Tết này đi chơi đâu? Dường như đó là câu hỏi thường trực của rất nhiều người từ nhiều tuần nay. Người sành điệu, dư giã thì chọn ăn Tết ở nước ngoài. Chẳng hạn một chuyến du hí sang Rome lãng man, hay Paris hoa lệ, gần hơn một chút thì có Trung Quốc bí ẩn, Hàn Quốc lung linh.
Nhưng trên thực tế, xu hướng chọn ngay quê hương mình làm điểm du lịch trong dịp Tết đang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Những chuyến phượt lên miền Tây Bắc hùng vĩ chất chứa yêu thương được giới trẻ quan tâm hơn cả. Nhưng để 'đổi vị', một số thích chơi độc tự thiết kế cho mình và bạn bè những cách chơi Tết khác nhau.
Tour 1: Lên Tây Nguyên chơi Tết đi!
Thu Hương, sinh viên năm thứ 3, ĐHVHHN cho biết: "Tết này mình đi Tây Nguyên chơi nè. Ban Mê Thuột, Pleiku hoặc Đà Lạt, thú vị lắm. Vô mấy buôn làng của đồng bào dân tộc, cưỡi voi,... trên Tây Nguyên, thích cực kỳ luôn".
Đà Lạt mơ mộng ....
Đà Lạt nằm lọt trong rừng thông bạt ngàn điểm xuyết những biệt thự cổ thời Pháp rải rác như nét chấm phá trong tranh thủy mặc. Trong mắt du khách nước ngoài, Đà Lạt dường như mang dáng vẻ của một Âu Châu xinh xắn hơn là một thành phố Đông Phương. Khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm như đẩy lùi cát nóng từ đồng bằng Sông Cửu Long xuống chân đèo Bảo Lộc.
Đến Đà Lạt mà không ghé thăm hồ Than Thở, vườn hoa Bích Câu, biệt điện Bảo Đại, đồi Mộng Mơ hoặc Thung Lũng Tình Yêu, xem tranh thêu ở Đà Lạt sử quán thì coi như bạn chưa đặt chân đến xứ này. Ngoài ra, thưởng ngoạn phong cảnh thác Ankroet, suối Vàng, suối Bạc, hồ Dankia – một quần thể núi, non, suối, hồ là đệ nhất phong cảnh của cao nguyên Lâm Viên cũng là một đích đến của khách du lịch.
Nếu ưa phiêu lưu, bạn có thể tiếp tục đi vào xã Lát, buôn của người dân Lộc Lạt nằm dưới chân núi Langbiang xinh đẹp rực rỡ sắc hoa, chinh phục đỉnh Langbiang rồi từ đó chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Lạt thơ mộng, huyền ảo trong sương mù.
Mỗi du khách đến Ðà Lạt về đêm không thể không nhớ đến, không thể không rủ nhau đi uống sữa đậu nành. Ở phố đi bộ thì sữa đậu nành được bày bán trong mấy chiếc xe bán hàng bằng nhôm có treo đèn màu nên bàn ghế sáng choang. Phố Tăng Bạt Hổ có tiệm sữa đậu nành bán rất đắt hàng, vào những ngày cuối tuần du khách ngồi tràn ra chật một đoạn đường để uống sữa. Có du khách thích uống sữa đậu nành pha với sữa bò đặc, sữa đậu phộng, sữa đậu xanh hoặc thích ăn thêm vài cái bánh sừng trâu, bánh hạnh nhân.
.... hay Buôn Ma Thuột kỳ bí và hùng vĩ !
Có thể nói rằng, đặc sản giữa chốn rừng thiêng này là những thác nước hùng vĩ. Từ quốc lô 14, bạn có thể tham quan thác nước Draysap – Gia Long - Trinh Nữ ( cách 40km ) Thác Draysap được coi là thác nước hùng vĩ, hoang sơ và lớn nhất Tây Nguyên. Ngược lại thác Gia Long lại được mệnh danh là một thiên đường giữa chốn rừng sâu, đẹp và huyền dịu như mùa thu Hà Nội. Còn thác Trinh Nữ mang một vẻ đẹp yêu kiều như cái tên của nó vậy. Đây là một trong những thác đẹp của cụm thác Draysap, với nét hoang sơ và dòng thác trắng xoá như một cô gái e thẹn giữa đất trời.
