Nhiều người đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng, Quảng Nam, có thể nhớ và kể vanh vách những ký ức về quần đảo Cát Vàng, nơi họ từng ra công tác. Những người mà PV Tiền Phong trò chuyện dưới đây là một trong số ấy.
Giữ đảo - bao dung và quyết liệt
85 tuổi, ông Lữ Điều (quận Thanh Khê - Đà Nẵng) quắc thước, đi lại nhanh nhẹn, giọng oang oang. Ông chỉ hơi lãng tai, hậu quả của những năm tháng quân ngũ. Đặc biệt, tâm trí của ông Điều vẫn như in những tháng ngày tươi đẹp ở Hoàng Sa.
Với ông, 3 tháng quân ngũ ở hòn đảo quê hương giữa trùng khơi sẽ không bao giờ quên, bởi ở đó, ông đã có những kỷ niệm, đẹp và dữ dội.
28 tuổi, chàng thanh niên xứ biển Nam Ô (quận Liên Chiểu - Đà Nẵng bây giờ) chỉ mới bước ra khỏi lũy tre làng đúng 2 năm quân ngũ. Bỗng chốc một ngày, trát kêu gọi đi Hoàng Sa của Quốc trưởng Bảo Đại về Nam Ô. Làng ven biển xôn xao, bởi với họ, Hoàng Sa lúc đó dường như ở đâu xa thẳm. Chàng trai Lữ Điều không hề mảy may lo lắng, lập tức xung phong đi Hoàng Sa.
“Làng biển Nam Ô, chỉ duy nhất tui và ông Lê Hữu xung phong đi Hoàng Sa. Ông Hữu mất rồi, tui đã già, nhưng 3 tháng ở đảo không lúc nào phai mờ” - Ông Điều nhớ lại. Một ngày hè tháng 7-1952, ông cùng nhiều anh em ở khắp vùng miền bước chân lên chiến hạm ra Hoàng Sa.
< Ông Lữ Điều với những tờ nhật ký ghi lại tháng ngày ở Hoàng Sa.
Thế nhưng, có đặt chân lên Hoàng Sa mới biết, không hề đơn giản như ông nghĩ. Ông không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó là tháng 7, trời nắng chang chang, biển lặng bình yên xanh biếc, tàu lớn chở băng băng ra Hoàng Sa. Một trung đội như vậy gồm 32 người, đủ mọi thành phần, từ Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Khoảng 4 - 5 người làm nhiệm vụ ở nha khí tượng Sài Gòn (cũ), số còn lại được trang bị súng ống với nhiệm vụ giữ đảo.
Dù là tàu lớn, nhưng chuyến hải trình ra Hoàng Sa lần đầu trong đời của ông Điều cũng phải mất tới 24 tiếng đồng hồ. Chỉ có ông và ông Lê Hữu cùng mấy người khác vốn là trai xứ biển nên không say sóng. Số còn lại nằm bẹp, dù biển lặng. Hai ngày sau, khoảng 5 giờ chiều tàu cập Hoàng Sa, cả trung đội hò reo, vui sướng khôn tả. Vui sướng chỉ bởi một lý do duy nhất: Hoàng Sa quá đẹp.
Ba tháng đóng quân ở Hoàng Sa, quãng thời gian mà ông nói là sống ở thiên đường, chỉ không có một chữ “nếu” duy nhất. “Hoàng Sa đẹp như tranh vẽ, khí hậu mát mẻ trong lành, biển khơi thì tôm cá mực nhiều vô kể, muốn ăn chỉ cần cầm xiên, dao xuống biển là có. Bọn tui chỉ canh cánh điều duy nhất là làm sao giữ đảo vững vàng” - ông Điều cho biết.
Ông Điều nhớ, mới ra Hoàng Sa được một tuần, trong lúc gác, tàu cá Trung Quốc đã vào đảo. “Tui nhớ kỹ quân giữ đảo kíp trước dặn rằng, cần phải cương quyết nhưng khôn khéo. Lần này cũng vậy, tàu cá vào đảo, mấy ngư dân nước họ đổ bộ lên, đi lại ngó nghiêng.
< Cảnh sát biển Việt Nam dõi theo ngư dân.
Chúng tôi ra nói thẳng, đây là hòn đảo của Việt Nam, thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, mấy ông vào có việc gì phải xin phép đàng hoàng. Họ nói tàu bị hết nước ngọt, vào xin. Chúng tôi vui vẻ cấp nước ngọt, cho cả lương thực nữa, họ cảm động lắm.
