Nà Hang là mảnh đất của cảnh đẹp thần tiên, của những huyền thoại về "Nàng tiên chú khách", về chín mươi chín ngọn núi. Bên thị trấn nhỏ xinh đẹp này có thác nước Pác Ban kỳ ảo và thơ mộng.
Pác Ban còn có tên gọi khác là thác Tát Tốc (tiếng Tày có nghĩa là thác Rơi). Thác có chín tầng (5 tầng thác lớn, 4 tầng thác nhỏ), bắt nguồn từ Bó Nặm (mỏ nước), dồn từ nhiều khe nhỏ chảy ngầm qua 3 hang Nậm Pan, Nậm Chang rồi đến Bản Chủ và bất ngờ lộ ra thành dòng nước lớn.
Vào mùa mưa, nước từ đỉnh thác chảy xối xả thành dòng trắng xoá. Mùa khô, thác trở nên hiền dịu với nhiều tầng nước chảy mềm mại trên những phiến đá xanh rêu phủ mượt như những tấm thảm. Khi có những tia nắng xuyên qua tán lá rừng chiếu rọi xuống, dòng nước trở nên lung linh huyền ảo.
Tầng thác thứ nhất, thứ hai có độ cao khoảng từ 10 đến 15m, chiều rộng khoảng 20m. Đây là hai tầng thác có dòng chảy lớn, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ. Tầng thác thứ ba, thứ tư có độ cao khoảng từ 10 đến 12m, chiều rộng khoảng 15m. Hai bên thác, trên các phiến đá là những khóm cỏ xanh, những cây phay, cây ôzô cổ thụ ngả bóng tạo nên một màu êm dịu khiến du khách có thể cảm nhận, hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên mơ mộng ấy.
Đến tầng thác thứ năm, địa hình đột ngột phân cấp, dòng thác chia thành hai nhánh chảy xuống một trũng nước sâu khoảng 3m, rộng 20m có chiều dài từ 10 đến 15m. Bên trong trũng nước là một hang động có nhiều nhũ đá tuyệt đẹp. Hang rộng khoảng 4m, sâu 6m tạo cho khung cảnh thiên nhiên thêm phần sinh động thu hút sự chú ý của du khách.
Tầng thác thứ sáu, thứ bảy thấp và hẹp hơn các tần khác một chút. Tầng thác này được chia thành hai dòng chảy, một dòng chảy nối tiếp với các tầng thác phía dưới và một dòng chảy qua cánh rừng nguyên sinh còn ít người biết đến.
Thác Pác Ban - điểm du lịch sinh thái với thảm thực vật phong phú nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang), không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi những nét văn hoá riêng với những điệu hát Then, hát Lượn, hát Sli và kho tàng truyện cổ tích truyền miệng phong phú.
Đến với thác Pác Ban, du khách có thể đắm trong dòng thác bạc lắng nghe thác đổ và tiếng hót của chim rừng, mơ màng nghe kể về huyền thoại Thuồng Luồng, với những tình tiết ly kỳ Phai Hin (đập đá), Thôm Phạ (ao trời)…; cũng như được thưởng thức và không quên các món ăn đặc sản của mảnh đất này như cơm lam chấm muối vừng và canh rau đắng. Đặc biệt, rượu ngô Nà Hang được cất bằng men lá rừng và đặc sản cá lăng, chiên, dầm xanh, anh vũ… chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
Với những ưu thế về vẻ đẹp tự nhiên và những bí ẩn còn chưa được khám phá, hàng năm, Pác Ban thu hút khoảng từ 1.000 đến 15.000 lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu. Mai đây, khi công trình thuỷ điện Tuyên Quang hoàn thành, ngoài việc mỗi năm cung cấp hàng tỷ KW giờ điện, đây còn là nơi thắng cảnh tuyệt mỹ, điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến du lịch sinh thái hồ thuỷ điện Tuyên Quang - Ba Bể (Bắc Cạn).
Trước đây, nếu muốn vào thác, bạn phải đi vòng phía tả ngọn sông Gâm chừng 4 cây số, sau đó, đi thuyền trên hồ nước trong xanh, ngắm cảnh non nước hữu tình và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú xung quanh. Còn bây giờ, khi đập thuỷ điện Tuyên Quang đã được xây dựng xong, nước tích thành hồ rộng mênh mông và con đường vào thác thuận lợi nhất là đi thuyền thẳng từ đập thuỷ điện vào tới tầng thác thứ hai.
