Từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định), bạn chỉ cần thuê một chiếc xe máy và đi chừng 20km là đến đô thị cổ Gò Bồi (thôn Gò Bồi, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định), nơi ghi dấu nhiều trầm tích văn hóa của người Chăm-pa, người Việt và người Hoa (người Minh Hương)…
< Bến sông Gò Bồi.
Khi đi thăm Gò Bồi, bạn chớ vội ăn sáng. Trên đường đi hãy ghé quán Bà Năm (ở thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn) để thưởng thức món bánh xèo tôm nhảy. Là một “thương hiệu” nổi tiếng ở Bình Định nhưng quán bánh xèo Bà Năm không treo biển hiệu nên bạn nhớ hỏi thăm người dân ven đường. Quán giản dị là thế dù một hay nhiều người ăn bao giờ cũng có 4 người phục vụ, phục vụ xong bàn này mới đến bàn khác. Cảm giác chờ đợi cũng làm tăng thêm vị ngon cho món ăn bởi khách ăn đến đâu bà Năm mới đúc bánh đến đấy.
Đô thị Gò Bồi hình thành từ năm 1610, khi người Hoa đến đây lập phố buôn bán. Qua thời gian, Gò Bồi không còn như xưa nhưng bóng dáng đô thị cổ vẫn lẩn khuất đâu đó trên những mái ngói rêu phong, trong mỗi công trình xây dựng và cả lối sinh hoạt bình dị của mỗi người dân nơi đây.
Vùng đất này là nơi gắn liền với tuổi thơ của hai nhà thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Khi ghé thăm nhà tưởng niệm Xuân Diệu (tại làng Tùng Giản, xã Phước Hòa), bạn sẽ được xem nhiều hiện vật gốc rất quý về nhà thơ như những tập thơ nổi tiếng, những bài tiểu luận, phê bình...
Tiếp đến bạn nên đi thăm tháp cổ Bình Lâm (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa), một ngôi tháp do người Chăm xây dựng có kiến trúc được cho là xưa nhất ở Bình Định. Điểm đến tiếp theo của bạn là câu lạc bộ võ cổ truyền ở chùa Phước Long và sau đó là viếng mộ, tham quan nhà lưu niệm danh nhân Đào Tấn.
Sau khi thăm hầu hết các di tích ở Gò Bồi, trên đường về bạn đừng quên ghé thăm Tiểu chủng viện Lòng Sông (ở thôn Sanh Phương, xã Phước Sơn).
Đây là một tu viện được xây dựng gần 200 năm trước, có kiến trúc Gothic trầm mặc, cổ kính nằm giữa vùng quê sông nước và ruộng đồng mênh mông. Phần chính diện của nhà thờ được trang trí bằng những ô đối xứng, các hoạ tiết trang trí và cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc thánh đường này. Nằm đối xứng với thánh đường là hai toà nhà xưa kia dành cho các tu sinh, được xây dựng mang đặc trưng kiến trúc kiểu Pháp.
Và cuối cùng, nếu bạn xây dựng cho mình và bạn bè một tour du lịch tại Gò Bồi thì đừng bỏ qua các món ăn truyền thống của vùng quê này như nem Chợ Huyện, bánh hỏi, bánh ít lá gai, các món cá đồng…
Du lịch, GO! - Theo Anninh Thudo, Internet
< Bến sông Gò Bồi.
Khi đi thăm Gò Bồi, bạn chớ vội ăn sáng. Trên đường đi hãy ghé quán Bà Năm (ở thôn Mỹ Cang, xã Phước Sơn) để thưởng thức món bánh xèo tôm nhảy. Là một “thương hiệu” nổi tiếng ở Bình Định nhưng quán bánh xèo Bà Năm không treo biển hiệu nên bạn nhớ hỏi thăm người dân ven đường. Quán giản dị là thế dù một hay nhiều người ăn bao giờ cũng có 4 người phục vụ, phục vụ xong bàn này mới đến bàn khác. Cảm giác chờ đợi cũng làm tăng thêm vị ngon cho món ăn bởi khách ăn đến đâu bà Năm mới đúc bánh đến đấy.
Đô thị Gò Bồi hình thành từ năm 1610, khi người Hoa đến đây lập phố buôn bán. Qua thời gian, Gò Bồi không còn như xưa nhưng bóng dáng đô thị cổ vẫn lẩn khuất đâu đó trên những mái ngói rêu phong, trong mỗi công trình xây dựng và cả lối sinh hoạt bình dị của mỗi người dân nơi đây.
Vùng đất này là nơi gắn liền với tuổi thơ của hai nhà thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Khi ghé thăm nhà tưởng niệm Xuân Diệu (tại làng Tùng Giản, xã Phước Hòa), bạn sẽ được xem nhiều hiện vật gốc rất quý về nhà thơ như những tập thơ nổi tiếng, những bài tiểu luận, phê bình...
Tiếp đến bạn nên đi thăm tháp cổ Bình Lâm (thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa), một ngôi tháp do người Chăm xây dựng có kiến trúc được cho là xưa nhất ở Bình Định. Điểm đến tiếp theo của bạn là câu lạc bộ võ cổ truyền ở chùa Phước Long và sau đó là viếng mộ, tham quan nhà lưu niệm danh nhân Đào Tấn.
Sau khi thăm hầu hết các di tích ở Gò Bồi, trên đường về bạn đừng quên ghé thăm Tiểu chủng viện Lòng Sông (ở thôn Sanh Phương, xã Phước Sơn).
Đây là một tu viện được xây dựng gần 200 năm trước, có kiến trúc Gothic trầm mặc, cổ kính nằm giữa vùng quê sông nước và ruộng đồng mênh mông. Phần chính diện của nhà thờ được trang trí bằng những ô đối xứng, các hoạ tiết trang trí và cổng vòm nhọn quen thuộc trong lối xây dựng kiến trúc thánh đường này. Nằm đối xứng với thánh đường là hai toà nhà xưa kia dành cho các tu sinh, được xây dựng mang đặc trưng kiến trúc kiểu Pháp.
Và cuối cùng, nếu bạn xây dựng cho mình và bạn bè một tour du lịch tại Gò Bồi thì đừng bỏ qua các món ăn truyền thống của vùng quê này như nem Chợ Huyện, bánh hỏi, bánh ít lá gai, các món cá đồng…
Du lịch, GO! - Theo Anninh Thudo, Internet
0 comments:
Post a Comment