Có thể đây là lần đầu tiên bạn nghe nói đến tục ngủ ngửi, ngủ duông, ngủ với người chết... tại những vùng cao ở nước ta.
Ngủ ngửi
Người Dao ở Xuân Sơn huyện Tân Sơn, Phú Thọ có một tập tục kỳ lạ là thiếu nữ tới tuổi trưởng thành sẽ thực hiện tục "ngủ ngửi" do tổ tiên truyền lại.
Trai gái đến tuổi cập kê phải... ngửi mùi nhau và ngủ cùng nhau để hai cơ thể quen hơi. Có người nhiều năm đi "ngủ ngửi" nhưng vẫn chưa tìm được người nào hợp hơi; cũng có người một lần đã nên duyên vợ chồng.
Theo anh Bàn Xuân Lâm - chủ tịch xã: một người Dao đeo tiền của thế hệ mới (có nghĩa là biết chữ, có kiến thức, biết tiếp thu và đã làm quen đủ các phương tiện thời hiện đại) thì hiện tại tập tục ngủ ngửi của người Dao đeo tiền ở Xuân Sơn vẫn còn lưu giữ, không bị mai một.
Ngủ với người chết
Theo truyền thống của người Mông đen, xác chết sẽ được giữ ở trong nhà từ 3 đến 5 ngày. Người ta làm lễ Ngựa, tức là đưa xác người chết lên treo giữa nhà để cúng. Họ dùng ván gỗ Pơ Mu hoặc hai đoạn tre dài được ghép lại với nhau thành tấm bằng những sợi dây rừng cho người chết nằm. Họ buộc chân và phần thân người chết trong tư thế nằm ngủ, trên người phủ rất nhiều quần áo chỉ để hở chân và mặt.
Người thân, bạn bè ăn uống, nằm ngủ bên cạnh người chết trong những ngày này trước khi đưa họ về nơi an nghỉ.
Ngủ duông
Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Họ có một phong tục đặc biệt riêng là "ngủ duông", tiếng địa phương gọi là lướt zướng.
Người con trai Cơ Tu phải làm nhà ngủ duông vào tầm tháng 9, tháng 10 của năm, sau khi đã thu hoạch xong. Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng. Gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm như lá cây... và ngôi nhà này được cả làng đều biết.
Hai người có cảm tình với nhau có thể ngủ ở nhà duông cùng nhau từ 3 đến 5 đêm, hoặc hơn thế, để tự do tìm hiểu. Đồng thời, họ không được vi phạm những quy định như cấm quan hệ bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới.
Ngủ ngồi
Người dân tộc Đan Lai ở huyện Con Cuông, Nghệ An sống giữa rừng quốc gia Pù Mát có một tập tục hàng trăm năm nay là ngủ ngồi.
Theo lời kể của một già làng, người Đan Lai ngủ ngồi xuất phát từ việc trốn chạy bạo chúa trước đây. Họ vốn sống độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài, chủ yếu mưu sinh bằng nghề săn bắn.
Nơi tập trung sinh sống chủ yếu của họ là rừng quốc gia, luôn chứa đựng những hiểm họa từ động vật hoang dã. Vì vậy, họ chỉ dám ngồi quanh đống lửa để canh chừng thú dữ. Lâu dần thành thói quen ngủ ngồi.
Du lịch, GO! - Theo Kenh14.vn + internet
Ngủ ngửi
Người Dao ở Xuân Sơn huyện Tân Sơn, Phú Thọ có một tập tục kỳ lạ là thiếu nữ tới tuổi trưởng thành sẽ thực hiện tục "ngủ ngửi" do tổ tiên truyền lại.
Trai gái đến tuổi cập kê phải... ngửi mùi nhau và ngủ cùng nhau để hai cơ thể quen hơi. Có người nhiều năm đi "ngủ ngửi" nhưng vẫn chưa tìm được người nào hợp hơi; cũng có người một lần đã nên duyên vợ chồng.
Theo anh Bàn Xuân Lâm - chủ tịch xã: một người Dao đeo tiền của thế hệ mới (có nghĩa là biết chữ, có kiến thức, biết tiếp thu và đã làm quen đủ các phương tiện thời hiện đại) thì hiện tại tập tục ngủ ngửi của người Dao đeo tiền ở Xuân Sơn vẫn còn lưu giữ, không bị mai một.
Ngủ với người chết
Theo truyền thống của người Mông đen, xác chết sẽ được giữ ở trong nhà từ 3 đến 5 ngày. Người ta làm lễ Ngựa, tức là đưa xác người chết lên treo giữa nhà để cúng. Họ dùng ván gỗ Pơ Mu hoặc hai đoạn tre dài được ghép lại với nhau thành tấm bằng những sợi dây rừng cho người chết nằm. Họ buộc chân và phần thân người chết trong tư thế nằm ngủ, trên người phủ rất nhiều quần áo chỉ để hở chân và mặt.
Người thân, bạn bè ăn uống, nằm ngủ bên cạnh người chết trong những ngày này trước khi đưa họ về nơi an nghỉ.
Ngủ duông
Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Họ có một phong tục đặc biệt riêng là "ngủ duông", tiếng địa phương gọi là lướt zướng.
Người con trai Cơ Tu phải làm nhà ngủ duông vào tầm tháng 9, tháng 10 của năm, sau khi đã thu hoạch xong. Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng. Gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm như lá cây... và ngôi nhà này được cả làng đều biết.
Hai người có cảm tình với nhau có thể ngủ ở nhà duông cùng nhau từ 3 đến 5 đêm, hoặc hơn thế, để tự do tìm hiểu. Đồng thời, họ không được vi phạm những quy định như cấm quan hệ bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới.
Ngủ ngồi
Người dân tộc Đan Lai ở huyện Con Cuông, Nghệ An sống giữa rừng quốc gia Pù Mát có một tập tục hàng trăm năm nay là ngủ ngồi.
Theo lời kể của một già làng, người Đan Lai ngủ ngồi xuất phát từ việc trốn chạy bạo chúa trước đây. Họ vốn sống độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài, chủ yếu mưu sinh bằng nghề săn bắn.
Nơi tập trung sinh sống chủ yếu của họ là rừng quốc gia, luôn chứa đựng những hiểm họa từ động vật hoang dã. Vì vậy, họ chỉ dám ngồi quanh đống lửa để canh chừng thú dữ. Lâu dần thành thói quen ngủ ngồi.
Du lịch, GO! - Theo Kenh14.vn + internet
0 comments:
Post a Comment