thẻ là không chính xác.
Ông Năm Tân, nhà ở ấp Vồ Đầu, núi Cấm nói những năm trước giải phóng, sư phụ ông (một thầy tu - PV) đã từng làm một chuyến thám hiểm hang Bác Vật Lang trên đỉnh Bò Hong. “Sư phụ tôi xuống hang cả ngày mà đi không giáp. Ông nói hang rất tối, rất rộng và có nhiều lối đi lắm. Thấy không thể thám hiểm được lâu vì không mang theo lương thực, ông đã trở lên”, ông Năm Tân kể.
Chúng tôi trở lại vồ Bò Hong nhưng tìm mãi vẫn không thấy dấu vết của hang này theo lời kể, nên quyết định thám sát hang Bác Vật Lang gần điện Ông Thẻ. Ông Đinh Phi Vân, người sống nhiều năm và rành mọi ngõ ngách trên núi Cấm, dẫn đường cho chúng tôi. Theo quan sát và dựa vào sự mô tả theo các tài liệu ghi chép lại thì hang này cũng rất giống với hang Bác Vật Lang xưa. Miệng hang cũng nằm bên vách đá cheo leo, sừng sững. Đường xuống hang có sợi dây thừng rất to để người thám hiểm có thể từ từ thả người xuống và đu ngược trở lên, nếu cần. Mua cái hột quẹt và 6 cây nến to, chúng tôi bắt đầu chui vào hang núi. Từng người một đánh đu trên sợi dây thừng. Xuống độ gần 10m, cửa hang nhỏ lại vì có một tảng đá chắn ngang. Chúng tôi phải mọp người chui qua tảng đá rồi mất hút vào trong bóng tối. Người trong hang và người bên ngoài không còn nhìn rõ nhau nữa, tiếng nói cũng rất khó nghe.
Cuộc thám hiểm mới thật sự bắt đầu. Cảm giác của tôi rối bời, vừa hứng khởi vừa hoang mang bởi không biết phía trước mình, trong mảng tối ấy có thứ gì, lỡ đối mặt với mãng xà thì làm sao tháo chạy? Bao nhiêu suy nghĩ, lo âu lẫn tò mò cứ vây lấy tôi. Cầm ngọn nến leo lét, tôi cố mở mắt đến hết cỡ để xác định vị trí, dò dẫm từng bước chân trong hang tối. Không khí dường như ngày càng ít lại, chúng tôi bắt đầu nghe mệt, hơi thở dồn dập và ngọn nến cứ tắt liên hồi.
Gần nửa ngày luẩn quẩn trong hang sâu, chỉ có bóng tối bao trùm và không khí ngột ngạt. Chúng tôi vẫn không phát hiện được gì vì tầm nhìn bị hạn chế, chỉ biết bên dưới hang có khá nhiều ngõ ngách, kẹt đá mà theo ông Vân thì cứ đi hoài vẫn còn lối, không sao đi giáp được. 6 ngọn nến và cái hột quẹt mới mua đều đã cháy rụi, sạch hết ga. Chúng tôi không còn gì để soi đường đành phải nhắm hướng có luồng gió nhè nhẹ, chút ánh sáng leo lét đi ra. Lần dò hồi lâu, chúng tôi trở lại được cửa hang, túm lấy sợi dây thừng, ngoi lên khỏi lòng đất đá...
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, ảnh sưu tầm
Theo dòng thời gian, nhiều loài thú dữ lần lượt khuất bóng, nhiều điều huyền bí đã được giải mã, song nơi đây vẫn còn đó những hang động gắn liền với bao câu chuyện khiến người ta vừa kể vừa phải... rùng mình!
Vị trí hang Bác Vật Lang:
Ta lên núi Cấm lấy mốc là chùa Phật lớn (Trung tâm hành hương) đi về hướng tây tới chùa mới xây là Vạn Linh (hiện tại xây tượng Phật Di Lặc, với uy thế kỳ quang).
