Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh An Giang đã quyết định đưa môn đua bò vào nội dung của Ngày hội thể thao văn hóa và du lịch vùng đồng bào Khơ-me Nam bộ lần 5 diễn ra trong 4 ngày (1-4/12) tại tỉnh An Giang. Vì vậy, cuộc thi năm nay trở nên hào hứng và kịch tính hơn các năm trước.
Háo hức chờ ngày hội
Người Khơ-me sống rải rác tại nhiều tỉnh thành tại Nam bộ nhưng môn đua bò chỉ hiện diện tại vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang. Theo người địa phương, các chùa Khơ-me trong khu vực này sở hữu nhiều ruộng đất nên các sư sãi thường thuê người dân trong việc đồng áng. Sau mùa thu hoạch, họ tổ chức cuộc đua bò nhằm khuyến khích người nông dân chú ý chăm sóc bò tốt, bò khỏe cho những mùa vụ bội thu. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm tri ân những người đã khuất, vì vậy, nó được tổ chức vào lễ Dolta nhằm tháng 8 âm lịch hằng năm (riêng năm 2011, lễ hội được dời sang tháng 12 vì sự kiện tỉnh An Giang tổ chức Ngày hội thể thao văn hóa đồng bào Khơ-Me vùng Nam Bộ).
Ban đầu, cuộc đua chỉ diễn ra trong giới hạn của mỗi chùa. Dần dần các chùa lớn tuyển chọn những cặp bò hay để thi đấu với nhau. Đến năm 1991, nhận thấy đây là một hoạt động mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần thể thao, chính quyền tỉnh đã tổ chức cuộc đua luân phiên với quy mô lớn tại chùa Ta-Miệt xã Lương Phi, huyện Tri Tôn và chùa Thơ-Mít ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên.
Kể từ đó, hoạt động này thực sự trở thành một ngày hội lớn không chỉ của người Khơ-me mà còn hấp dẫn cả người Kinh, Hoa tại vùng Bảy Núi.
Châu Cóp, một nài có hơn 20 năm kinh nghiệm đua bò, cho biết: "Cứ gần đến ngày đua bò là tôi cảm thấy nôn nao. Không khí náo nhiệt của trường đua thực sự cho tôi một cảm xúc háo hức rất khó tả. Chúng tôi tham gia cuộc thi không phải chỉ để thi thố tài năng mà còn mang niềm vui đến cho bà con”.
Khi ngày đua đến, khuôn viên của chùa trở thành một hội chợ tấp nập việc bán mua từ thức ăn đến đồ chơi, quần áo, điện thoại di động. Còn sân sau của chùa, một miếng ruộng rộng ngang với một sân bóng đá biến thành trường đua của các tay nài nông dân.
Từ lúc tinh mơ khán giả từ nhiều nơi trong vùng Bảy Núi đã lác đác có mặt. Trước khi cuộc thi chính thức bắt đầu, khoảng 8h, đấu trường đã không còn một chỗ trống. Lúc này, cứ mỗi lần có một tay nài bứt phá, trong đám đông khán giả sẽ vang lên tiếng cổ vũ tán thưởng vang dội cả một góc trời.
Ông Võ Văn Buôn, một khán giả chia sẻ: “Tôi theo dõi đua bò đã hơn 15 năm nay. Xem riết rồi ghiền. Cho dù có lỡ đi đâu xa thì cũng tranh thủ về đây đúng ngày. Tôi không biết ngựa đua hấp dẫn ra sao chứ tôi mê nhất là cú nước rút rất đẹp của các chú bò trong vòng hô, khoảng 100m khi đến đích”.
Mở rộng quy mô
Theo thời gian, trong số các tay nài tham gia cuộc đua xuất hiện các nông dân người Kinh. Thế nên lễ hội đua bò đã trở thành một ngày hội của các dân tộc anh em trong vùng Bảy Núi, trở thành sợi dây kết nối tinh thần đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, năm nay, ban tổ chức đã nâng chất cho cuộc thi bằng cách tăng số lượng bò dự thi, nâng giá trị giải thưởng và gia tăng sự quảng bá thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Theo ban tổ chức, số lượng khán giả dự khán năm nay ước tính khoảng 20 ngàn người, nhiều gấp đôi so với các năm trước. Đặc biệt, trong số đó có nhiều người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó có cả du khách nước ngoài. Như vậy, bên cạnh ý nghĩa chính trị môn đua bò cũng đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang.
Ông Âu Xuân Đôn, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết :”Từ thành công trong năm nay chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để lễ hội trở nên sôi động hơn. Qua đó, từng bước đưa lễ hội thành một sự kiện chung của tất cả mọi người chứ không gói gọn trong cộng đồng địa phương”.
Nội dung cuộc thi:
Năm trước các đôi bò đi ba vòng hô và một vòng thả thì nay ban tổ chức quyết định cho các đôi bò thi một vòng hô và một vòng thả chứ không.
Vòng hô được xem là vòng để các đôi bò thăm dò nhau, còn vòng thả là cuộc đua tốc độ trong khoảng 100m.
Kết quả cuộc thi năm nay:
Đôi bò của nài Nguyễn Văn Lâm xã Vĩnh Gia huyện Tri Tôn đoạt giải nhất với giá trị giải thưởng 10 triệu đồng, 1 xa wave Honda 100.
Đôi bò của nài Trần Văn Cát xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên đoạt giải nhì với 8 triệu đồng và một tivi.
