Thiên nhiên thật hào phóng đã ban tặng cho miền đất phía tây Thanh Hoá nhiều danh lam thắng cảnh và thác nước đẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ, miền núi Thanh Hóa có tới hàng chục thác nước lớn nhỏ.
Nói đến những dòng thác tựa dải khăn voan từ trời cao đổ xuống, bao đời nay in đậm lòng người, dân gian thường nhắc đến thác Ma Hao (Lang Chánh), thác Voi (Thạch Thành), thác Trai gái ở Xuân Lẹ, thác Bảy tầng ở làng Mé, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) và huyện Bá Thước có thác Muốn (Điền Quang), thác Hiêu (xã Cổ Lũng)... Nhưng bài viết này chỉ nói đến thác Muốn ở đất Mường Khô huyện Bá Thước, một trong số những dòng thác có sức hấp dẫn và gọi mời du khách.
Cách thành phố Thanh Hóa chừng 100 km, theo Quốc lộ 217 ngược lên miền non cao, du khách sẽ gặp thác Muốn, còn gọi là thác Mơ kỳ thú và thơ mộng.
Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ làng Muốn, xã Điền Quang rồi len lỏi qua cánh rừng già, thấp dần độ cao đem dòng nước mát lành tưới tốt cho ruộng dưới nương trên của làng Mười và các làng mường rồi hoà vào dòng Mã giang hùng vĩ, đổ ra biển rộng. Mường Khô và dòng thác Muốn có tự lâu đời và mãi còn nhắc nhớ trong mo “Đẻ đất đẻ nước”.
Đồi Muốn nơi có dòng thác bạc tháng ngày tuôn chảy, xưa thuộc đất Mường Khô, một trong những mường cổ và là mường lớn nổi tiếng của tỉnh Thanh, sánh với Bi, Vang, Thàng, Động của tỉnh Hoà Bình. Người Mường Khô từ bao đời nay vẫn coi mình là Mường Trong để phân biệt với người Mường Ngoài.
Theo quốc lộ 45, qua thăm thành Tây Đô rồi hoà vào quốc lộ 217 ngược lên miền thượng du Bá Thước, cách thành phố Thanh Hóa chừng 100km, du khách sẽ được đắm mình vào thiên nhiên với những dòng thác hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng của Thác Mơ.
Thác Mơ thuộc xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hoá) được người dân bản địa gọi là Thác Muốn. “Muốn” là từ Việt - Mường được người dân nơi đây lý giải tên gọi ấy bằng một truyền thuyết vô cùng thú vị.
“Xưa kia, vùng đất này thuộc Mường Khô - một mường lớn nằm sát cạnh mường Ống (hoặc mường Úng) và mường Ai là một trong các mường rất cổ ở huyện miền núi Bá Thước. Ngày ấy có một đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, hai bên từng thề non, hẹn biển. Hàng ngày, chàng trai đi rừng săn bắn muông thú, cô gái ở nhà dệt cửi lấy vải thổ cẩm thêu váy áo chờ ngày sánh duyên cùng chàng trai. Tình yêu của họ tưởng sẽ thành hiện thực nhưng gia đình hai bên lại không bằng lòng. Một ngày nọ, chàng trai và cô gái cùng trèo lên đỉnh núi nắm chặt tay nhau, nhìn về phía bản làng và gia đình. Khi ông mặt trời chuẩn bị khuất sau rặng núi, họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả, không ai biết họ đi về đâu”… Từ đó, đỉnh núi ấy được người dân nơi đây gọi tên “đồi Muốn” để tưởng nhớ đôi nam nữ của bản mình rất muốn nên duyên vợ chồng. Sau này nhiều du khách đến đây du ngoạn đã đặt tên mới cho Thác Muốn thành Thác Mơ.
Dòng suối Mơ bắt nguồn từ đỉnh núi Muốn có độ cao hơn ba trăm mét. Ở đỉnh núi ấy có một thung lũng rộng vài hécta, xung quanh đều có núi đá bao bọc. Nước từ trong các khe núi đá chảy vào lòng thung rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào sông Mã hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn.
