Đền Liễu Hạnh công chúa tọa lạc dưới chân núi Đèo Ngang (con đèo nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh), ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đường thiên lý Bắc – Nam trước đây.
Phía sau đền là dãy Hoành Sơn và phía trước là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Liễu Hạnh công chúa cùng Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chữ Đồng Tử là bốn vị thánh được nhân dân tôn kính, gọi là “Tứ bất tử”. Trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam, hình tượng của “Tứ bất tử” đại diện cho chính nghĩa, khát vọng sống. Ngoài ba vị nam thần đầu tiên có từ thời Hùng Vương và được thờ nhiều nơi từ rất lâu thì Mẫu Liễu Hạnh là hình mẫu người phụ nữ duy nhất được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời hậu Lê.
Trong tiềm thức của người dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng về khát vọng tự giải phóng của người phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến; khát vọng đạt được những ước mơ về hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam được ký thác vào biểu tượng người mẹ. Vì vậy, hàng năm đã có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến với đền Liễu Hạnh công chúa để dâng hương, nhất là trong các dịp lễ, Tết.
Đền Liễu Hạnh công chúa có diện tích khoảng 335m². Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, có thể thấy, đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách cân xứng và hài hòa.
Các hình tượng như Tứ linh (Long - Lân - Quy - Phụng), Tứ thủ (Cầm - Kỳ - Thi - Họa), Tứ quý (Tùng - Trúc - Mai - Sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long... Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối càng tăng thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.
Theo thống kê từ đầu năm 2013 đến nay, đền Liễu Hạnh công chúa đã đón tiếp hơn 10.000 ngàn lượt khách đến thăm viếng và dâng hương tưởng niệm; trong đó, từ ngày mồng 1 Tết đến ngày mồng 8 Tết Quý Tỵ, đền Liễu Hạnh công chúa đã đón hơn 7.000 lượt khách đến dâng hương.
Đền Liễu Hạnh công chúa là điểm thờ Mẫu ở Quảng Bình và trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với người dân Quảng Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, xét về quy mô và vị trí của đền thờ trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân trọng và bảo tồn.
Du lịch, GO! - Theo Quảng Bình TV, ảnh internet
Phía sau đền là dãy Hoành Sơn và phía trước là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Liễu Hạnh công chúa cùng Sơn Tinh, Thánh Gióng và Chữ Đồng Tử là bốn vị thánh được nhân dân tôn kính, gọi là “Tứ bất tử”. Trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam, hình tượng của “Tứ bất tử” đại diện cho chính nghĩa, khát vọng sống. Ngoài ba vị nam thần đầu tiên có từ thời Hùng Vương và được thờ nhiều nơi từ rất lâu thì Mẫu Liễu Hạnh là hình mẫu người phụ nữ duy nhất được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời hậu Lê.
Trong tiềm thức của người dân, Liễu Hạnh là một vị thần, một biểu tượng về khát vọng tự giải phóng của người phụ nữ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến; khát vọng đạt được những ước mơ về hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam được ký thác vào biểu tượng người mẹ. Vì vậy, hàng năm đã có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến với đền Liễu Hạnh công chúa để dâng hương, nhất là trong các dịp lễ, Tết.
Đền Liễu Hạnh công chúa có diện tích khoảng 335m². Nhìn tổng thể kiến trúc của đền, có thể thấy, đây là một công trình kiến trúc tuy nhỏ, được xây dựng bằng đá, gạch, vôi nhưng vẫn mang truyền thống mỹ quan Á Đông và bảo lưu được bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này được thể hiện qua kết cấu cổng tam quan được bố trí một cách cân xứng và hài hòa.
Các hình tượng như Tứ linh (Long - Lân - Quy - Phụng), Tứ thủ (Cầm - Kỳ - Thi - Họa), Tứ quý (Tùng - Trúc - Mai - Sen) và nhiều biểu tượng cúc hóa long, mai hóa long, tùng hóa long... Đặc biệt, nhìn vào bố cục kiến trúc của đền được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo một trục dọc, cân đối càng tăng thêm phần trang nghiêm của đền Liễu Hạnh công chúa.
Theo thống kê từ đầu năm 2013 đến nay, đền Liễu Hạnh công chúa đã đón tiếp hơn 10.000 ngàn lượt khách đến thăm viếng và dâng hương tưởng niệm; trong đó, từ ngày mồng 1 Tết đến ngày mồng 8 Tết Quý Tỵ, đền Liễu Hạnh công chúa đã đón hơn 7.000 lượt khách đến dâng hương.
Đền Liễu Hạnh công chúa là điểm thờ Mẫu ở Quảng Bình và trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng đối với người dân Quảng Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Đền thờ như một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời. Chính vì vậy, xét về quy mô và vị trí của đền thờ trong lịch sử phát triển của dòng tín ngưỡng dân gian Việt rất xứng đáng để chúng ta trân trọng và bảo tồn.
Du lịch, GO! - Theo Quảng Bình TV, ảnh internet
0 comments:
Post a Comment