Du lịch, GO! - Theo VTV, ảnh internet
Pác Ban còn có tên gọi khác là thác Tát Tốc (tiếng Tày có nghĩa là thác Rơi). Thác có chín tầng (5 tầng thác lớn, 4 tầng thác nhỏ), bắt nguồn từ Bó Nặm (mỏ nước), dồn từ nhiều khe nhỏ chảy ngầm qua 3 hang Nậm Pan, Nậm Chang rồi đến Bản Chủ và bất ngờ lộ ra thành dòng nước lớn.
Vào mùa mưa, nước từ đỉnh thác chảy xối xả thành dòng trắng xoá. Mùa khô, thác trở nên hiền dịu với nhiều tầng nước chảy mềm mại trên những phiến đá xanh rêu phủ mượt như những tấm thảm. Khi có những tia nắng xuyên qua tán lá rừng chiếu rọi xuống, dòng nước trở nên lung linh huyền ảo.
Tầng thác thứ nhất, thứ hai có độ cao khoảng từ 10 đến 15m, chiều rộng khoảng 20m. Đây là hai tầng thác có dòng chảy lớn, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ. Tầng thác thứ ba, thứ tư có độ cao khoảng từ 10 đến 12m, chiều rộng khoảng 15m. Hai bên thác, trên các phiến đá là những khóm cỏ xanh, những cây phay, cây ôzô cổ thụ ngả bóng tạo nên một màu êm dịu khiến du khách có thể cảm nhận, hoà mình vào khung cảnh thiên nhiên mơ mộng ấy.
Đến tầng thác thứ năm, địa hình đột ngột phân cấp, dòng thác chia thành hai nhánh chảy xuống một trũng nước sâu khoảng 3m, rộng 20m có chiều dài từ 10 đến 15m. Bên trong trũng nước là một hang động có nhiều nhũ đá tuyệt đẹp. Hang rộng khoảng 4m, sâu 6m tạo cho khung cảnh thiên nhiên thêm phần sinh động thu hút sự chú ý của du khách.
Tầng thác thứ sáu, thứ bảy thấp và hẹp hơn các tần khác một chút. Tầng thác này được chia thành hai dòng chảy, một dòng chảy nối tiếp với các tầng thác phía dưới và một dòng chảy qua cánh rừng nguyên sinh còn ít người biết đến.
Thác Pác Ban - điểm du lịch sinh thái với thảm thực vật phong phú nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang), không chỉ hấp dẫn du khách bởi cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn bởi những nét văn hoá riêng với những điệu hát Then, hát Lượn, hát Sli và kho tàng truyện cổ tích truyền miệng phong phú.
Đến với thác Pác Ban, du khách có thể đắm trong dòng thác bạc lắng nghe thác đổ và tiếng hót của chim rừng, mơ màng nghe kể về huyền thoại Thuồng Luồng, với những tình tiết ly kỳ Phai Hin (đập đá), Thôm Phạ (ao trời)…; cũng như được thưởng thức và không quên các món ăn đặc sản của mảnh đất này như cơm lam chấm muối vừng và canh rau đắng. Đặc biệt, rượu ngô Nà Hang được cất bằng men lá rừng và đặc sản cá lăng, chiên, dầm xanh, anh vũ… chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
Với những ưu thế về vẻ đẹp tự nhiên và những bí ẩn còn chưa được khám phá, hàng năm, Pác Ban thu hút khoảng từ 1.000 đến 15.000 lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu. Mai đây, khi công trình thuỷ điện Tuyên Quang hoàn thành, ngoài việc mỗi năm cung cấp hàng tỷ KW giờ điện, đây còn là nơi thắng cảnh tuyệt mỹ, điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến du lịch sinh thái hồ thuỷ điện Tuyên Quang - Ba Bể (Bắc Cạn).
Trước đây, nếu muốn vào thác, bạn phải đi vòng phía tả ngọn sông Gâm chừng 4 cây số, sau đó, đi thuyền trên hồ nước trong xanh, ngắm cảnh non nước hữu tình và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú xung quanh. Còn bây giờ, khi đập thuỷ điện Tuyên Quang đã được xây dựng xong, nước tích thành hồ rộng mênh mông và con đường vào thác thuận lợi nhất là đi thuyền thẳng từ đập thuỷ điện vào tới tầng thác thứ hai.
Du lịch, GO! - Theo VTV, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment