Ngày 24/4, nhân Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố tiến độ mới nhất của dự án "Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng", nhiều PV trong nước và quốc tế đã được phép "xâm nhập" vào một khu vực vốn được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt!
< Các PV trong nước và quốc tế đều rất muốn khám phá mố xử lý đất, bùn nhiễm dioxin.
Toàn bộ khu vực dự án đều nằm trong vùng kiểm soát của Bộ Quốc phòng Việt Nam mà cụ thể là Quân chủng Phòng không - Không quân. Để ra vào công trường này phải có giấy phép đặc biệt của Bộ Quốc phòng do đây là khu vực nhiễm dioxin.
< Khu vực dự án được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Để xử lý khoảng 73.000m³ đất, bùn nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng xuống dưới mức tiêu chuẩn Việt Nam, dự án đang tiến hành xây dựng một bể chứa gọi là mố xử lý lớn hơn cả một sân vận động với chiều rộng 70m, chiều dài xấp xỉ 100m, nhìn từ xa cứ như những "Kim tự tháp" đang lúc ẩn, lúc hiện lên giữa "sa mạc" dioxin.
< Các chuyên gia của USAID giám sát rất chặt chẽ quá trình thi công của công nhân.
Bao bọc chung quanh bể chứa là 4 bức tường thành rất dày, cao 7,3m, được xây dựng bằng những khối bê tông rời rất lớn lắp ghép lại.
< Mố xử lý được xây dựng bằng những khối bê tông lớn lắp ghép.
Nếu tính cả hệ thống cách nhiệt ở đáy và đỉnh của kết cấu thì bể chứa này cao khoảng 8m. Ngay dưới chân tường thành đất và bùn nhiễm dioxin sau khi đưa vào bể chứa này sẽ được làm nóng tới 335°C thông qua 1.254 giếng truyền nhiệt.
< Nhìn từ xa cứ như Kim tự tháp...
Công nghệ xử lý hấp thu nhiệt được xác định là phương pháp hiệu quả nhất và đã được chứng minh về mặt khoa học để phân huỷ dioxin nhưng có tác động thấp nhất đến sức khoẻ con người và môi trường trong điều kiện đặc thù của khu vực dự án này.
< ... ẩn hiện giữa "sa mạc" dioxin.
Công nghệ này là một công nghệ cải tiến, áp dụng quy trình dẫn nhiệt và hút chân không để xử lý đất và bùn nhiễm dioxin. Đất và bùn đào lên được đưa vào mố xử lý hoàn toàn được bít kín bằng bê tông...
< Trước khi cho phép các PV vào tham quan dự án, kỹ sư Peter Chenevey của nhà thầu CDM Smith căn dặn rất nhiều về việc bảo đảm an toàn.
< Các PV phải leo lên bức tường thành cao hơn 7m cũng được canh gác cẩn thận ngay từ chân cầu thang.
Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 - 8000C làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít nhất 335°C. Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất dioxin bị phá huỷ thành các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và Cl2.
< Từ trên cao nhìn xuống, mố xử lý như một chiếc hồ lớn hơn cả một sân vận động.
Đất và bùn ô nhiễm sẽ được đưa vào mố theo 2 giai đoạn và được làm nóng ở nhiệt độ cao trong vài tháng để làm phân huỷ dioxin. Sau khi kết quả phân tích mẫu đất khẳng định đất đã sạch thì đất và bùn đã được làm sạch trong giai đoạn 1 sẽ được đưa ra khỏi mô, đồng thời đất và bùn thuộc giai đoạn 2 sẽ được đưa vào mố để tiến hành quá trình nung nóng tương tự.
< Phương tiện cơ giới trên này.
Theo dự kiến, trên 95% dioxin sẽ bị phân huỷ trong quá trình xử lý nhiệt. Phần dioxin bay hơi sẽ được chân không hoá ở ngoài và đưa vào hệ thống xử lý thứ cấp dành cho chất lỏng và hơi thoát ra từ mố. Hệ thống này sẽ đảm bảo không để dioxin hoặc các chất ô nhiễm khác bay ra môi trường.