Ngoài thác, bạn có thể đến thăm biệt thự Bảo Đại cũ, Chùa Khải Đoan. Và từ đây, theo con đường cà phê về Hồ Lak. Đến Lak, bạn có thể tự thưởng cho mình những phút nghỉ ngơi tại BunGalow (nhà dài) ở khu du lịch Buôn Jun, sống cùng với đồng bào Mnông. Nào cưỡi voi, cưỡi thuyền độc mộc vượt hồ Lak và tham gia chuơng trình cồng chiêng văn hoá Phi Vật thể của các đồng bào Tây Nguyên.
Nếu đến chốn này mà không ghé thăm bản Đôn thì thực sự là một bỏ sót lớn. Tại đây, bạn sẽ có dịp tham quan và tìm hiểu về Vua Săn Voi, thăm mộ ông vua Săn Voi, nhà sàn cổ của người Lào, khám phá cầu treo sông Serepok. Mạo hiểm hơn, bạn có thể cưỡi voi vuợt sông Serepok hoặc thuyền độc mộc.
Tour 2: Làm một chuyến đến Đảo Khỉ!
"Bạn đã bao giờ đi ra Đảo Khỉ ở Cát Bà chưa. Rất tuyệt. Ngủ tại các Bangalow bằng gỗ, chơi đùa với những chú khỉ, tắm biển, đốt lửa trại, chèo kayak, leo núi, chơi billard...."
Đó là tâm sự của Mai Hà, lớp khiêu vũ tại Cung VHHNVX. Mỗi khi Tết đến, Hà thường là người tổ chức các chuyến đi xa cho nhóm chơi của mình. Nếu nhóm bạn gồm 10 đến 14 người, thì việc làm một chuyến đến Đảo Khỉ là khác hợp lý và thú vị.
Đảo Khỉ nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 2 dặm. Các bãi biển ở đây là một trong những bãi biển đẹp nhất ở đảo Cát Bà. Bạn có thể chui vào các Bangalow bằng gỗ, tận hưởng không khí trong lành của đại dương, nằm trong các khoang thuyền kayak, bơi lội, chơi bóng đá, bóng chuyền ... hoặc bạn có thể leo núi để chiêm ngưỡng sự ngoạn mục của vịnh Lan Hạ.
Hãy thử tưởng tượng, một buổi chiều đầy gió, thả mình trên những chiếc ghế dài tiện nghi ở bờ biển, bạn có thể cực kỳ mãn nhãn với cảnh hoàng hôn buông xuống. Và khi bao tử đã cồn cào, chỉ cần nhấc thân đi vài mét, bạn đã có một bữa tối ngon miệng bên bạn bè và người thân.
Tour 3: Đón Tết tại Cần Thơ ... cực hay!
PV: Tết này em có kế hoạch gì chưa?
TL: Năm nay em quyết định thực hiện đón năm mới trên sông nước với bà con ngư dân, em nghĩ vụ này sẽ rất thú vị. Chưa bao giờ em đón giao thừa như thế cả nên chuyến này em và một số bạn cùng sở thích quyết tâm thực hiện cho bằng được.
PV: Woww, rất thú vị và độc đáo đây! Em chọn nơi nào thế?
TL: Em nghe nói đón Tết tại Cần Thơ và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long rất thú vị. Em và hội bạn đã đặt vé bay thẳng từ Hà Nội đến Cần Thơ, thăm quan chợ nổi Cái Răng, đi thuyền trên kênh rạch hoặc đến các khu vui chơi... - Anh Thư, SV HVBCTT.
Cùng với chợ Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Khác hẳn những chợ bình thường khác, chợ nổi được nhóm họp trên thuyền và tàu khoảng 2 giờ (từ 6 giờ đến 8 giờ sáng). Đây là một trong hai chợ lớn giao thương chủ yếu là mua và bán sỉ các loại trái cây và nông thổ sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những ngày Tết này, nhất là từ ngày 23 Tết đến ngày 29 Tết, chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp người và thuyền hàng hóa trên sông.
Đáng chú ý, nhiều loại tàu thuyền sức chứa từ 3 tấn đến 12 tấn chở đầy dừa tươi, dưa hấu xanh, bưởi quýt, hoa cúc vàng, hành tây, mận đỏ, bắp cải, củ cải trắng… từ các nơi họp về. Ai bán loại gì thì cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm mình muốn bán lên cái sào đó để mời gọi bạn hàng hay còn gọi là 'bẹo hàng'. Do vậy, chợ không có tiếng rao hàng như các chợ trên bờ, mà có rao thì tiếng sóng, tiếng máy nổ của tàu cũng làm át đi. Ngồi trên xuồng chèo, xuồng máy để đi chợ nổi trong mấy ngày Tết, chỉ cần trông 'cây bẹo hàng' là có thể cập xuồng đúng thuyền hàng cần mua. Trên bờ có hàng gì thì chợ nổi cũng có từng ấy, không thiếu thứ gì.
Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền. Không ồn ào như chợ truyền thống, người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng bởi những sản vật đã được treo trên cây cắm ở mũi mỗi chiếc ghe, xuồng cho biết thuyền chủ nhân đang bán mặt hàng gì. Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn sáng, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của người thương hồ, từ đàn ông, phụ nữ đến trẻ em.
Mấy ngày áp Tết, tại chợ nổi Cái Răng có một lượng lớn ghe bầu ở các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh đến neo đậu mua buôn theo kiểu thu gom để chở hàng cung cấp cho các chợ đầu mối các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc đưa cả sang Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngược lại, cũng từ chợ nổi này những ghe bầu chuyến về chở đầy các mặt hàng nhu yếu phẩm cung cấp lại cho bà con miệt vườn trong dịp Tết như xăng dầu, vải vóc, quần áo may sẵn, giày dép, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo...
Đi chợ nổi Cái Răng ngày xuân, có lẽ thích nhất là thỉnh thoảng bắt gặp hình thức giao hàng độc đáo của dân thương hồ: người bán đứng trên thuyền hàng gieo từng cặp khóm, cặp dưa cho người mua dưới thuyền đưa hai tay bắt lấy, từng cặp nhịp nhàng trông rất điệu nghệ và không hề sơ xuất. Hình ảnh này khiến cho rất nhiều du thuyền của khách du lịch len lỏi vào sát thuyền hàng để ngắm xem, chụp ảnh rất thích thú và giữ chân họ lâu hơn.
Không chỉ các thuyền buôn nhóm chợ trên sông, mà chợ nổi ngày xuân còn có cả các loại xuồng bán hàng rong phục vụ ăn uống giải khát như phở, hủ tiếu, bánh mì thịt, cà phê, kem... thậm chí có cả những 'quán nhậu nổi' trên mui thuyền lớn để các ông chủ miệt đồng quê ngồi giữa bốn bề hoa trái mà tranh thủ 'lai rai' trong lúc chờ mối lái đến giao hoặc nhận hàng.
Không đi theo tour, muốn tham quan chợ nổi Cái Răng bằng đường thủy, sáng sớm, bạn đến Bến tàu Du lịch ở Bến Ninh Kiều để thuê tàu. Giá một chuyến đi - về khoảng 150.000-180.000 đồng (tùy theo tài trả giá của bạn). Tàu rời bến, giữa ban mai trong lành, bạn sẽ được ngắm bình minh đang lên trên sông Cần Thơ và tận hưởng làn gió mát rượi buổi sớm, mang hơi hướng của sương mù, phù sa và dường như có cả 'cái hồn' châu thổ. Cảnh sinh hoạt của người dân ở hai bên bờ sông diễn ra như một đoạn phim tư liệu chạy ngược hướng với bạn thật phong phú và lạ lẫm, nhưng lại tạo cảm giác rất yên bình.
Nếu lỡ thức dậy muộn, bạn có thể từ trung tâm TP. Cần Thơ đến Cái Răng bằng đường bộ, chỉ mất khoảng 15-20 phút với đủ loại phương tiện. Đi xe buýt khoảng 3.000 đồng/người, xe ôm thì 10.000 đồng/người và một chuyến taxi khoảng 50.000 đồng. Đến Cái Răng, bạn đi bộ một chút, quẹo vào đường Võ Tánh nằm bên phải cầu Cái Răng (tính từ trung tâm thành phố ra). Đây là nơi tập trung các loại ghe, xuồng cho thuê đi chợ nổi với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/ giờ tùy theo ghe máy hay ghe chèo.
Chính vì những nét độc đáo như thế mà nhiều nhiều đoàn khách từ phía Bắc hoặc khách nước ngoài khi đến Cần Thơ đều không quên chọn thêm tua đi tham quan chợ nổi. Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng thì coi như chưa đến vùng đất Tây Ðô; bởi lẽ như nhiều cho rằng: chợ là hình ảnh thu nhỏ về kinh tế xã hội của vùng đất đó.