Rời chùa Vạn Linh đi tiếp khoảng vài trăm mét đến chỗ có tấm biển nhỏ có mũi tên, chữ “Hang Ông Thẻ và Bác Vật Lang” từ đó xuống, có dây nương theo mà đến miệng hang.
Chuyện kể rằng, sau khi thám hiểm hang sâu trở lên, Bác Vật Lang không còn nói năng gì nữa cho đến chết, khiến hang động ấy trở nên kỳ bí và được đặt theo tên ông.
Theo tài liệu ghi chép lại, hang Bác Vật Lang là hang sâu và bí ẩn nhất trong rất nhiều hang động trên núi Cấm - An Giang. Mãi cho đến hôm nay, dưới hang này có gì, sâu bao nhiêu và dẫn đến đâu vẫn là điều kỳ bí khiến nhiều người tò mò muốn biết.
Người về từ lòng núi
Bác Vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang, sinh năm 1880 ở làng Tân Phú Đông, hạt Sa Đéc (nay là thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp). Ông là kỹ sư khoa học đầu tiên là người thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Lưu Văn Lang rất giỏi về chuyên môn và theo lời đồn đại có khả năng tiên đoán những điều sắp xảy ra, đoán biết thiên cơ... nên được gọi là quan Bác Vật hay Bác Vật Lang (tương đương nhà bác học lúc bấy giờ).
Bác Vật Lang được người Pháp kính nể. Có lần, một đoàn người Pháp tổ chức thám sát các hang trên núi Cấm và ông đi cùng. Đến một hang sâu gần đỉnh núi, mọi người cột dây thừng vào con khỉ rồi thả xuống. Một lúc sau, khi dây đã được thả rất dài thì nhẹ hẳn. Mọi người kéo dây lên thì con khỉ biến mất. Dấu vết để lại cho thấy giống như có ai đó cởi dây trói ra vậy. Đoàn thám sát tiếp tục cột dây vào một con chó thả xuống hang sâu. Đi một lúc sợi dây cũng nhẹ tênh, kéo lên con chó biến mất và dấu vết để lại cũng giống như lần trước. Cả đoàn nhốn nháo, hoang mang lo lắng không biết dưới hang sâu có ác thú hay điều gì kỳ bí nhưng không ai dám thân chinh xuống đó. Bác Vật Lang tự nguyện đi và cho mọi người cột dây vào người mình để thả xuống hang. Đi một lúc, mọi người cũng giật thót người khi sợi dây bị tháo bỏ mà Bác Vật Lang không thấy trở lại. Bóng đêm bao trùm, mọi người mệt mỏi tựa lưng vào vách đá, dán mắt vào miệng hang, hồi hộp...
Trời gần sáng, bất ngờ cả đoàn tỉnh giấc khi phát hiện Bác Vật Lang từ dưới hang sâu bò lên. Vậy là ông vẫn còn sống, nhưng chỉ ú ớ không nói một lời nào. Ông được đưa về bệnh viện ở Sài Gòn chữa trị, sức khỏe có phần bình phục nhưng cũng chẳng nói năng, cũng từ đó mà có câu ca:
Đàn kêu tích tịch tình tang
Đố ai biết được trong hang là gì?
Đàn kêu tích tịch tì tì
Đố ai biết được cái gì trong hang?
Về sau có một đoàn đại diện Giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tới thăm và hỏi ông đã thấy gì trong hang. Ông trả lời chậm rãi: “Ở dưới núi là một... mâm cơm... dọn sẵn. Trên núi là một... cái lồng bàn, giở ra là... ăn... Các ông ráng... tu”. Đó là những câu nói cuối cùng của ông cho đến ngày nhắm mắt. Bác Vật Lang mất năm 1969 tại quê nhà, thọ 89 tuổi.