< ... và công nhân đang tham gia thi công dự án.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016. Sau khi xử lý xong toàn bộ đất, bùn ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, mố xử lý này sẽ được tháo dỡ, làm sạch các khối bê tông và chuyển đi sử dụng vào việc khác.
< Công nhân đang lắp đặt lớp lót bằng nhựa dày, rất chắc chắn, trên nền của kết cấu nhằm ngăn chặn nước rò rỉ ra ngoài hoặc nước từ bên ngoài thấm vào hệ thống xử lý trong giai đoạn vận hành.
< Dưới chân dưới bức tường thành rất dày...
Khu vực sân bay Quốc tế Đà Nẵng là “điểm nóng” về dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn đất còn sót lại sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
< ... là tuyến đường dành cho xe ôtô chở đất, bùn nhiễm dioxin vào mố xử lý...
Năm 2011, dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt, USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp thực hiện với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 41 triệu USD triệu USD tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua USAID và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 35 tỉ đồng.
< Cạnh mố xử lý là sân phơi bùn nhiễm dioxin đã được thi công hoàn tất.
Dự án sẽ làm sạch trên diện tích đất phía đông bác sân bay Đà Nẵng và khu vực hồ sen phía tây sân bay. Sau khi xử lý, đất bùn này sẽ được xét nghiệm để đảm bảo không còn nhiễm dioxin và được tái sử dụng làm đất đắp trên công trường sân bay Đà Nẵng.
Ngày 24/4/2013, ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho biết, đến thời điểm này tổng kinh phí dự kiến dành cho dự án đã lên đến 84 triệu USD, tăng gấp đôi so với số liệu đưa ra tại lễ khởi công ngày 9/8/2012.
Du lịch, GO! - Theo Infonet, VTC
< Các PV trong nước và quốc tế đều rất muốn khám phá mố xử lý đất, bùn nhiễm dioxin.
Toàn bộ khu vực dự án đều nằm trong vùng kiểm soát của Bộ Quốc phòng Việt Nam mà cụ thể là Quân chủng Phòng không - Không quân. Để ra vào công trường này phải có giấy phép đặc biệt của Bộ Quốc phòng do đây là khu vực nhiễm dioxin.
< Khu vực dự án được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
Để xử lý khoảng 73.000m³ đất, bùn nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng xuống dưới mức tiêu chuẩn Việt Nam, dự án đang tiến hành xây dựng một bể chứa gọi là mố xử lý lớn hơn cả một sân vận động với chiều rộng 70m, chiều dài xấp xỉ 100m, nhìn từ xa cứ như những "Kim tự tháp" đang lúc ẩn, lúc hiện lên giữa "sa mạc" dioxin.
< Các chuyên gia của USAID giám sát rất chặt chẽ quá trình thi công của công nhân.
Bao bọc chung quanh bể chứa là 4 bức tường thành rất dày, cao 7,3m, được xây dựng bằng những khối bê tông rời rất lớn lắp ghép lại.
< Mố xử lý được xây dựng bằng những khối bê tông lớn lắp ghép.
Nếu tính cả hệ thống cách nhiệt ở đáy và đỉnh của kết cấu thì bể chứa này cao khoảng 8m. Ngay dưới chân tường thành đất và bùn nhiễm dioxin sau khi đưa vào bể chứa này sẽ được làm nóng tới 335°C thông qua 1.254 giếng truyền nhiệt.
< Nhìn từ xa cứ như Kim tự tháp...
Công nghệ xử lý hấp thu nhiệt được xác định là phương pháp hiệu quả nhất và đã được chứng minh về mặt khoa học để phân huỷ dioxin nhưng có tác động thấp nhất đến sức khoẻ con người và môi trường trong điều kiện đặc thù của khu vực dự án này.
< ... ẩn hiện giữa "sa mạc" dioxin.