Du lịch, GO! Theo Vatgia, internet
Nhưng trên thực tế, xu hướng chọn ngay quê hương mình làm điểm du lịch trong dịp Tết đang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Những chuyến phượt lên miền Tây Bắc hùng vĩ chất chứa yêu thương được giới trẻ quan tâm hơn cả. Nhưng để 'đổi vị', một số thích chơi độc tự thiết kế cho mình và bạn bè những cách chơi Tết khác nhau.
Tour 1: Lên Tây Nguyên chơi Tết đi!
Thu Hương, sinh viên năm thứ 3, ĐHVHHN cho biết: "Tết này mình đi Tây Nguyên chơi nè. Ban Mê Thuột, Pleiku hoặc Đà Lạt, thú vị lắm. Vô mấy buôn làng của đồng bào dân tộc, cưỡi voi,... trên Tây Nguyên, thích cực kỳ luôn".
Đà Lạt mơ mộng ....
Đà Lạt nằm lọt trong rừng thông bạt ngàn điểm xuyết những biệt thự cổ thời Pháp rải rác như nét chấm phá trong tranh thủy mặc. Trong mắt du khách nước ngoài, Đà Lạt dường như mang dáng vẻ của một Âu Châu xinh xắn hơn là một thành phố Đông Phương. Khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm như đẩy lùi cát nóng từ đồng bằng Sông Cửu Long xuống chân đèo Bảo Lộc.
Đến Đà Lạt mà không ghé thăm hồ Than Thở, vườn hoa Bích Câu, biệt điện Bảo Đại, đồi Mộng Mơ hoặc Thung Lũng Tình Yêu, xem tranh thêu ở Đà Lạt sử quán thì coi như bạn chưa đặt chân đến xứ này. Ngoài ra, thưởng ngoạn phong cảnh thác Ankroet, suối Vàng, suối Bạc, hồ Dankia – một quần thể núi, non, suối, hồ là đệ nhất phong cảnh của cao nguyên Lâm Viên cũng là một đích đến của khách du lịch.
Nếu ưa phiêu lưu, bạn có thể tiếp tục đi vào xã Lát, buôn của người dân Lộc Lạt nằm dưới chân núi Langbiang xinh đẹp rực rỡ sắc hoa, chinh phục đỉnh Langbiang rồi từ đó chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Đà Lạt thơ mộng, huyền ảo trong sương mù.
Mỗi du khách đến Ðà Lạt về đêm không thể không nhớ đến, không thể không rủ nhau đi uống sữa đậu nành. Ở phố đi bộ thì sữa đậu nành được bày bán trong mấy chiếc xe bán hàng bằng nhôm có treo đèn màu nên bàn ghế sáng choang. Phố Tăng Bạt Hổ có tiệm sữa đậu nành bán rất đắt hàng, vào những ngày cuối tuần du khách ngồi tràn ra chật một đoạn đường để uống sữa. Có du khách thích uống sữa đậu nành pha với sữa bò đặc, sữa đậu phộng, sữa đậu xanh hoặc thích ăn thêm vài cái bánh sừng trâu, bánh hạnh nhân.
.... hay Buôn Ma Thuột kỳ bí và hùng vĩ !
Có thể nói rằng, đặc sản giữa chốn rừng thiêng này là những thác nước hùng vĩ. Từ quốc lô 14, bạn có thể tham quan thác nước Draysap – Gia Long - Trinh Nữ ( cách 40km ) Thác Draysap được coi là thác nước hùng vĩ, hoang sơ và lớn nhất Tây Nguyên. Ngược lại thác Gia Long lại được mệnh danh là một thiên đường giữa chốn rừng sâu, đẹp và huyền dịu như mùa thu Hà Nội. Còn thác Trinh Nữ mang một vẻ đẹp yêu kiều như cái tên của nó vậy. Đây là một trong những thác đẹp của cụm thác Draysap, với nét hoang sơ và dòng thác trắng xoá như một cô gái e thẹn giữa đất trời.
Ngoài thác, bạn có thể đến thăm biệt thự Bảo Đại cũ, Chùa Khải Đoan. Và từ đây, theo con đường cà phê về Hồ Lak. Đến Lak, bạn có thể tự thưởng cho mình những phút nghỉ ngơi tại BunGalow (nhà dài) ở khu du lịch Buôn Jun, sống cùng với đồng bào Mnông. Nào cưỡi voi, cưỡi thuyền độc mộc vượt hồ Lak và tham gia chuơng trình cồng chiêng văn hoá Phi Vật thể của các đồng bào Tây Nguyên.
