Có một địa danh mà người ta đã từng ca ngợi là “chốn bồng lai tiên cảnh” với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, hang động độc đáo... Đó là khu thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn.
< Đứng ở sân Đền có thể thấy được con sông Đáy hiền hoà.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 8 km theo quốc lộ 21A là Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng). Đền Trúc nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn). Nơi đây không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
< Núi ở đền Trúc nhìn từ xa trông giống hình con voi.
Tương truyền xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn, bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi.
< Lối vào rợp một màu xanh của Trúc, một cảnh đẹp hút hồn du khách tham quan.
Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng.
< Sân Đền luôn là nơi để tập luyện những câu hát dặm từ mấy trăm năm nay.
Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây giờ.
< Hàng ngày du khách đến hàng hương, đi lễ tại Đền Trúc.
Lễ hội Đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng giêng đến mùng 6 tháng 2 âm lịch. Nét nổi bật nhất của lễ hội là trò hát dặm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác…
< Biểu tượng con voi của đoàn quân Lý Thường Kiệt năm xưa.
Đến bây giờ lọai hình hát dặm cũng chỉ có ở nơi đây, và câu hát dặm cũng được các nghệ nhân nơi đây mang đi giới thiệu tới 16 quốc gia trên thế giới.
< Những hang động được nối thông thiên với nhau trong lòng núi.
Cạnh Đền Trúc là núi Cuốn Sơn rộng hơn 10 ha, trong lòng núi là Ngũ Động Sơn gồm 5 động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào lòng núi.
< Những hòn đá cổ, thạch nhũ đa dạng đẹp hút hồn tại các hang động.
Động đầu tiên không rộng lắm, trông tựa giống như hàm ếch. Cảnh trí ở đây rất đặc biệt:
Lúc bình minh ánh sáng rực rỡ rọi vào phản chiếu những sắc màu lung linh trên vách động, buổi trưa nắng lọt qua những khe lá trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiều là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng hôn.
< Đường lên bàn cờ tiên trên đỉnh núi Cấm.
Từ động này, một ngách nhỏ sẽ dẫn du khách đến các động tiếp theo. Trong các động vô số thạch nhũ khác nhau về hình dạng, kích thước. Có thạch nhũ mọc nhô lên từ mặt đất, từ vách động hay trần động rũ xuống.
Màu sắc nhũ, độ bóng, độ xốp của các nhũ rất đa dạng. Những hồn đá cổ, những nhũ đá mới ẩn sâu trong bóng tối khi có ánh sáng rọi vào do hơi nước phản chiếu ngời lên long lanh như châu ngọc…
< Sư tử đá...
< ... và đại bàng đá được xem là báu vật linh thiêng của hang động.
Không những thế nếu leo lên được đỉnh núi Cấm sẽ được chiêm ngưỡng bàn cờ tiên bằng đá. Tương truyền rằng, vào những đêm trăng sáng, thần tiên thường về đây mở hội, uống rượu, chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Gần bàn cờ tiên là một vũng vuông lõm sâu thường được gọi là huyệt Đế Vương.
Cùng với Chùa Bà Đanh, Bát cảnh Sơn… Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn là một điểm du lịch lý thú, hấp dẫn du khách.
Du lịch, GO! - Theo Dantri
< Đứng ở sân Đền có thể thấy được con sông Đáy hiền hoà.
Nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý (Hà Nam) 8 km theo quốc lộ 21A là Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn (thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng). Đền Trúc nằm ven sông Đáy, dưới chân núi Cấm (hay còn gọi là núi Cuốn Sơn). Nơi đây không chỉ nổi tiếng về cảnh đẹp mà còn có lễ hội hát dặm giàu ý nghĩa, tôn vinh Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
< Núi ở đền Trúc nhìn từ xa trông giống hình con voi.
Tương truyền xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Năm 1089, đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn Quyển Sơn, bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi.
< Lối vào rợp một màu xanh của Trúc, một cảnh đẹp hút hồn du khách tham quan.
Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng mừng chiến thắng.
< Sân Đền luôn là nơi để tập luyện những câu hát dặm từ mấy trăm năm nay.
Sự kiện lá cờ bị gió cuốn đã khiến Lý Thường Kiệt đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn. Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây giờ.
< Hàng ngày du khách đến hàng hương, đi lễ tại Đền Trúc.
Lễ hội Đền Trúc được mở vào dịp đầu xuân hàng năm từ mùng 10 tháng giêng đến mùng 6 tháng 2 âm lịch. Nét nổi bật nhất của lễ hội là trò hát dặm gồm 30 tiết mục với hơn 1.000 câu thơ tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác…
< Biểu tượng con voi của đoàn quân Lý Thường Kiệt năm xưa.
Đến bây giờ lọai hình hát dặm cũng chỉ có ở nơi đây, và câu hát dặm cũng được các nghệ nhân nơi đây mang đi giới thiệu tới 16 quốc gia trên thế giới.
< Những hang động được nối thông thiên với nhau trong lòng núi.
Cạnh Đền Trúc là núi Cuốn Sơn rộng hơn 10 ha, trong lòng núi là Ngũ Động Sơn gồm 5 động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, ăn sâu vào lòng núi.
< Những hòn đá cổ, thạch nhũ đa dạng đẹp hút hồn tại các hang động.
Động đầu tiên không rộng lắm, trông tựa giống như hàm ếch. Cảnh trí ở đây rất đặc biệt:
Lúc bình minh ánh sáng rực rỡ rọi vào phản chiếu những sắc màu lung linh trên vách động, buổi trưa nắng lọt qua những khe lá trước động tạo thành màu xanh nhạt và buổi chiều là màu tím huyền ảo bởi ánh hoàng hôn.
< Đường lên bàn cờ tiên trên đỉnh núi Cấm.
Từ động này, một ngách nhỏ sẽ dẫn du khách đến các động tiếp theo. Trong các động vô số thạch nhũ khác nhau về hình dạng, kích thước. Có thạch nhũ mọc nhô lên từ mặt đất, từ vách động hay trần động rũ xuống.
Màu sắc nhũ, độ bóng, độ xốp của các nhũ rất đa dạng. Những hồn đá cổ, những nhũ đá mới ẩn sâu trong bóng tối khi có ánh sáng rọi vào do hơi nước phản chiếu ngời lên long lanh như châu ngọc…
< Sư tử đá...
< ... và đại bàng đá được xem là báu vật linh thiêng của hang động.
Không những thế nếu leo lên được đỉnh núi Cấm sẽ được chiêm ngưỡng bàn cờ tiên bằng đá. Tương truyền rằng, vào những đêm trăng sáng, thần tiên thường về đây mở hội, uống rượu, chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Gần bàn cờ tiên là một vũng vuông lõm sâu thường được gọi là huyệt Đế Vương.
Cùng với Chùa Bà Đanh, Bát cảnh Sơn… Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn là một điểm du lịch lý thú, hấp dẫn du khách.
Du lịch, GO! - Theo Dantri
0 comments:
Post a Comment