Đi hoài không giáp
Tuy nhiên, vị trí hang Bác Vật Lang trên núi Cấm đến hôm nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Những bậc cao niên thì khẳng định hang Bác Vật Lang từng chui xuống nằm ở vồ Bò Hong trên đỉnh núi, bên một vách đá cheo leo, hiểm trở. Người muốn tiếp cận miệng hang phải nắm rễ những cây gừa cổ thụ tuột xuống từ từ và thọt chân vào hang, hiện hang này đã bị lấp kín. Còn hang Bác Vật Lang hiện nay nằm bên trên điện ông Thẻ là không chính xác.
Ông Năm Tân, nhà ở ấp Vồ Đầu, núi Cấm nói những năm trước giải phóng, sư phụ ông (một thầy tu - PV) đã từng làm một chuyến thám hiểm hang Bác Vật Lang trên đỉnh Bò Hong. “Sư phụ tôi xuống hang cả ngày mà đi không giáp. Ông nói hang rất tối, rất rộng và có nhiều lối đi lắm. Thấy không thể thám hiểm được lâu vì không mang theo lương thực, ông đã trở lên”, ông Năm Tân kể.
Chúng tôi trở lại vồ Bò Hong nhưng tìm mãi vẫn không thấy dấu vết của hang này theo lời kể, nên quyết định thám sát hang Bác Vật Lang gần điện Ông Thẻ. Ông Đinh Phi Vân, người sống nhiều năm và rành mọi ngõ ngách trên núi Cấm, dẫn đường cho chúng tôi. Theo quan sát và dựa vào sự mô tả theo các tài liệu ghi chép lại thì hang này cũng rất giống với hang Bác Vật Lang xưa. Miệng hang cũng nằm bên vách đá cheo leo, sừng sững. Đường xuống hang có sợi dây thừng rất to để người thám hiểm có thể từ từ thả người xuống và đu ngược trở lên, nếu cần. Mua cái hột quẹt và 6 cây nến to, chúng tôi bắt đầu chui vào hang núi. Từng người một đánh đu trên sợi dây thừng. Xuống độ gần 10m, cửa hang nhỏ lại vì có một tảng đá chắn ngang. Chúng tôi phải mọp người chui qua tảng đá rồi mất hút vào trong bóng tối. Người trong hang và người bên ngoài không còn nhìn rõ nhau nữa, tiếng nói cũng rất khó nghe.
Cuộc thám hiểm mới thật sự bắt đầu. Cảm giác của tôi rối bời, vừa hứng khởi vừa hoang mang bởi không biết phía trước mình, trong mảng tối ấy có thứ gì, lỡ đối mặt với mãng xà thì làm sao tháo chạy? Bao nhiêu suy nghĩ, lo âu lẫn tò mò cứ vây lấy tôi. Cầm ngọn nến leo lét, tôi cố mở mắt đến hết cỡ để xác định vị trí, dò dẫm từng bước chân trong hang tối. Không khí dường như ngày càng ít lại, chúng tôi bắt đầu nghe mệt, hơi thở dồn dập và ngọn nến cứ tắt liên hồi.
Gần nửa ngày luẩn quẩn trong hang sâu, chỉ có bóng tối bao trùm và không khí ngột ngạt. Chúng tôi vẫn không phát hiện được gì vì tầm nhìn bị hạn chế, chỉ biết bên dưới hang có khá nhiều ngõ ngách, kẹt đá mà theo ông Vân thì cứ đi hoài vẫn còn lối, không sao đi giáp được. 6 ngọn nến và cái hột quẹt mới mua đều đã cháy rụi, sạch hết ga. Chúng tôi không còn gì để soi đường đành phải nhắm hướng có luồng gió nhè nhẹ, chút ánh sáng leo lét đi ra. Lần dò hồi lâu, chúng tôi trở lại được cửa hang, túm lấy sợi dây thừng, ngoi lên khỏi lòng đất đá...
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien, ảnh sưu tầm
0 comments:
Post a Comment