Long Hải được nhiều người biết đến không chỉ là bãi tắm đẹp của huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà nơi đây từ bao đời nay nổi tiếng nghề thủ công làm thúng đi biển.
Thị trấn Long Hải thuộc huyện Long Điền là một làng chài nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu với nghề câu mực. Khi chưa có làng thúng, mỗi khi cần thúng mới hoặc sửa chữa thúng cũ, ngư dân phải lặn lội ra tận các tỉnh miền Trung rước thợ vào làm. Thấy bà con vất vả, lại có sẵn nghề làm thúng từ "đời cố cựu", ông Đoàn Văn Thát lặng lẽ mày mò tìm vật liệu làm thúng. Những chiếc thúng câu "Made in… Long Hải" đầu tiên xuất xưởng là một sự kiện đối với làng chài này, bởi từ đây ngư dân không còn phải đi xa tìm thợ.
< Ông Đoàn Văn Thát, người lập nên làng thúng Long Hải.
Thúng đi biển Long Hải có mặt hầu như dọc từ Phan Thiết vào đến Cà Mau. Những hộ gia đình làm thúng mua tre già ở địa phương và Đồng Nai với giá 12-16 ngàn đồng/cây. Tre mua về được chẻ đều, vót lại và đan thành miếng rồi lận tròn. Sau khi đã nên hình thành dạng, thúng được quết phân bò và dầu chai, phơi hai nắng thì có thể sử dụng được. Thúng đường kính 1,6m phải dùng hết 5 cây tre và 5 ngày công, được bán với giá 300.000 đồng.
Hơn hai mươi năm trôi qua, làng thúng Long Hải hiện có khoảng 12 hộ sống chính bằng nghề, hơn 2/3 trong số này là con cháu trong gia đình ông Thát. Anh Đoàn Văn Vượng (30 tuổi), con trai thứ của ông Thát, theo cha làm nghề đan thúng từ khi còn để chỏm đến nay cho biết:
Những năm trước nguồn nguyên liệu làm thúng dồi dào, chỉ cần qua vùng An Ngãi - Long Điền đã có thể mua được tre tốt. Nay phải đi tận Long Khánh, thậm chí lên tới La Ngà (Đồng Nai) mới tìm được tre đạt yêu cầu. Trung bình hai ngày cơ sở anh Vượng hoàn tất một chiếc thúng, từ khâu ra nan đến thành phẩm mất khoảng 12 công đoạn với 4 người làm. Các cơ sở đan thúng của em gái anh Vượng là Đoàn Thị Mạnh và Đoàn Thị Khầm v.v… nằm sát bên cũng vậy, mặc dù có khó khăn nhưng thúng làm đến đâu bán hết tới đó.
< Khách tham quan xem thuyền thúng của ngư dân Việt Nam.
Anh Đoàn Văn Vựng, chủ cơ sở làm thúng thị trấn Long Hải, cho biết: Với 50 lao động, ở đây mỗi ngày cung cấp 5-10 thúng cho khách xa gần. Một cái thúng khi hoàn thành yêu cầu phải đúng kích thước, nước không vào và có thể xài được 1 năm. Mức thu nhập bình quân 30-40 ngàn đồng/ngày của người làm thúng đã giúp hàng chục hộ gia đình ven biển thoát khỏi đói nghèo...”.
Ngoài việc ngư dân đặt thúng đi biển, các doanh nghiệp cũng đã tìm vào tận nơi đặt làm thúng để mang về dựng tiểu cảnh, trang trí cho khu du lịch.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
Thị trấn Long Hải thuộc huyện Long Điền là một làng chài nổi tiếng của Bà Rịa - Vũng Tàu với nghề câu mực. Khi chưa có làng thúng, mỗi khi cần thúng mới hoặc sửa chữa thúng cũ, ngư dân phải lặn lội ra tận các tỉnh miền Trung rước thợ vào làm. Thấy bà con vất vả, lại có sẵn nghề làm thúng từ "đời cố cựu", ông Đoàn Văn Thát lặng lẽ mày mò tìm vật liệu làm thúng. Những chiếc thúng câu "Made in… Long Hải" đầu tiên xuất xưởng là một sự kiện đối với làng chài này, bởi từ đây ngư dân không còn phải đi xa tìm thợ.
< Ông Đoàn Văn Thát, người lập nên làng thúng Long Hải.
Thúng đi biển Long Hải có mặt hầu như dọc từ Phan Thiết vào đến Cà Mau. Những hộ gia đình làm thúng mua tre già ở địa phương và Đồng Nai với giá 12-16 ngàn đồng/cây. Tre mua về được chẻ đều, vót lại và đan thành miếng rồi lận tròn. Sau khi đã nên hình thành dạng, thúng được quết phân bò và dầu chai, phơi hai nắng thì có thể sử dụng được. Thúng đường kính 1,6m phải dùng hết 5 cây tre và 5 ngày công, được bán với giá 300.000 đồng.
Hơn hai mươi năm trôi qua, làng thúng Long Hải hiện có khoảng 12 hộ sống chính bằng nghề, hơn 2/3 trong số này là con cháu trong gia đình ông Thát. Anh Đoàn Văn Vượng (30 tuổi), con trai thứ của ông Thát, theo cha làm nghề đan thúng từ khi còn để chỏm đến nay cho biết:
Những năm trước nguồn nguyên liệu làm thúng dồi dào, chỉ cần qua vùng An Ngãi - Long Điền đã có thể mua được tre tốt. Nay phải đi tận Long Khánh, thậm chí lên tới La Ngà (Đồng Nai) mới tìm được tre đạt yêu cầu. Trung bình hai ngày cơ sở anh Vượng hoàn tất một chiếc thúng, từ khâu ra nan đến thành phẩm mất khoảng 12 công đoạn với 4 người làm. Các cơ sở đan thúng của em gái anh Vượng là Đoàn Thị Mạnh và Đoàn Thị Khầm v.v… nằm sát bên cũng vậy, mặc dù có khó khăn nhưng thúng làm đến đâu bán hết tới đó.
< Khách tham quan xem thuyền thúng của ngư dân Việt Nam.
Anh Đoàn Văn Vựng, chủ cơ sở làm thúng thị trấn Long Hải, cho biết: Với 50 lao động, ở đây mỗi ngày cung cấp 5-10 thúng cho khách xa gần. Một cái thúng khi hoàn thành yêu cầu phải đúng kích thước, nước không vào và có thể xài được 1 năm. Mức thu nhập bình quân 30-40 ngàn đồng/ngày của người làm thúng đã giúp hàng chục hộ gia đình ven biển thoát khỏi đói nghèo...”.
Ngoài việc ngư dân đặt thúng đi biển, các doanh nghiệp cũng đã tìm vào tận nơi đặt làm thúng để mang về dựng tiểu cảnh, trang trí cho khu du lịch.
Du lịch, GO! - Tổng hợp
0 comments:
Post a Comment