Ấn tượng để lại trong lòng du khách là sau khi vượt được quá nửa thác Muốn, cơ thể dường như thấm mệt thì bỗng hiện ra trước mắt ta thác Gió. Thác Gió có vẻ đẹp nên thơ với thác nước trắng xoá đổ xuống tạo thành một mó nước xanh thẳm. Lấy tay chụm lại vốc nước uống từng ngụm nhỏ, sự mát lành tinh khiết thấm sâu đến tận tâm can, cùng lúc ấy không biết từ đâu có nhiều ngọn gió ùa về khiến hồn ta mát rượi, xua tan sự mệt nhọc, khiến mỗi bước chân ngược lên phía trước chinh phục ngọn thác được chắp thêm đôi cánh.
Chưa hết, khi ngỡ như đầu ta chạm với bầu trời thì Bến Bai - một trong số 43 thác nước đã hiện ra trong mịt mù hơi nước như khói như mây mờ ảo. Bến Bai - thác nước không chỉ đẹp mà còn thiêng. Tương truyền thiếu nữ Mường uống nước Bến Bai và lấy nước về để tắm thì không chỉ đẹp người mà tâm hồn còn trắng trong, thơm thảo ; con trai uống nước sẽ trở nên tài trí và sức khoẻ hơn người.
Cùng với 43 thác nước lớn nhỏ thác Muốn còn có 3 hang động, đó là: hang Mộng, hang Bụt và hang Bến Bai. Trong hang có nhiều nhũ đá rủ xuống tựa như: cây cột chống trời, đài sen, hình đôi nam nữ đang trao duyên trao tình, quả phật thủ, mâm xôi, hình con ngựa, cá sấu, chim công... muôn hình, muôn vẻ theo trí tưởng tượng của người đời đã thổi hồn cho từng thạch nhũ để những nhũ đá vô tri ấy bỗng nhiên trở nên hấp dẫn lạ kỳ và ánh lên sắc màu lung linh, huyền ảo.
Nước trong hang không sâu lắm, du khách có thể dễ dàng lội qua để tận thấy và thoả thích ngắm nhìn các tuyệt tác đá do thiên nhiên tạo tác. Trong lòng hang và ẩn dưới từng kẽ đá nơi dòng thác chảy qua có rất nhiều cua đá và cá, tôm...
Trên Đồi Muốn và những cánh rừng đại ngàn ở Điền Quang vẫn còn rất nhiều loại cây gỗ quý như: mài lái, kiêng, dổi, vàng tâm, lim, lát..., nhiều loài động vật quý hiếm như hươu, nai, lợn rừng, sơn dương, khỉ, cày hương, sóc, nhím, chim muông các loại và các loại cây, thảo dược quý hiếm dùng làm thuốc chữa bệnh và gia vị chế biến món ăn.
Đến với Điền Quang - Mường Khô, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Muốn, thả hồn mình bay bổng theo truyền thuyết về tình yêu của đôi trai tài gái sắc mà còn được gặp gỡ, chuyện trò với người Mường nơi đây nhân hậu, rộng lòng mến khách, ở lại và sinh hoạt với người dân bản địa trong nếp nhà sàn truyền thống, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm, thưởng thức rượu cần và văn hoá ẩm thực xứ Mường với:
“Muốn ăn ngô thì ra Rằm Tám
Muốn ăn cơm gạo tám thì vào làng Mười”.
Và, cơm đồ, cơm lam, lợn thui, canh đắng... Điều đặc biệt đến với người và đất nơi đây khi chia xa lòng du khách mãi còn lưu luyến với hội xuống đồng - cầu cho mùa màng tươi tốt, hội Pồn Pông - hát múa chung quanh cây hoa, hội xéc bùa - chúc phúc đầu năm mới... với tiếng cồng, tiếng chiêng ngân nga lan đến làng gần và tận cả mường xa.
Với nguồn tài nguyên vô cùng quý giá được thiên nhiên ban tặng, quần thể Thác Mơ đã được xếp hạng Di tích Danh lam Thắng cảnh năm 2006.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ NLĐ, DaylyInfo
Về huyền tích của thác Muốn, người Mường Khô kể rằng: Trên đỉnh Đồi Muốn - nơi cư trú của chòm Don có một mó nước trong vắt, soi bóng cầu vồng bảy sắc ẩn hiện trong nắng ban mai. Bên cạnh mó nước có ngôi nhà sàn của đôi vợ chồng nọ chăm lam chăm làm, thật thà nhân hậu, đã luống tuổi mà chưa có một mụn con.