Đôi bò của nài Chaul Sanl đoạt giải ba với giá trị giải thưởng 6 triệu đồng va một đầu DVD.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
Háo hức chờ ngày hội
Người Khơ-me sống rải rác tại nhiều tỉnh thành tại Nam bộ nhưng môn đua bò chỉ hiện diện tại vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang. Theo người địa phương, các chùa Khơ-me trong khu vực này sở hữu nhiều ruộng đất nên các sư sãi thường thuê người dân trong việc đồng áng. Sau mùa thu hoạch, họ tổ chức cuộc đua bò nhằm khuyến khích người nông dân chú ý chăm sóc bò tốt, bò khỏe cho những mùa vụ bội thu. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng nhằm tri ân những người đã khuất, vì vậy, nó được tổ chức vào lễ Dolta nhằm tháng 8 âm lịch hằng năm (riêng năm 2011, lễ hội được dời sang tháng 12 vì sự kiện tỉnh An Giang tổ chức Ngày hội thể thao văn hóa đồng bào Khơ-Me vùng Nam Bộ).
Ban đầu, cuộc đua chỉ diễn ra trong giới hạn của mỗi chùa. Dần dần các chùa lớn tuyển chọn những cặp bò hay để thi đấu với nhau. Đến năm 1991, nhận thấy đây là một hoạt động mang đậm giá trị văn hóa và tinh thần thể thao, chính quyền tỉnh đã tổ chức cuộc đua luân phiên với quy mô lớn tại chùa Ta-Miệt xã Lương Phi, huyện Tri Tôn và chùa Thơ-Mít ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên.
Kể từ đó, hoạt động này thực sự trở thành một ngày hội lớn không chỉ của người Khơ-me mà còn hấp dẫn cả người Kinh, Hoa tại vùng Bảy Núi.
Châu Cóp, một nài có hơn 20 năm kinh nghiệm đua bò, cho biết: "Cứ gần đến ngày đua bò là tôi cảm thấy nôn nao. Không khí náo nhiệt của trường đua thực sự cho tôi một cảm xúc háo hức rất khó tả. Chúng tôi tham gia cuộc thi không phải chỉ để thi thố tài năng mà còn mang niềm vui đến cho bà con”.
Khi ngày đua đến, khuôn viên của chùa trở thành một hội chợ tấp nập việc bán mua từ thức ăn đến đồ chơi, quần áo, điện thoại di động. Còn sân sau của chùa, một miếng ruộng rộng ngang với một sân bóng đá biến thành trường đua của các tay nài nông dân.
Từ lúc tinh mơ khán giả từ nhiều nơi trong vùng Bảy Núi đã lác đác có mặt. Trước khi cuộc thi chính thức bắt đầu, khoảng 8h, đấu trường đã không còn một chỗ trống. Lúc này, cứ mỗi lần có một tay nài bứt phá, trong đám đông khán giả sẽ vang lên tiếng cổ vũ tán thưởng vang dội cả một góc trời.
Ông Võ Văn Buôn, một khán giả chia sẻ: “Tôi theo dõi đua bò đã hơn 15 năm nay. Xem riết rồi ghiền. Cho dù có lỡ đi đâu xa thì cũng tranh thủ về đây đúng ngày. Tôi không biết ngựa đua hấp dẫn ra sao chứ tôi mê nhất là cú nước rút rất đẹp của các chú bò trong vòng hô, khoảng 100m khi đến đích”.
Mở rộng quy mô
Theo thời gian, trong số các tay nài tham gia cuộc đua xuất hiện các nông dân người Kinh. Thế nên lễ hội đua bò đã trở thành một ngày hội của các dân tộc anh em trong vùng Bảy Núi, trở thành sợi dây kết nối tinh thần đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, năm nay, ban tổ chức đã nâng chất cho cuộc thi bằng cách tăng số lượng bò dự thi, nâng giá trị giải thưởng và gia tăng sự quảng bá thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Theo ban tổ chức, số lượng khán giả dự khán năm nay ước tính khoảng 20 ngàn người, nhiều gấp đôi so với các năm trước. Đặc biệt, trong số đó có nhiều người đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó có cả du khách nước ngoài. Như vậy, bên cạnh ý nghĩa chính trị môn đua bò cũng đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang.
Ông Âu Xuân Đôn, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết :”Từ thành công trong năm nay chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để lễ hội trở nên sôi động hơn. Qua đó, từng bước đưa lễ hội thành một sự kiện chung của tất cả mọi người chứ không gói gọn trong cộng đồng địa phương”.
Nội dung cuộc thi:
Năm trước các đôi bò đi ba vòng hô và một vòng thả thì nay ban tổ chức quyết định cho các đôi bò thi một vòng hô và một vòng thả chứ không.
Vòng hô được xem là vòng để các đôi bò thăm dò nhau, còn vòng thả là cuộc đua tốc độ trong khoảng 100m.
Kết quả cuộc thi năm nay:
Đôi bò của nài Nguyễn Văn Lâm xã Vĩnh Gia huyện Tri Tôn đoạt giải nhất với giá trị giải thưởng 10 triệu đồng, 1 xa wave Honda 100.
Đôi bò của nài Trần Văn Cát xã Vĩnh Trung huyện Tịnh Biên đoạt giải nhì với 8 triệu đồng và một tivi.
Đôi bò của nài Chaul Sanl đoạt giải ba với giá trị giải thưởng 6 triệu đồng va một đầu DVD.
Du lịch, GO! - Theo Datviet, internet
0 comments:
Post a Comment