Chẳng biết từ đâu miếng đất nhỏ trồng cây kiểng sau nhà tôi bỗng xuất hiện một loại dây có lá màu xanh hình lục giác, chúng phát triển rất nhanh, quấn quanh mấy cây mai, kim quýt, bò lan lên cả hàng rào gần đó.
< Dây bình bát có lá hình lục giác và trái màu đỏ rất bắt mắt.
Vài tháng sau, cây ra hoa có 5 cánh màu trắng, kết trái non màu xanh tương tự trái dưa leo nhỏ. Và lúc trái già, chín có màu đỏ. Tôi định chặt bỏ đi cho quang đãng nhưng chị láng giềng bên cạnh can và cho biết đó là bình bát dây, lá và đọt non nấu canh ăn được.
Tôi hơi hoài nghi khi nghe chị nói, vì từ trước đến giờ chưa từng biết tên cũng như công dụng của loại dây leo này. Tò mò, muốn khám phá ẩm thực dân dã, tôi hỏi chị cách nấu canh với loại lá lạ này.
Theo chị, đọt và lá bình bát non nấu canh với thịt, tôm, cua, cá… đều ngon, ngọt. Nhưng được các bà nội trợ miệt vườn miền Tây ưa chuộng nhất vẫn là canh cua đồng bình bát.
Cua đồng bắt được hoặc mua ở chợ đổ vào xô. Cho nước lạnh vào ngập xâm xấp, dùng đũa đảo nhiều lần và xả nước cho sạch đất. Đập vài cục nước đá cho vào để cua chìm vào giấc ngủ đông, quên kẹp. Dùng tay bắt từng con tách mai, yếm, miệng bỏ đi và cho cua vào cối đá giã nhuyễn với muối. Sau đó đổ nước lạnh vào cua đã giã và dùng đũa sơ cho thịt cua hòa tan vào nước.
Dùng vợt lược lấy nước thịt cua vài lần cho tới khi thấy nước trong thì thôi. Đem nước thịt cua cho vào nồi đun lửa riu riu. Dùng vá sơ nhẹ tay, hớt bọt cho đến khi từng mảng riêu cua nổi lên là chín.
Bình bát dây (còn gọi bình bát dại) là loại dây leo, lá ăn được. Tên khoa học là Coccinia grandis (L) Voigt, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dân gian thường dùng củ bình bát dây để ngâm rượu bóp chỗ sưng đau hay viêm khớp. Trái bình bát dây sắc uống trị tiểu đường…
Lá và đọt bình bát dây mới hái vào rửa sạch, để ráo cho vào nồi riêu cua. Chờ nước sôi bùng lên, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cho hành lá xắt nhuyễn vào và nhắc xuống ngay, không để lâu bởi lá bình bát mềm thì mất ngon. Nhớ thêm một chén nước mắm ngon nguyên chất với vài trái ớt hiểm chín là xong!
Gắp đũa lá bình bát dây kèm miếng riêu cua chấm chút nước mắm cho vào miệng nhai sẽ cảm nhận được vị mềm, giòn, ngọt thanh và hương vị đặc trưng, không thể lẫn vào đâu được… Thêm một chén cơm nóng có chan vài muỗng nước canh vào nữa thì chán cơm cỡ nào cũng ăn được nhiều.
Ý định chặt bỏ dây bình bát không còn và kể từ đó để có món canh thanh nhiệt trong ngày hè nóng bức, tôi chỉ cần mang rổ ra sau nhà hái vài nắm lá bình bát nấu chung với những nguyên liệu khác sẵn có là có ngay tô canh ngon ngọt, đậm đà hương vị quê nhà.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Tâm (Du lịch Tuổi Trẻ), internet
< Dây bình bát có lá hình lục giác và trái màu đỏ rất bắt mắt.
Vài tháng sau, cây ra hoa có 5 cánh màu trắng, kết trái non màu xanh tương tự trái dưa leo nhỏ. Và lúc trái già, chín có màu đỏ. Tôi định chặt bỏ đi cho quang đãng nhưng chị láng giềng bên cạnh can và cho biết đó là bình bát dây, lá và đọt non nấu canh ăn được.
Tôi hơi hoài nghi khi nghe chị nói, vì từ trước đến giờ chưa từng biết tên cũng như công dụng của loại dây leo này. Tò mò, muốn khám phá ẩm thực dân dã, tôi hỏi chị cách nấu canh với loại lá lạ này.
Theo chị, đọt và lá bình bát non nấu canh với thịt, tôm, cua, cá… đều ngon, ngọt. Nhưng được các bà nội trợ miệt vườn miền Tây ưa chuộng nhất vẫn là canh cua đồng bình bát.
Cua đồng bắt được hoặc mua ở chợ đổ vào xô. Cho nước lạnh vào ngập xâm xấp, dùng đũa đảo nhiều lần và xả nước cho sạch đất. Đập vài cục nước đá cho vào để cua chìm vào giấc ngủ đông, quên kẹp. Dùng tay bắt từng con tách mai, yếm, miệng bỏ đi và cho cua vào cối đá giã nhuyễn với muối. Sau đó đổ nước lạnh vào cua đã giã và dùng đũa sơ cho thịt cua hòa tan vào nước.
Dùng vợt lược lấy nước thịt cua vài lần cho tới khi thấy nước trong thì thôi. Đem nước thịt cua cho vào nồi đun lửa riu riu. Dùng vá sơ nhẹ tay, hớt bọt cho đến khi từng mảng riêu cua nổi lên là chín.
Bình bát dây (còn gọi bình bát dại) là loại dây leo, lá ăn được. Tên khoa học là Coccinia grandis (L) Voigt, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Dân gian thường dùng củ bình bát dây để ngâm rượu bóp chỗ sưng đau hay viêm khớp. Trái bình bát dây sắc uống trị tiểu đường…
Lá và đọt bình bát dây mới hái vào rửa sạch, để ráo cho vào nồi riêu cua. Chờ nước sôi bùng lên, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cho hành lá xắt nhuyễn vào và nhắc xuống ngay, không để lâu bởi lá bình bát mềm thì mất ngon. Nhớ thêm một chén nước mắm ngon nguyên chất với vài trái ớt hiểm chín là xong!
Gắp đũa lá bình bát dây kèm miếng riêu cua chấm chút nước mắm cho vào miệng nhai sẽ cảm nhận được vị mềm, giòn, ngọt thanh và hương vị đặc trưng, không thể lẫn vào đâu được… Thêm một chén cơm nóng có chan vài muỗng nước canh vào nữa thì chán cơm cỡ nào cũng ăn được nhiều.
Ý định chặt bỏ dây bình bát không còn và kể từ đó để có món canh thanh nhiệt trong ngày hè nóng bức, tôi chỉ cần mang rổ ra sau nhà hái vài nắm lá bình bát nấu chung với những nguyên liệu khác sẵn có là có ngay tô canh ngon ngọt, đậm đà hương vị quê nhà.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Tâm (Du lịch Tuổi Trẻ), internet
0 comments:
Post a Comment