Nếu đến chốn này mà không ghé thăm bản Đôn thì thực sự là một bỏ sót lớn. Tại đây, bạn sẽ có dịp tham quan và tìm hiểu về Vua Săn Voi, thăm mộ ông vua Săn Voi, nhà sàn cổ của người Lào, khám phá cầu treo sông Serepok. Mạo hiểm hơn, bạn có thể cưỡi voi vuợt sông Serepok hoặc thuyền độc mộc.
Tour 2: Làm một chuyến đến Đảo Khỉ!
"Bạn đã bao giờ đi ra Đảo Khỉ ở Cát Bà chưa. Rất tuyệt. Ngủ tại các Bangalow bằng gỗ, chơi đùa với những chú khỉ, tắm biển, đốt lửa trại, chèo kayak, leo núi, chơi billard...."
Đó là tâm sự của Mai Hà, lớp khiêu vũ tại Cung VHHNVX. Mỗi khi Tết đến, Hà thường là người tổ chức các chuyến đi xa cho nhóm chơi của mình. Nếu nhóm bạn gồm 10 đến 14 người, thì việc làm một chuyến đến Đảo Khỉ là khác hợp lý và thú vị.
Đảo Khỉ nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 2 dặm. Các bãi biển ở đây là một trong những bãi biển đẹp nhất ở đảo Cát Bà. Bạn có thể chui vào các Bangalow bằng gỗ, tận hưởng không khí trong lành của đại dương, nằm trong các khoang thuyền kayak, bơi lội, chơi bóng đá, bóng chuyền ... hoặc bạn có thể leo núi để chiêm ngưỡng sự ngoạn mục của vịnh Lan Hạ.
Hãy thử tưởng tượng, một buổi chiều đầy gió, thả mình trên những chiếc ghế dài tiện nghi ở bờ biển, bạn có thể cực kỳ mãn nhãn với cảnh hoàng hôn buông xuống. Và khi bao tử đã cồn cào, chỉ cần nhấc thân đi vài mét, bạn đã có một bữa tối ngon miệng bên bạn bè và người thân.
Tour 3: Đón Tết tại Cần Thơ ... cực hay!
PV: Tết này em có kế hoạch gì chưa?
TL: Năm nay em quyết định thực hiện đón năm mới trên sông nước với bà con ngư dân, em nghĩ vụ này sẽ rất thú vị. Chưa bao giờ em đón giao thừa như thế cả nên chuyến này em và một số bạn cùng sở thích quyết tâm thực hiện cho bằng được.
PV: Woww, rất thú vị và độc đáo đây! Em chọn nơi nào thế?
TL: Em nghe nói đón Tết tại Cần Thơ và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long rất thú vị. Em và hội bạn đã đặt vé bay thẳng từ Hà Nội đến Cần Thơ, thăm quan chợ nổi Cái Răng, đi thuyền trên kênh rạch hoặc đến các khu vui chơi... - Anh Thư, SV HVBCTT.
Cùng với chợ Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang), chợ Cái Răng trên sông Cần Thơ là một trong hai chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Khác hẳn những chợ bình thường khác, chợ nổi được nhóm họp trên thuyền và tàu khoảng 2 giờ (từ 6 giờ đến 8 giờ sáng). Đây là một trong hai chợ lớn giao thương chủ yếu là mua và bán sỉ các loại trái cây và nông thổ sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Trong những ngày Tết này, nhất là từ ngày 23 Tết đến ngày 29 Tết, chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp người và thuyền hàng hóa trên sông.
Đáng chú ý, nhiều loại tàu thuyền sức chứa từ 3 tấn đến 12 tấn chở đầy dừa tươi, dưa hấu xanh, bưởi quýt, hoa cúc vàng, hành tây, mận đỏ, bắp cải, củ cải trắng… từ các nơi họp về. Ai bán loại gì thì cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm mình muốn bán lên cái sào đó để mời gọi bạn hàng hay còn gọi là 'bẹo hàng'. Do vậy, chợ không có tiếng rao hàng như các chợ trên bờ, mà có rao thì tiếng sóng, tiếng máy nổ của tàu cũng làm át đi. Ngồi trên xuồng chèo, xuồng máy để đi chợ nổi trong mấy ngày Tết, chỉ cần trông 'cây bẹo hàng' là có thể cập xuồng đúng thuyền hàng cần mua. Trên bờ có hàng gì thì chợ nổi cũng có từng ấy, không thiếu thứ gì.
