Tại Vũng La, người dân còn lưu truyền một truyền thuyết khác về bàn cờ ở Gành Tướng. Ngày mồng Hai Tết năm ấy, có một ngư dân nghèo vác chài đi ra phía Vũng La để chài cá về cho gia đình có miếng ăn trong ba ngày Tết. Ông vác chài đi lúc chiều xẩm tối, tới đầu Gành Tướng, trong bóng tối nhá nhem của hoàng hôn, ông chợt thấy có hai ông lão râu tóc bạc phơ, tướng mạo phương phi đang ngồi đánh cờ trên bàn đá đầu mỏm, sau lưng có hai tiểu đồng đứng hầu.
Thấy lạ, ông nấp vào bụi rậm quan sát, bởi vùng đất này, theo hiểu biết của ông ta, không có hai ông già như vậy ngụ cư, mà nếu là nơi khác đến, ắt phải đi ngang qua xóm chứ không có con đường nào khác để tới được mỏm núi heo hút này.
Đang suy nghĩ miên man, bỗng nhiên một trong hai ông già kia, đặt con cờ xuống bàn, vuốt râu cười ha hả, nói giọng sang sảng: “Ta là thiên tướng nhà Trời, đi ngang qua đây thấy phong cảnh hữu tình nên mới dừng chân, hạ xuống đây vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh non nước thơ mộng. Chúng ta chỉ trốn nhà Trời trong giây lát. Ngươi đã trông thấy sao thì hay vậy, không được kể lại với bất kỳ người thứ hai nào biết chuyện này. Chúng ta sẽ cho nhà ngươi sống đến trăm tuổi, con cháu đầy đàn, được hưởng phước, lộc, thọ… bằng không nghe lời ắt phải chết bất đắc kỳ tử” rồi biến mất.
Người đàn ông chài lưới kia hoảng sợ mang chài về, không dám xuống vịnh chài cá như những hôm trước đây. Quả nhiên sau đó công việc làm ăn của gia đình ông ngày mỗi khấm khá, trở thành một ngư dân giàu có trong làng, mua sắm được nhiều ghe bầu chở cá, mắm, muối đi vào tận Đàng Trong bán, rồi chở gạo, vải vóc về bán lại cho các thương buôn khác trong vùng.
Mãi tới năm chín mươi tuổi, nhân dịp mừng lễ thượng thọ và cũng là dịp cúng lăng trong làng, ông đã vô tình kể lại cho con cháu và người trong làng nghe câu chuyện xưa, xảy ra cách đây mấy mươi năm mà ông giấu kín trong lòng, tưởng chừng đã không còn nhớ nổi.
Nhưng đêm ấy, trong giấc ngủ chập chờn, hai thiên tướng xuất hiện trước mặt. Một trong hai người chỉ vào ông mà nói rằng: “nhà ngươi đã phạm lời nguyền. Số ngươi coi như đã chấm dứt”. Nói rồi hai ông lão biến mất. Tỉnh giấc, ông cho gọi tất cả con cháu lại kể câu chuyện vừa xảy ra trong giấc mơ rồi nhắm mắt ra đi. Sau đó, con cháu làm ăn ngày mỗi sa sút, rồi trở lại những ngư dân nghèo khó như xưa.
Ngày nay, trên mỏm đá Gành Tướng vẫn còn in dấu bàn cờ, mặc dù thời gian, mưa nắng, sóng biển đánh vào đã làm cho phiến đá mòn đi khá nhiều.
Chính bởi cảnh sắc thơ mộng và kỳ vĩ trên một dãy vũng kéo dài liên tục ở mạn Đông thị trấn Sông Cầu, nên dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca dao ca ngợi vùng đất này:
Vũng Dông, Vũng Mắm, Vũng Chào
Vũng La, Vũng Sứ, Vũng nào cũng thương.
Du lịch, GO! - Theo ĐÀO MINH HIỆP – ĐOÀN VIỆT HÙNG (báo Phú Yên), internet
Thấy lạ, ông nấp vào bụi rậm quan sát, bởi vùng đất này, theo hiểu biết của ông ta, không có hai ông già như vậy ngụ cư, mà nếu là nơi khác đến, ắt phải đi ngang qua xóm chứ không có con đường nào khác để tới được mỏm núi heo hút này.
Đang suy nghĩ miên man, bỗng nhiên một trong hai ông già kia, đặt con cờ xuống bàn, vuốt râu cười ha hả, nói giọng sang sảng: “Ta là thiên tướng nhà Trời, đi ngang qua đây thấy phong cảnh hữu tình nên mới dừng chân, hạ xuống đây vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh non nước thơ mộng. Chúng ta chỉ trốn nhà Trời trong giây lát. Ngươi đã trông thấy sao thì hay vậy, không được kể lại với bất kỳ người thứ hai nào biết chuyện này. Chúng ta sẽ cho nhà ngươi sống đến trăm tuổi, con cháu đầy đàn, được hưởng phước, lộc, thọ… bằng không nghe lời ắt phải chết bất đắc kỳ tử” rồi biến mất.
Người đàn ông chài lưới kia hoảng sợ mang chài về, không dám xuống vịnh chài cá như những hôm trước đây. Quả nhiên sau đó công việc làm ăn của gia đình ông ngày mỗi khấm khá, trở thành một ngư dân giàu có trong làng, mua sắm được nhiều ghe bầu chở cá, mắm, muối đi vào tận Đàng Trong bán, rồi chở gạo, vải vóc về bán lại cho các thương buôn khác trong vùng.
Mãi tới năm chín mươi tuổi, nhân dịp mừng lễ thượng thọ và cũng là dịp cúng lăng trong làng, ông đã vô tình kể lại cho con cháu và người trong làng nghe câu chuyện xưa, xảy ra cách đây mấy mươi năm mà ông giấu kín trong lòng, tưởng chừng đã không còn nhớ nổi.
Nhưng đêm ấy, trong giấc ngủ chập chờn, hai thiên tướng xuất hiện trước mặt. Một trong hai người chỉ vào ông mà nói rằng: “nhà ngươi đã phạm lời nguyền. Số ngươi coi như đã chấm dứt”. Nói rồi hai ông lão biến mất. Tỉnh giấc, ông cho gọi tất cả con cháu lại kể câu chuyện vừa xảy ra trong giấc mơ rồi nhắm mắt ra đi. Sau đó, con cháu làm ăn ngày mỗi sa sút, rồi trở lại những ngư dân nghèo khó như xưa.
Ngày nay, trên mỏm đá Gành Tướng vẫn còn in dấu bàn cờ, mặc dù thời gian, mưa nắng, sóng biển đánh vào đã làm cho phiến đá mòn đi khá nhiều.
Chính bởi cảnh sắc thơ mộng và kỳ vĩ trên một dãy vũng kéo dài liên tục ở mạn Đông thị trấn Sông Cầu, nên dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca dao ca ngợi vùng đất này:
Vũng Dông, Vũng Mắm, Vũng Chào
Vũng La, Vũng Sứ, Vũng nào cũng thương.
Du lịch, GO! - Theo ĐÀO MINH HIỆP – ĐOÀN VIỆT HÙNG (báo Phú Yên), internet
0 comments:
Post a Comment