Lúc tàu họ quay ra khơi, tui dặn kỹ thuyền trưởng: Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ tàu cá của các anh khi hoạn nạn, nhưng xin nhớ kỹ, đây là đảo của chúng tôi. Họ líu ríu nghe lời và đi thẳng” - tia mắt ông Điều như sáng lên khi kể về lần “đẩy đuổi” tàu Trung Quốc vào năm 1952 ra khỏi Hoàng Sa.
Lần khác, khi trung đội của ông sắp rời Hoàng Sa, một tàu cá Trung Quốc cập đảo xin được cấp cứu, trên tàu, một thuyền viên đang bệnh nặng. Ông Điều cùng y tá trên đảo thức trắng đêm chữa bệnh cho ngư dân này. Hôm sau, bệnh thuyên giảm. Tàu cá Trung Quốc quá cảm kích đã tặng cho ông bộ lưỡi câu mực. “Tui đưa bộ lưỡi câu về Đà Nẵng đánh cá, thời gian sau thì mất. Đến giờ vẫn thấy tiếc” - ông Điều chặc lưỡi.
Hoàng Sa như ngấm vào máu...
Đã rất già và ít nhiều quên lãng, nhưng với ông Mai Tiễn (Nam Ô - Liên Chiểu, Đà Nẵng) thì quãng đời ở Hoàng Sa luôn được lưu lại. Ông Tiễn xung phong ra Hoàng Sa mùa hè 1970, trong chế độ Sài Gòn cũ. Xung phong tới 2 lần trong 2 năm liên tiếp.
< "Có ra mới biết, cuộc sống ở Hoàng Sa như thiên đường. Bây giờ, tui vẫn ước gì được quay lại, sống nốt quãng đời ở đó." - Ông Mai Tiễn .
“Lần đầu đi, vợ con phản đối dữ lắm, ai cũng nói ra đó là bỏ mạng, không đường về. Nhưng có ra mới biết, cuộc sống ở Hoàng Sa như thiên đường. Bây giờ, tui vẫn ước gì được quay lại, sống nốt quãng đời ở đó” - ông Tiễn trầm ngâm.
Cũng như những người đã ra đảo lần trước, nhiệm vụ của ông Tiễn là cầm súng giữ Hoàng Sa, nhưng quãng thời gian ông đi, tình hình ở Hoàng Sa phức tạp hơn nhiều bởi tàu nước ngoài thường xuyên vào quấy nhiễu. “Chúng tôi luôn canh gác cẩn mật, hệ thống liên lạc từ đảo về Đà Nẵng, Sài Gòn được nối thông 24/24. Chúng tôi ghi chép và báo cáo lại từng chi tiết nhỏ” - ông Tiễn kể.
Những ngày cuối cùng trên Hoàng Sa trong lần thứ nhất ra đảo, ông Tiễn bị biến chứng sa ruột, phải cấp tốc lên tàu về đất liền chữa trị. Nhưng, chỉ sau 3 tháng nghỉ dưỡng, khi bệnh tình thuyên giảm, ông lại làm đơn xung phong đi Hoàng Sa.
“Chúng tôi canh đảo, làm chung với các anh bên đội khí tượng, cùng ăn uống chia sẻ thực phẩm. Dầu ăn, mắm muối đã có tàu thường xuyên ra cung cấp, gạo thì dự trữ. Tui lại thường xuyên xuống biển xiên được cá, mực. Sống trên đảo khí hậu trong lành, ăn hải sản tươi thường xuyên, ai cũng phương phi khỏe mạnh. Tui trở về có mang theo một vỏ ốc u lớn từ Hoàng Sa, sau cho người em làm tù và đi thổi ở các hội hè”.
Vợ ông Tiễn, bà Bùi Thị Giai nói: Giờ ổng quên nhiều, nhưng mấy năm trước, bọn trẻ thường tụ tập nghe ổng kể chuyện giữ đảo Hoàng Sa, đứa nào cũng thích thú. Hoàng Sa giờ như thấm vào máu ổng rồi.
Sau lần trở về thứ 2 từ Hoàng Sa, người đàn ông xứ biển Mai Tiễn không còn cơ hội ra đó nữa, bởi thế, giờ đây dù sống sát bên bờ biển, ngày ngày thấm đượm mùi tanh nồng của cá tôm, nhưng tâm tưởng ông Tiễn vẫn hướng về Hoàng Sa. Cũng như ông Lữ Điều, điều hối hận nhất của ông Tiễn là không giữ lại chút kỷ vật nào từ Hoàng Sa, hòn đảo mà cả hai ông khó còn cơ hội quay lại
Du lịch, GO! - Theo báo Tiền Phong
Du lịch, GO!: Hoàng Sa, ngày ấy không quên...