Âm thanh chợ nổi bao gồm tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ oàm oạp vào mạn thuyền. Không ồn ào như chợ truyền thống, người buôn bán ở chợ nổi thường không rao hàng bởi những sản vật đã được treo trên cây cắm ở mũi mỗi chiếc ghe, xuồng cho biết thuyền chủ nhân đang bán mặt hàng gì. Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn sáng, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của người thương hồ, từ đàn ông, phụ nữ đến trẻ em.
Mấy ngày áp Tết, tại chợ nổi Cái Răng có một lượng lớn ghe bầu ở các tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh đến neo đậu mua buôn theo kiểu thu gom để chở hàng cung cấp cho các chợ đầu mối các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc đưa cả sang Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Ngược lại, cũng từ chợ nổi này những ghe bầu chuyến về chở đầy các mặt hàng nhu yếu phẩm cung cấp lại cho bà con miệt vườn trong dịp Tết như xăng dầu, vải vóc, quần áo may sẵn, giày dép, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo...
Đi chợ nổi Cái Răng ngày xuân, có lẽ thích nhất là thỉnh thoảng bắt gặp hình thức giao hàng độc đáo của dân thương hồ: người bán đứng trên thuyền hàng gieo từng cặp khóm, cặp dưa cho người mua dưới thuyền đưa hai tay bắt lấy, từng cặp nhịp nhàng trông rất điệu nghệ và không hề sơ xuất. Hình ảnh này khiến cho rất nhiều du thuyền của khách du lịch len lỏi vào sát thuyền hàng để ngắm xem, chụp ảnh rất thích thú và giữ chân họ lâu hơn.
Không chỉ các thuyền buôn nhóm chợ trên sông, mà chợ nổi ngày xuân còn có cả các loại xuồng bán hàng rong phục vụ ăn uống giải khát như phở, hủ tiếu, bánh mì thịt, cà phê, kem... thậm chí có cả những 'quán nhậu nổi' trên mui thuyền lớn để các ông chủ miệt đồng quê ngồi giữa bốn bề hoa trái mà tranh thủ 'lai rai' trong lúc chờ mối lái đến giao hoặc nhận hàng.
Không đi theo tour, muốn tham quan chợ nổi Cái Răng bằng đường thủy, sáng sớm, bạn đến Bến tàu Du lịch ở Bến Ninh Kiều để thuê tàu. Giá một chuyến đi - về khoảng 150.000-180.000 đồng (tùy theo tài trả giá của bạn). Tàu rời bến, giữa ban mai trong lành, bạn sẽ được ngắm bình minh đang lên trên sông Cần Thơ và tận hưởng làn gió mát rượi buổi sớm, mang hơi hướng của sương mù, phù sa và dường như có cả 'cái hồn' châu thổ. Cảnh sinh hoạt của người dân ở hai bên bờ sông diễn ra như một đoạn phim tư liệu chạy ngược hướng với bạn thật phong phú và lạ lẫm, nhưng lại tạo cảm giác rất yên bình.
Nếu lỡ thức dậy muộn, bạn có thể từ trung tâm TP. Cần Thơ đến Cái Răng bằng đường bộ, chỉ mất khoảng 15-20 phút với đủ loại phương tiện. Đi xe buýt khoảng 3.000 đồng/người, xe ôm thì 10.000 đồng/người và một chuyến taxi khoảng 50.000 đồng. Đến Cái Răng, bạn đi bộ một chút, quẹo vào đường Võ Tánh nằm bên phải cầu Cái Răng (tính từ trung tâm thành phố ra). Đây là nơi tập trung các loại ghe, xuồng cho thuê đi chợ nổi với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/ giờ tùy theo ghe máy hay ghe chèo.
Chính vì những nét độc đáo như thế mà nhiều nhiều đoàn khách từ phía Bắc hoặc khách nước ngoài khi đến Cần Thơ đều không quên chọn thêm tua đi tham quan chợ nổi. Ðến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng thì coi như chưa đến vùng đất Tây Ðô; bởi lẽ như nhiều cho rằng: chợ là hình ảnh thu nhỏ về kinh tế xã hội của vùng đất đó.
Du lịch, GO! Theo Vatgia, internet
0 comments:
Post a Comment