Công nghệ này là một công nghệ cải tiến, áp dụng quy trình dẫn nhiệt và hút chân không để xử lý đất và bùn nhiễm dioxin. Đất và bùn đào lên được đưa vào mố xử lý hoàn toàn được bít kín bằng bê tông...
< Trước khi cho phép các PV vào tham quan dự án, kỹ sư Peter Chenevey của nhà thầu CDM Smith căn dặn rất nhiều về việc bảo đảm an toàn.
< Các PV phải leo lên bức tường thành cao hơn 7m cũng được canh gác cẩn thận ngay từ chân cầu thang.
Các thanh nhiệt hoạt động ở nhiệt độ khoảng 750 - 8000C làm tăng nhiệt độ của toàn bộ mố lên đến ít nhất 335°C. Ở nhiệt độ này, liên kết phân tử của hợp chất dioxin bị phá huỷ thành các chất vô hại khác, chủ yếu là CO2, H2O và Cl2.
< Từ trên cao nhìn xuống, mố xử lý như một chiếc hồ lớn hơn cả một sân vận động.
Đất và bùn ô nhiễm sẽ được đưa vào mố theo 2 giai đoạn và được làm nóng ở nhiệt độ cao trong vài tháng để làm phân huỷ dioxin. Sau khi kết quả phân tích mẫu đất khẳng định đất đã sạch thì đất và bùn đã được làm sạch trong giai đoạn 1 sẽ được đưa ra khỏi mô, đồng thời đất và bùn thuộc giai đoạn 2 sẽ được đưa vào mố để tiến hành quá trình nung nóng tương tự.
< Phương tiện cơ giới trên này.
Theo dự kiến, trên 95% dioxin sẽ bị phân huỷ trong quá trình xử lý nhiệt. Phần dioxin bay hơi sẽ được chân không hoá ở ngoài và đưa vào hệ thống xử lý thứ cấp dành cho chất lỏng và hơi thoát ra từ mố. Hệ thống này sẽ đảm bảo không để dioxin hoặc các chất ô nhiễm khác bay ra môi trường.
< ... và công nhân đang tham gia thi công dự án.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016. Sau khi xử lý xong toàn bộ đất, bùn ô nhiễm tại sân bay Đà Nẵng, mố xử lý này sẽ được tháo dỡ, làm sạch các khối bê tông và chuyển đi sử dụng vào việc khác.
< Công nhân đang lắp đặt lớp lót bằng nhựa dày, rất chắc chắn, trên nền của kết cấu nhằm ngăn chặn nước rò rỉ ra ngoài hoặc nước từ bên ngoài thấm vào hệ thống xử lý trong giai đoạn vận hành.
< Dưới chân dưới bức tường thành rất dày...
Khu vực sân bay Quốc tế Đà Nẵng là “điểm nóng” về dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn đất còn sót lại sau cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.
< ... là tuyến đường dành cho xe ôtô chở đất, bùn nhiễm dioxin vào mố xử lý...
Năm 2011, dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt, USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp thực hiện với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 41 triệu USD triệu USD tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ thông qua USAID và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 35 tỉ đồng.
< Cạnh mố xử lý là sân phơi bùn nhiễm dioxin đã được thi công hoàn tất.
Dự án sẽ làm sạch trên diện tích đất phía đông bác sân bay Đà Nẵng và khu vực hồ sen phía tây sân bay. Sau khi xử lý, đất bùn này sẽ được xét nghiệm để đảm bảo không còn nhiễm dioxin và được tái sử dụng làm đất đắp trên công trường sân bay Đà Nẵng.
Ngày 24/4/2013, ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho biết, đến thời điểm này tổng kinh phí dự kiến dành cho dự án đã lên đến 84 triệu USD, tăng gấp đôi so với số liệu đưa ra tại lễ khởi công ngày 9/8/2012.
Du lịch, GO! - Theo Infonet, VTC
0 comments:
Post a Comment