Chợ Lớn là chợ xưa ở vùng đất Chợ Lớn - Sài Gòn khi bà con người Hoa tập trung về đây lập ra từ năm 1778, sau nhiều đợt di dân của đồng bào người Hoa.
< Chợ Bình Tây: một trong những trung tâm bán sỉ của Chợ Lớn.
Chợ Lớn tập trung phần lớn là người Hoa ở tỉnh Quảng Ðông và Triều Châu, cùng một số người Hoa ở Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây... Ngoài ra, còn một số bà con người Hoa khác đến từ Cù Lao Phố, trên sông Ðồng Nai, sau năm 1778.
Chợ Lớn từ thế kỷ 18 là cả một khu vực rộng, với cảnh làm ăn, buôn bán nhộn nhịp tại các quận: 5, 6, 10 và một phần quận 11. Trước đây, khi nhắc đến Chợ Lớn là người dân nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu trong lòng TP Sài Gòn.
Chợ Lớn xưa, đã trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu cho những ai đến Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh vào dịp cuối năm mua sắm vì đây là nơi mua bán giá sỉ lớn nhất, cung cấp hàng hóa cả vùng Nam Bộ và là chợ có chủng loại hàng hóa nhiều nhất của vùng đất Chợ Lớn - Sài Gòn.
< Bến sông ở Chợ Lớn ngày xưa.
Lịch sử Chợ Lớn, có từ ngày 20/10/1879, khi Thống đốc Nam Kỳ LeMyre de Vilers ra Nghị định thành lập TP Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn). Ðây là thành phố cấp 2, ngang cấp tỉnh, cùng với các TP Ðà Nẵng và Phnôm Pênh lúc đó, được thành lập sau Chợ Lớn của toàn xứ Ðông Dương thuộc địa thực dân Pháp. Ðứng đầu thành phố là viên Ðốc lý Maire (người Pháp); do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và được toàn quyền Ðông Dương bổ nhiệm.
< Đường xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn (Ngày Xưa).
TP Chợ Lớn khi ấy tách biệt với tỉnh Chợ Lớn, là vùng đất rộng kéo tới phía bắc tỉnh Long An bây giờ. TP Chợ Lớn lúc đó cách Sài Gòn 11 km. Ngày 13/12/1880, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định thành lập Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, đặt dưới sự cai trị của Giám đốc Nha vụ Chánh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn gồm cả 2 thành phố và vùng phụ cận chung quanh.
Ðến ngày 12/1/1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ. Và sự kiện nối hai thành phố là ngày 1/7/1882, thực dân Pháp cho xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và bến Chợ Lớn. Trong ngày đó lần đầu tiên có tuyến xe điện chạy bằng đường sắt hoạt động. Còn về đường bộ, trong "Bến Nghé xưa", nhà văn Sơn Nam viết: "giữa Sài Gòn và Chợ Lớn lúc đó, phía đất thấp, chưa có dự kiến làm đường nối liền, còn ruộng lúa với ao cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... đó là đường Galléni, nay là đường Trần Hưng Ðạo".
Dân số của TP Chợ Lớn vào năm 1901, theo thống kê của người Pháp là 63.237 người. Sau đó theo kết quả điều tra dân số ngày 15/2/1920 là 93.949 người. Thập niên 40, dân số Chợ Lớn được phát triển lên 200.000 người, đứng thứ nhì sau TP Sài Gòn (220.000 người) trong toàn xứ Ðông Dương. Ðến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ, giữa quận 1 và 5. Sau này, trong thời kỳ thuộc Mỹ - ngụy, TP Chợ Lớn nhập với TP Sài Gòn và đến năm 1956 thì bỏ tên gọi kép, chỉ gọi chung là Ðô Thành Sài Gòn.
Nói đến Chợ Lớn, ai đến đây dù xa hay gần, cũng nghĩ tới hình ảnh của các khu, xưởng sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa đủ loại, nhộn nhịp cảnh buôn bán sầm uất. Cùng với đó là san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị người Hoa xưa cũng như nay...
Hiện tại, vào ban ngày, Chợ Lớn vẫn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Còn đêm về, kể cả tới 21 - 22 giờ khuya, Chợ Lớn vẫn náo nhiệt cảnh ăn tối, mua bán như phong tục xưa. Ðộc đáo còn ở chỗ, ngoài việc tham quan, mua sắm thì khách đến thăm Chợ Lớn còn được tận mắt chứng kiến cuộc sống sôi động mà bà con người Hoa, khi đến lập nghiệp đã bảo tồn các mặt văn hóa đời sống thường ngày trên mảnh đất này.
Du lịch, GO! - Theo Nhân Dân, internet
< Chợ Bình Tây: một trong những trung tâm bán sỉ của Chợ Lớn.
Chợ Lớn tập trung phần lớn là người Hoa ở tỉnh Quảng Ðông và Triều Châu, cùng một số người Hoa ở Phúc Kiến, người Hẹ và Quảng Tây... Ngoài ra, còn một số bà con người Hoa khác đến từ Cù Lao Phố, trên sông Ðồng Nai, sau năm 1778.
Chợ Lớn từ thế kỷ 18 là cả một khu vực rộng, với cảnh làm ăn, buôn bán nhộn nhịp tại các quận: 5, 6, 10 và một phần quận 11. Trước đây, khi nhắc đến Chợ Lớn là người dân nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu trong lòng TP Sài Gòn.
Chợ Lớn xưa, đã trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu cho những ai đến Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh vào dịp cuối năm mua sắm vì đây là nơi mua bán giá sỉ lớn nhất, cung cấp hàng hóa cả vùng Nam Bộ và là chợ có chủng loại hàng hóa nhiều nhất của vùng đất Chợ Lớn - Sài Gòn.
< Bến sông ở Chợ Lớn ngày xưa.
Lịch sử Chợ Lớn, có từ ngày 20/10/1879, khi Thống đốc Nam Kỳ LeMyre de Vilers ra Nghị định thành lập TP Chợ Lớn (Municipalité de Chợ Lớn). Ðây là thành phố cấp 2, ngang cấp tỉnh, cùng với các TP Ðà Nẵng và Phnôm Pênh lúc đó, được thành lập sau Chợ Lớn của toàn xứ Ðông Dương thuộc địa thực dân Pháp. Ðứng đầu thành phố là viên Ðốc lý Maire (người Pháp); do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và được toàn quyền Ðông Dương bổ nhiệm.
< Đường xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn (Ngày Xưa).
TP Chợ Lớn khi ấy tách biệt với tỉnh Chợ Lớn, là vùng đất rộng kéo tới phía bắc tỉnh Long An bây giờ. TP Chợ Lớn lúc đó cách Sài Gòn 11 km. Ngày 13/12/1880, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định thành lập Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, đặt dưới sự cai trị của Giám đốc Nha vụ Chánh Khu Sài Gòn - Chợ Lớn gồm cả 2 thành phố và vùng phụ cận chung quanh.
Ðến ngày 12/1/1888, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lại được tách ra như cũ. Và sự kiện nối hai thành phố là ngày 1/7/1882, thực dân Pháp cho xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Mỹ Tho và bến Chợ Lớn. Trong ngày đó lần đầu tiên có tuyến xe điện chạy bằng đường sắt hoạt động. Còn về đường bộ, trong "Bến Nghé xưa", nhà văn Sơn Nam viết: "giữa Sài Gòn và Chợ Lớn lúc đó, phía đất thấp, chưa có dự kiến làm đường nối liền, còn ruộng lúa với ao cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... đó là đường Galléni, nay là đường Trần Hưng Ðạo".
Dân số của TP Chợ Lớn vào năm 1901, theo thống kê của người Pháp là 63.237 người. Sau đó theo kết quả điều tra dân số ngày 15/2/1920 là 93.949 người. Thập niên 40, dân số Chợ Lớn được phát triển lên 200.000 người, đứng thứ nhì sau TP Sài Gòn (220.000 người) trong toàn xứ Ðông Dương. Ðến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ, giữa quận 1 và 5. Sau này, trong thời kỳ thuộc Mỹ - ngụy, TP Chợ Lớn nhập với TP Sài Gòn và đến năm 1956 thì bỏ tên gọi kép, chỉ gọi chung là Ðô Thành Sài Gòn.
Nói đến Chợ Lớn, ai đến đây dù xa hay gần, cũng nghĩ tới hình ảnh của các khu, xưởng sản xuất thủ công nghiệp, hàng hóa đủ loại, nhộn nhịp cảnh buôn bán sầm uất. Cùng với đó là san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị người Hoa xưa cũng như nay...
Hiện tại, vào ban ngày, Chợ Lớn vẫn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Còn đêm về, kể cả tới 21 - 22 giờ khuya, Chợ Lớn vẫn náo nhiệt cảnh ăn tối, mua bán như phong tục xưa. Ðộc đáo còn ở chỗ, ngoài việc tham quan, mua sắm thì khách đến thăm Chợ Lớn còn được tận mắt chứng kiến cuộc sống sôi động mà bà con người Hoa, khi đến lập nghiệp đã bảo tồn các mặt văn hóa đời sống thường ngày trên mảnh đất này.
Du lịch, GO! - Theo Nhân Dân, internet
0 comments:
Post a Comment