Du lịch, GO!: Đất trời Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa trong ký ức nhiều thế hệ người Việt Nam
Giữ đảo - bao dung và quyết liệt
85 tuổi, ông Lữ Điều (quận Thanh Khê - Đà Nẵng) quắc thước, đi lại nhanh nhẹn, giọng oang oang. Ông chỉ hơi lãng tai, hậu quả của những năm tháng quân ngũ. Đặc biệt, tâm trí của ông Điều vẫn như in những tháng ngày tươi đẹp ở Hoàng Sa.
Với ông, 3 tháng quân ngũ ở hòn đảo quê hương giữa trùng khơi sẽ không bao giờ quên, bởi ở đó, ông đã có những kỷ niệm, đẹp và dữ dội.
28 tuổi, chàng thanh niên xứ biển Nam Ô (quận Liên Chiểu - Đà Nẵng bây giờ) chỉ mới bước ra khỏi lũy tre làng đúng 2 năm quân ngũ. Bỗng chốc một ngày, trát kêu gọi đi Hoàng Sa của Quốc trưởng Bảo Đại về Nam Ô. Làng ven biển xôn xao, bởi với họ, Hoàng Sa lúc đó dường như ở đâu xa thẳm. Chàng trai Lữ Điều không hề mảy may lo lắng, lập tức xung phong đi Hoàng Sa.
“Làng biển Nam Ô, chỉ duy nhất tui và ông Lê Hữu xung phong đi Hoàng Sa. Ông Hữu mất rồi, tui đã già, nhưng 3 tháng ở đảo không lúc nào phai mờ” - Ông Điều nhớ lại. Một ngày hè tháng 7-1952, ông cùng nhiều anh em ở khắp vùng miền bước chân lên chiến hạm ra Hoàng Sa.
< Ông Lữ Điều với những tờ nhật ký ghi lại tháng ngày ở Hoàng Sa.
Thế nhưng, có đặt chân lên Hoàng Sa mới biết, không hề đơn giản như ông nghĩ. Ông không nhớ rõ là ngày nào, nhưng đó là tháng 7, trời nắng chang chang, biển lặng bình yên xanh biếc, tàu lớn chở băng băng ra Hoàng Sa. Một trung đội như vậy gồm 32 người, đủ mọi thành phần, từ Huế đến Đà Nẵng, Quảng Nam. Khoảng 4 - 5 người làm nhiệm vụ ở nha khí tượng Sài Gòn (cũ), số còn lại được trang bị súng ống với nhiệm vụ giữ đảo.
Dù là tàu lớn, nhưng chuyến hải trình ra Hoàng Sa lần đầu trong đời của ông Điều cũng phải mất tới 24 tiếng đồng hồ. Chỉ có ông và ông Lê Hữu cùng mấy người khác vốn là trai xứ biển nên không say sóng. Số còn lại nằm bẹp, dù biển lặng. Hai ngày sau, khoảng 5 giờ chiều tàu cập Hoàng Sa, cả trung đội hò reo, vui sướng khôn tả. Vui sướng chỉ bởi một lý do duy nhất: Hoàng Sa quá đẹp.
Ba tháng đóng quân ở Hoàng Sa, quãng thời gian mà ông nói là sống ở thiên đường, chỉ không có một chữ “nếu” duy nhất. “Hoàng Sa đẹp như tranh vẽ, khí hậu mát mẻ trong lành, biển khơi thì tôm cá mực nhiều vô kể, muốn ăn chỉ cần cầm xiên, dao xuống biển là có. Bọn tui chỉ canh cánh điều duy nhất là làm sao giữ đảo vững vàng” - ông Điều cho biết.
Ông Điều nhớ, mới ra Hoàng Sa được một tuần, trong lúc gác, tàu cá Trung Quốc đã vào đảo. “Tui nhớ kỹ quân giữ đảo kíp trước dặn rằng, cần phải cương quyết nhưng khôn khéo. Lần này cũng vậy, tàu cá vào đảo, mấy ngư dân nước họ đổ bộ lên, đi lại ngó nghiêng.
< Cảnh sát biển Việt Nam dõi theo ngư dân.
Chúng tôi ra nói thẳng, đây là hòn đảo của Việt Nam, thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, mấy ông vào có việc gì phải xin phép đàng hoàng. Họ nói tàu bị hết nước ngọt, vào xin. Chúng tôi vui vẻ cấp nước ngọt, cho cả lương thực nữa, họ cảm động lắm.
Lúc tàu họ quay ra khơi, tui dặn kỹ thuyền trưởng: Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ tàu cá của các anh khi hoạn nạn, nhưng xin nhớ kỹ, đây là đảo của chúng tôi. Họ líu ríu nghe lời và đi thẳng” - tia mắt ông Điều như sáng lên khi kể về lần “đẩy đuổi” tàu Trung Quốc vào năm 1952 ra khỏi Hoàng Sa.
Lần khác, khi trung đội của ông sắp rời Hoàng Sa, một tàu cá Trung Quốc cập đảo xin được cấp cứu, trên tàu, một thuyền viên đang bệnh nặng. Ông Điều cùng y tá trên đảo thức trắng đêm chữa bệnh cho ngư dân này. Hôm sau, bệnh thuyên giảm. Tàu cá Trung Quốc quá cảm kích đã tặng cho ông bộ lưỡi câu mực. “Tui đưa bộ lưỡi câu về Đà Nẵng đánh cá, thời gian sau thì mất. Đến giờ vẫn thấy tiếc” - ông Điều chặc lưỡi.
Hoàng Sa như ngấm vào máu...
Đã rất già và ít nhiều quên lãng, nhưng với ông Mai Tiễn (Nam Ô - Liên Chiểu, Đà Nẵng) thì quãng đời ở Hoàng Sa luôn được lưu lại. Ông Tiễn xung phong ra Hoàng Sa mùa hè 1970, trong chế độ Sài Gòn cũ. Xung phong tới 2 lần trong 2 năm liên tiếp.
< "Có ra mới biết, cuộc sống ở Hoàng Sa như thiên đường. Bây giờ, tui vẫn ước gì được quay lại, sống nốt quãng đời ở đó." - Ông Mai Tiễn .
“Lần đầu đi, vợ con phản đối dữ lắm, ai cũng nói ra đó là bỏ mạng, không đường về. Nhưng có ra mới biết, cuộc sống ở Hoàng Sa như thiên đường. Bây giờ, tui vẫn ước gì được quay lại, sống nốt quãng đời ở đó” - ông Tiễn trầm ngâm.
Cũng như những người đã ra đảo lần trước, nhiệm vụ của ông Tiễn là cầm súng giữ Hoàng Sa, nhưng quãng thời gian ông đi, tình hình ở Hoàng Sa phức tạp hơn nhiều bởi tàu nước ngoài thường xuyên vào quấy nhiễu. “Chúng tôi luôn canh gác cẩn mật, hệ thống liên lạc từ đảo về Đà Nẵng, Sài Gòn được nối thông 24/24. Chúng tôi ghi chép và báo cáo lại từng chi tiết nhỏ” - ông Tiễn kể.
Những ngày cuối cùng trên Hoàng Sa trong lần thứ nhất ra đảo, ông Tiễn bị biến chứng sa ruột, phải cấp tốc lên tàu về đất liền chữa trị. Nhưng, chỉ sau 3 tháng nghỉ dưỡng, khi bệnh tình thuyên giảm, ông lại làm đơn xung phong đi Hoàng Sa.
“Chúng tôi canh đảo, làm chung với các anh bên đội khí tượng, cùng ăn uống chia sẻ thực phẩm. Dầu ăn, mắm muối đã có tàu thường xuyên ra cung cấp, gạo thì dự trữ. Tui lại thường xuyên xuống biển xiên được cá, mực. Sống trên đảo khí hậu trong lành, ăn hải sản tươi thường xuyên, ai cũng phương phi khỏe mạnh. Tui trở về có mang theo một vỏ ốc u lớn từ Hoàng Sa, sau cho người em làm tù và đi thổi ở các hội hè”.
Vợ ông Tiễn, bà Bùi Thị Giai nói: Giờ ổng quên nhiều, nhưng mấy năm trước, bọn trẻ thường tụ tập nghe ổng kể chuyện giữ đảo Hoàng Sa, đứa nào cũng thích thú. Hoàng Sa giờ như thấm vào máu ổng rồi.
Sau lần trở về thứ 2 từ Hoàng Sa, người đàn ông xứ biển Mai Tiễn không còn cơ hội ra đó nữa, bởi thế, giờ đây dù sống sát bên bờ biển, ngày ngày thấm đượm mùi tanh nồng của cá tôm, nhưng tâm tưởng ông Tiễn vẫn hướng về Hoàng Sa. Cũng như ông Lữ Điều, điều hối hận nhất của ông Tiễn là không giữ lại chút kỷ vật nào từ Hoàng Sa, hòn đảo mà cả hai ông khó còn cơ hội quay lại
Du lịch, GO! - Theo báo Tiền Phong
Du lịch, GO!: Hoàng Sa, ngày ấy không quên...
Du lịch, GO!: Đất trời Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa trong ký ức nhiều thế hệ người Việt Nam
0 comments:
Post a Comment