Thế rồi trời thương tình và hiểu thấu niềm khát khao của họ, vào một đêm mưa to gió lớn, rừng cây nghiêng ngả, Thiên đình đã sai một tiên nữ đầu thai vào gia đình nọ, sau 18 tháng 20 ngày thì sinh ra một bé gái nước da trắng ngần, trông thật đáng yêu. Càng lớn thiếu nữ càng trở nên xinh đẹp:
“Má hồng trắng bóc
Vóc mình trắng trong
Cổ cao ba ngấn”.
Nụ cười rạng rỡ như đoá hoa Bông Trăng mùa xuân toả hương, khoe sắc. Cô gái có tài xe bông kéo sợi, khiến cho những tấm vải, áo váy do cô thêu dệt như hội đủ cảnh sắc cây cỏ, chim muông của núi rừng tụ lại. Vừa luôn tay bên khung cửi, trái tim nàng luôn cất lời ca với làn điệu xường, đang làm rạo rực cả bản mường, khiến chim rừng cũng ríu rít hoà theo. Thiếu nữ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết nên được bản mường, và:
“Mẹ cha quý con như vàng
Mẹ cha cưng con như hòn ngọc”.
Một buổi mai, nàng ra mó nước vo gạo đồ xôi và bắt gặp một chàng trai tuấn tú trên đường đi săn đang dừng chân cho con ngựa trắng uống nước. Họ bắt gặp nhau, đôi má hồng ửng đỏ, lòng bỗng xốn xang, mắt dừng lâu trong mắt, lâu rồi chàng trai ướm hỏi:
“Vũng cá suối sâu nhà em
Đã ai buông chài thả lưới
Rừng măng ngọt bên đồi
Đã ai bỏ thuổng tra dao
Em còn ở nhà hay đã đi làm dâu nhà người?”
Và, khi nghe cô gái nói:
“Trầu nhà em chưa có người hái
Bái nhà em hãy còn bỏ không”
thì con tim chàng trai tự hát thành lời:
“Đất Mường ta cơm trắng
Nước Mường ta nước trong
Đất Mường ta lắm moong nhiều cá
Cả hai về thưa mẹ thưa cha
Cho hai nhà trở thành Khe Mộng...”.
Họ gặp gỡ, trải lòng cùng nhau cho tới khi:
“Lúc ấy mặt trời bên đông sắp rạng
Chàng đứng dậy xin về
Nàng cầm tay kéo xuống
Anh ơi ở lại bàn cho đôi ta nên cửa nên nhà...”.
Họ ước nguyện cùng nhau để tháng tốt ngày lành nên duyên chồng vợ. Khi chia tay nàng cầu chúc cho chàng:
“Đi đường sông nước mát mái thuận chèo
Đi đường rừng qua eo không vướng dây vướng chạc...”
Và, chàng hẹn:
“Anh trở lại nhà
Em dệt lĩnh còn anh đánh cá
Bố mẹ nhà em không còn phải ăn rau vả
Không phải còn ăn lá rau xanh
Cơm tốt canh lành có anh kiếm lấy”.
Thế nhưng đã mấy bận trăng khuyết, mấy mùa hoa Bông Trăng nở lại tàn mà chẳng thấy chàng trai quay trở lại, nghe hung tin chàng trai giỏi giang, hào hiệp kia đã gặp hoạ ở Hang Lòn bởi một đàn gấu lớn chặn đường cướp đi sinh mạng giữa rừng đêm heo hút. Thiếu nữ không tin điều đó là sự thật vẫn đinh ninh lời hẹn ước ngồi bên mó nước đợi chờ chàng, nước mắt chảy ròng hết tháng này qua năm nọ, nhiều đến nỗi hoá thành dòng thác.
Nói đến những dòng thác tựa dải khăn voan từ trời cao đổ xuống, bao đời nay in đậm lòng người, dân gian thường nhắc đến thác Ma Hao (Lang Chánh), thác Voi (Thạch Thành), thác Trai gái ở Xuân Lẹ, thác Bảy tầng ở làng Mé, xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) và huyện Bá Thước có thác Muốn (Điền Quang), thác Hiêu (xã Cổ Lũng)... Nhưng bài viết này chỉ nói đến thác Muốn ở đất Mường Khô huyện Bá Thước, một trong số những dòng thác có sức hấp dẫn và gọi mời du khách.
Cách thành phố Thanh Hóa chừng 100 km, theo Quốc lộ 217 ngược lên miền non cao, du khách sẽ gặp thác Muốn, còn gọi là thác Mơ kỳ thú và thơ mộng.
Thác Muốn nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển, khởi đầu từ làng Muốn, xã Điền Quang rồi len lỏi qua cánh rừng già, thấp dần độ cao đem dòng nước mát lành tưới tốt cho ruộng dưới nương trên của làng Mười và các làng mường rồi hoà vào dòng Mã giang hùng vĩ, đổ ra biển rộng. Mường Khô và dòng thác Muốn có tự lâu đời và mãi còn nhắc nhớ trong mo “Đẻ đất đẻ nước”.
Đồi Muốn nơi có dòng thác bạc tháng ngày tuôn chảy, xưa thuộc đất Mường Khô, một trong những mường cổ và là mường lớn nổi tiếng của tỉnh Thanh, sánh với Bi, Vang, Thàng, Động của tỉnh Hoà Bình. Người Mường Khô từ bao đời nay vẫn coi mình là Mường Trong để phân biệt với người Mường Ngoài.
Theo quốc lộ 45, qua thăm thành Tây Đô rồi hoà vào quốc lộ 217 ngược lên miền thượng du Bá Thước, cách thành phố Thanh Hóa chừng 100km, du khách sẽ được đắm mình vào thiên nhiên với những dòng thác hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng của Thác Mơ.
Thác Mơ thuộc xã Điền Quang, huyện Bá Thước (Thanh Hoá) được người dân bản địa gọi là Thác Muốn. “Muốn” là từ Việt - Mường được người dân nơi đây lý giải tên gọi ấy bằng một truyền thuyết vô cùng thú vị.
“Xưa kia, vùng đất này thuộc Mường Khô - một mường lớn nằm sát cạnh mường Ống (hoặc mường Úng) và mường Ai là một trong các mường rất cổ ở huyện miền núi Bá Thước. Ngày ấy có một đôi nam nữ yêu nhau tha thiết, hai bên từng thề non, hẹn biển. Hàng ngày, chàng trai đi rừng săn bắn muông thú, cô gái ở nhà dệt cửi lấy vải thổ cẩm thêu váy áo chờ ngày sánh duyên cùng chàng trai. Tình yêu của họ tưởng sẽ thành hiện thực nhưng gia đình hai bên lại không bằng lòng. Một ngày nọ, chàng trai và cô gái cùng trèo lên đỉnh núi nắm chặt tay nhau, nhìn về phía bản làng và gia đình. Khi ông mặt trời chuẩn bị khuất sau rặng núi, họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả, không ai biết họ đi về đâu”… Từ đó, đỉnh núi ấy được người dân nơi đây gọi tên “đồi Muốn” để tưởng nhớ đôi nam nữ của bản mình rất muốn nên duyên vợ chồng. Sau này nhiều du khách đến đây du ngoạn đã đặt tên mới cho Thác Muốn thành Thác Mơ.
Dòng suối Mơ bắt nguồn từ đỉnh núi Muốn có độ cao hơn ba trăm mét. Ở đỉnh núi ấy có một thung lũng rộng vài hécta, xung quanh đều có núi đá bao bọc. Nước từ trong các khe núi đá chảy vào lòng thung rồi từ đó đổ xuống sườn núi tạo thành nhiều tầng thác liên hoàn kế tiếp nhau như hình bậc thang. Trườn qua 43 tầng thác lớn, nhỏ, cao, thấp khác nhau với chỉ toàn đá, nước và cây rừng trùm kín, dòng suối đổ ra sông Đại Lạn nhập vào sông Mã hùng vĩ. Điều đặc biệt thú vị khi du khách đến với Thác Mơ là có thể trèo lên 43 tầng thác mà không cần phải bỏ dép bởi loại đá ở đây là đá cát (giống như đá mài), mòn nhẵn nhưng không hề trơn.
Ấn tượng để lại trong lòng du khách là sau khi vượt được quá nửa thác Muốn, cơ thể dường như thấm mệt thì bỗng hiện ra trước mắt ta thác Gió. Thác Gió có vẻ đẹp nên thơ với thác nước trắng xoá đổ xuống tạo thành một mó nước xanh thẳm. Lấy tay chụm lại vốc nước uống từng ngụm nhỏ, sự mát lành tinh khiết thấm sâu đến tận tâm can, cùng lúc ấy không biết từ đâu có nhiều ngọn gió ùa về khiến hồn ta mát rượi, xua tan sự mệt nhọc, khiến mỗi bước chân ngược lên phía trước chinh phục ngọn thác được chắp thêm đôi cánh.
Chưa hết, khi ngỡ như đầu ta chạm với bầu trời thì Bến Bai - một trong số 43 thác nước đã hiện ra trong mịt mù hơi nước như khói như mây mờ ảo. Bến Bai - thác nước không chỉ đẹp mà còn thiêng. Tương truyền thiếu nữ Mường uống nước Bến Bai và lấy nước về để tắm thì không chỉ đẹp người mà tâm hồn còn trắng trong, thơm thảo ; con trai uống nước sẽ trở nên tài trí và sức khoẻ hơn người.
Cùng với 43 thác nước lớn nhỏ thác Muốn còn có 3 hang động, đó là: hang Mộng, hang Bụt và hang Bến Bai. Trong hang có nhiều nhũ đá rủ xuống tựa như: cây cột chống trời, đài sen, hình đôi nam nữ đang trao duyên trao tình, quả phật thủ, mâm xôi, hình con ngựa, cá sấu, chim công... muôn hình, muôn vẻ theo trí tưởng tượng của người đời đã thổi hồn cho từng thạch nhũ để những nhũ đá vô tri ấy bỗng nhiên trở nên hấp dẫn lạ kỳ và ánh lên sắc màu lung linh, huyền ảo.
Nước trong hang không sâu lắm, du khách có thể dễ dàng lội qua để tận thấy và thoả thích ngắm nhìn các tuyệt tác đá do thiên nhiên tạo tác. Trong lòng hang và ẩn dưới từng kẽ đá nơi dòng thác chảy qua có rất nhiều cua đá và cá, tôm...
Trên Đồi Muốn và những cánh rừng đại ngàn ở Điền Quang vẫn còn rất nhiều loại cây gỗ quý như: mài lái, kiêng, dổi, vàng tâm, lim, lát..., nhiều loài động vật quý hiếm như hươu, nai, lợn rừng, sơn dương, khỉ, cày hương, sóc, nhím, chim muông các loại và các loại cây, thảo dược quý hiếm dùng làm thuốc chữa bệnh và gia vị chế biến món ăn.
Đến với Điền Quang - Mường Khô, du khách không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Muốn, thả hồn mình bay bổng theo truyền thuyết về tình yêu của đôi trai tài gái sắc mà còn được gặp gỡ, chuyện trò với người Mường nơi đây nhân hậu, rộng lòng mến khách, ở lại và sinh hoạt với người dân bản địa trong nếp nhà sàn truyền thống, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm, thưởng thức rượu cần và văn hoá ẩm thực xứ Mường với:
“Muốn ăn ngô thì ra Rằm Tám
Muốn ăn cơm gạo tám thì vào làng Mười”.
Và, cơm đồ, cơm lam, lợn thui, canh đắng... Điều đặc biệt đến với người và đất nơi đây khi chia xa lòng du khách mãi còn lưu luyến với hội xuống đồng - cầu cho mùa màng tươi tốt, hội Pồn Pông - hát múa chung quanh cây hoa, hội xéc bùa - chúc phúc đầu năm mới... với tiếng cồng, tiếng chiêng ngân nga lan đến làng gần và tận cả mường xa.
Với nguồn tài nguyên vô cùng quý giá được thiên nhiên ban tặng, quần thể Thác Mơ đã được xếp hạng Di tích Danh lam Thắng cảnh năm 2006.
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ NLĐ, DaylyInfo
Về huyền tích của thác Muốn, người Mường Khô kể rằng: Trên đỉnh Đồi Muốn - nơi cư trú của chòm Don có một mó nước trong vắt, soi bóng cầu vồng bảy sắc ẩn hiện trong nắng ban mai. Bên cạnh mó nước có ngôi nhà sàn của đôi vợ chồng nọ chăm lam chăm làm, thật thà nhân hậu, đã luống tuổi mà chưa có một mụn con.
Thế rồi trời thương tình và hiểu thấu niềm khát khao của họ, vào một đêm mưa to gió lớn, rừng cây nghiêng ngả, Thiên đình đã sai một tiên nữ đầu thai vào gia đình nọ, sau 18 tháng 20 ngày thì sinh ra một bé gái nước da trắng ngần, trông thật đáng yêu. Càng lớn thiếu nữ càng trở nên xinh đẹp:
“Má hồng trắng bóc
Vóc mình trắng trong
Cổ cao ba ngấn”.
Nụ cười rạng rỡ như đoá hoa Bông Trăng mùa xuân toả hương, khoe sắc. Cô gái có tài xe bông kéo sợi, khiến cho những tấm vải, áo váy do cô thêu dệt như hội đủ cảnh sắc cây cỏ, chim muông của núi rừng tụ lại. Vừa luôn tay bên khung cửi, trái tim nàng luôn cất lời ca với làn điệu xường, đang làm rạo rực cả bản mường, khiến chim rừng cũng ríu rít hoà theo. Thiếu nữ vừa đẹp người lại vừa đẹp nết nên được bản mường, và:
“Mẹ cha quý con như vàng
Mẹ cha cưng con như hòn ngọc”.
Một buổi mai, nàng ra mó nước vo gạo đồ xôi và bắt gặp một chàng trai tuấn tú trên đường đi săn đang dừng chân cho con ngựa trắng uống nước. Họ bắt gặp nhau, đôi má hồng ửng đỏ, lòng bỗng xốn xang, mắt dừng lâu trong mắt, lâu rồi chàng trai ướm hỏi:
“Vũng cá suối sâu nhà em
Đã ai buông chài thả lưới
Rừng măng ngọt bên đồi
Đã ai bỏ thuổng tra dao
Em còn ở nhà hay đã đi làm dâu nhà người?”
Và, khi nghe cô gái nói:
“Trầu nhà em chưa có người hái
Bái nhà em hãy còn bỏ không”
thì con tim chàng trai tự hát thành lời:
“Đất Mường ta cơm trắng
Nước Mường ta nước trong
Đất Mường ta lắm moong nhiều cá
Cả hai về thưa mẹ thưa cha
Cho hai nhà trở thành Khe Mộng...”.
Họ gặp gỡ, trải lòng cùng nhau cho tới khi:
“Lúc ấy mặt trời bên đông sắp rạng
Chàng đứng dậy xin về
Nàng cầm tay kéo xuống
Anh ơi ở lại bàn cho đôi ta nên cửa nên nhà...”.
Họ ước nguyện cùng nhau để tháng tốt ngày lành nên duyên chồng vợ. Khi chia tay nàng cầu chúc cho chàng:
“Đi đường sông nước mát mái thuận chèo
Đi đường rừng qua eo không vướng dây vướng chạc...”
Và, chàng hẹn:
“Anh trở lại nhà
Em dệt lĩnh còn anh đánh cá
Bố mẹ nhà em không còn phải ăn rau vả
Không phải còn ăn lá rau xanh
Cơm tốt canh lành có anh kiếm lấy”.
Thế nhưng đã mấy bận trăng khuyết, mấy mùa hoa Bông Trăng nở lại tàn mà chẳng thấy chàng trai quay trở lại, nghe hung tin chàng trai giỏi giang, hào hiệp kia đã gặp hoạ ở Hang Lòn bởi một đàn gấu lớn chặn đường cướp đi sinh mạng giữa rừng đêm heo hút. Thiếu nữ không tin điều đó là sự thật vẫn đinh ninh lời hẹn ước ngồi bên mó nước đợi chờ chàng, nước mắt chảy ròng hết tháng này qua năm nọ, nhiều đến nỗi hoá thành dòng thác.
0 comments:
Post a Comment