Mùa khô. Nắng cháy da. Trên mảnh đất biên thùy Tri Tôn (An Giang), ánh nắng càng thêm gay gắt. Ruộng úa màu, cây ven đường xơ xác. Chúng tôi băng mình trong nắng gió bán sơn địa, trên con đường bóng ngời như muốn chảy nhựa...
< Lối đi lên Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn, An Giang.
Dọc theo dãy núi Dài, tên chữ Ngọa Long Sơn, bất ngờ phát hiện trên ngọn đồi đá của dãy núi nầy, có một ngôi miếu nhỏ, mái lợp ngói xinh xắn. Chiếc cổng ghi: Cửu Thiên miếu, chữ màu vàng trên nền tấm bảng đỏ. Hai hàng cột cổng là hai câu đối cũng màu vàng nền đỏ. Đường dẫn lên miếu là bậc thang uốn lượn như rồng múa. Hai bên đường là hai hàng lan can sơn xanh. Con đường nầy vừa mới làm xong ngày mồng 9 tháng Tư năm Nhâm Thìn (2012).
Đã bao lần ngang qua đây, nhưng mãi đến lần nầy chúng tôi mới nhìn thấy ngôi miếu nầy, có lẽ “nhờ” trời nắng cháy da, cây cối, nhất là các bụi cây tầm vông cháy vàng, xơ xác lá, và ngôi miếu hiện ra như một lời “mời” lữ khách dừng chân trú nắng!
< Đường lên miếu được làm thành 90 bậc cấp trên dốc nghiêng của khối đá không lồ.
Đường lên đồi đá không cao lắm, không dốc lắm, nhưng giữa trưa trời nắng gắt cũng khiến bước chân chúng tôi nặng nhọc, mệt... bả hơi! Để lên miếu, chúng tôi bước lên đúng 90 bậc cấp tráng xi măng chắc chắn. Miếu nhỏ xây gạch, mái ngói, tiền điện là thảo bạt vải nhựa trên sườn tầm vông tạm bợ. Trước thảo bạt là bàn thờ Ông Thiên, với nhiều chậu bông giấy nở hoa đỏ ối.
Ông Lê Văn Tám, 47 tuổi, người kế tục ông thủ lễ đã mất trên 10 năm nay, cho biết thuở xưa Đức bổn sư và Phật Trùm lập miếu bằng tre lá thờ Bà Cửu Thiên. Đức Bổn sư là “Ngô Lợi còn có tên là Hữu, sanh năm Canh Dần (1829) tại Dội (gần biên thùy thuộc Châu Đốc). Cuộc đời cụ là một tấm gương đạo đức, trong sạch, sống khí tiết. Thuở nhỏ sinh hoạt thế nào không biết, lớn lên đi tu. Lấy bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy làm tổ. Giữ đạo tứ ân, trọng hiếu nghĩa. Tín đồ đông mà toàn thể đều được dạy tôn thờ Phật đạo, dạy cư sĩ tại gia.
Bởi trong tứ ân có ân Tổ quốc cho nên cụ ghét Tây, mến những kẻ trung lương ái quốc. Cụ có liên lạc với cụ Quản Thành (Quản cơ Trần Văn Thành), một đại đệ tử của Phật Thầy và là một lãnh tụ kháng Pháp. Vì vậy mà nhà cầm quyền thực dân rất dò xét hành tung của cụ và cũng do đó mà tông tích của cụ rất bí mật. Người Pháp có mấy lần tìm bắt, nhưng bắt không được. Cụ viên tịch hồi năm Canh Dần (1890) trong lúc không đau ốm gì. Truyền rằng xác cụ "được một mãnh hổ cõng vào giấu trong một hang núi và xác ấy khô lại, không hôi thối” (Nguyễn Văn Hầu, “Nửa tháng trong miền Thất Sơn”).
< Cửu Thiên miếu.
Cô Hồ Thị Thanh, 34 tuổi, đang lễ bái trong miếu. Nghe chúng tôi hỏi thăm, cô liền nói khá rành về Phật Trùm. Theo cô, Phật Trùm tên thật Tà Pênh (không biết năm sanh) là người Việt gốc Khmer. Ông ở ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Năm 1866, sau thời gian bịnh nặng, hôn mê, khi tỉnh lại ông tự nhận mình là hậu thân Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, là “hồn Trùm” của Phật, nên được tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo gọi tôn là Phật Trùm... Năm 1998, Cửu Thiên miếu tre lá sắp sập, được xây gạch như hiện tại.
Ông Tám cho biết, theo truyền thuyết, Cửu Thiên miếu thờ Cửu Thiên Huyền nữ. Cửu Thiên Huyền nữ, nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi tầng trời thứ 9. Hoặc theo cách nói khác, Cửu Thiên nương nương, nghĩa đen là đấng Thiên Hậu ở tầng trời thứ 9. Cả hai đều là danh hiệu của Đức Phật mẫu.
Theo “Việt Nam văn học toàn thư” của Hoàng Trọng Miên, (quyển 1, Saigon 1959), Cửu Thiên Huyền nữ sống thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh đế bên Tàu. Sau đời vua Thần Nông, mỗi bộ lạc hùng cứ một phương. Bộ lạc của Xuy Vưu hùng mạnh, muốn thôn tính các bộ lạc khác. Nhưng vì y độc ác nên bị các bộ lạc khác liên kết, tôn thủ lãnh Hữu Hùng Thị làm thủ lãnh chống lại.
< Núi Dài.
Sương mù dầy đặc, quân Hữu Hùng Thị bị quân Xuy Vưu vây chặt, đánh bại, phải tháo chạy. Trong lúc nguy cấp, Cửu Thiên Huyền nữ hiện ra, dạy binh pháp, dạy chế xe hai bánh, có bộ phận chỉ rõ hướng nam, định phương hướng tiến quân. Nhờ vậy quân Hữu Hùng Thị chiến thắng quân Xuy Vưu. Các bộ lạc tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi minh chủ, lấy hiệu Huỳnh Đế. Cửu Thiên Huyền nữ còn hiện ra giúp Huỳnh Đế nhiều việc quan trọng khác. Đặc biệt, Cửu Thiên Huyền nữ là người truyền khoa Lục nhâm độn giáp và phép bói 64 quẻ dịch để đoán kiết hung...
Cửu Thiên Huyền nữ là nhân vật có nhiều tên gọi, như Diêu Trì Thánh mẫu, Kim Bàn Phật mẫu, Tây Vương mẫu, Mẹ sanh... Riêng giới huyền thuật cho rằng Cửu Thiên Huyền nữ được xem là 1 trong 3 vị thánh tổ, gồm Thái Thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên tôn và Cửu Thiên Huyền nữ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, Cửu Thiên Huyền nữ là một nhân vật rất được tôn kính.
Cửu Thiên miếu (ấp An Thành, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) là một ngôi miếu có vài điều huyền bí. Ông Tám đưa chúng tôi qua lối đi lồi lõm phía trước miếu, xuyên qua những tán cây, những bụi tầm vông héo úa lá, giữa những tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác. Xuống một con dốc nhỏ, trước mặt chúng tôi một bãi đá. Nói chính xác thì đó là một tảng đá như hình quả trứng dẹp to rộng hiện ra trước mắt. Ông Tám chỉ bàn chân tiên, nhỏ cỡ em bé 8 tuổi; bánh xe ngựa, nhỏ cỡ cái mâm. Bàn chân tiên và bánh xe ngựa trước đây rất rõ, nay đang mờ dần, ông Tám thố lộ.
< Hai giếng tiên nhỏ và cạn nước.
Riêng giếng tiên có đến 9 cái, cái nào cũng nhỏ, cạn, là những cái lỗ hình tròn, hình bầu dục khuyết một vài nơi, rải rác trên tảng đá to lớn nầy. Mùa nắng khô khốc, có một vài giếng còn đọng ít nước, các giếng khác khô rang. Từ tảng đá nầy nhìn phía trước là nghĩa địa, bên kia là ngọn Ngọa Long sơn cao lớn, uy nghi với màu lá cây rừng ủ dột. Cảnh nơi đây, vào mùa mưa, cây cối xanh tươi, chắc hẳn càng thêm xinh đẹp...
Bà Nguyễn Thị Hồng, 63 tuổi, bán quán dưới chân đồi, bên kia đường, cho biết Cửu Thiên miễu rất linh thiêng. Bà “tiết lộ” rằng, bàn chân tiên trên miếu là bàn chân trái còn bàn chân trên vồ Cấm (núi Dài - Ngọa Long Sơn) là bàn chân phải của một vị tiên. Khoảng 10 năm trước, con nít dưới nầy không đứa nào dám đùa giỡn khi chơi ngang đây. Nếu có đứa nào lỡ nói lớn tiếng, nhất định bị Thánh mẫu quở, bịnh, phải cúng kiến mới bình an.
Bà Hồng nói, bây giờ Thánh mẫu hiền rồi. Tuy nhiên, lâu lâu, khoảng 9-10 giờ đêm, Bà vẫn “về” bằng những chùm sao sáng lòe bự như tấm đệm, từ trời cao sa xuống, như pháo bông. Trước kia, Bà “về” thường lắm. Chính vì sự linh thiêng của Thánh mẫu, vị nữ thần có khả năng “ban bố phước lộc, ban bố con trai” nên khách thập phương gần xa thường đến cúng vái, cầu ước...
Ngày vía Bà (rằm tháng 9 âm lịch) hàng năm, khách thập phường về chiêm bái đến hàng trăm người; lễ vật cúng chay với chè, xôi, trái cây... do mọi người đem tới, không khí long trọng, trang nghiêm.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG Online
< Lối đi lên Cửu Thiên miếu ở Tri Tôn, An Giang.
Dọc theo dãy núi Dài, tên chữ Ngọa Long Sơn, bất ngờ phát hiện trên ngọn đồi đá của dãy núi nầy, có một ngôi miếu nhỏ, mái lợp ngói xinh xắn. Chiếc cổng ghi: Cửu Thiên miếu, chữ màu vàng trên nền tấm bảng đỏ. Hai hàng cột cổng là hai câu đối cũng màu vàng nền đỏ. Đường dẫn lên miếu là bậc thang uốn lượn như rồng múa. Hai bên đường là hai hàng lan can sơn xanh. Con đường nầy vừa mới làm xong ngày mồng 9 tháng Tư năm Nhâm Thìn (2012).
Đã bao lần ngang qua đây, nhưng mãi đến lần nầy chúng tôi mới nhìn thấy ngôi miếu nầy, có lẽ “nhờ” trời nắng cháy da, cây cối, nhất là các bụi cây tầm vông cháy vàng, xơ xác lá, và ngôi miếu hiện ra như một lời “mời” lữ khách dừng chân trú nắng!
< Đường lên miếu được làm thành 90 bậc cấp trên dốc nghiêng của khối đá không lồ.
Đường lên đồi đá không cao lắm, không dốc lắm, nhưng giữa trưa trời nắng gắt cũng khiến bước chân chúng tôi nặng nhọc, mệt... bả hơi! Để lên miếu, chúng tôi bước lên đúng 90 bậc cấp tráng xi măng chắc chắn. Miếu nhỏ xây gạch, mái ngói, tiền điện là thảo bạt vải nhựa trên sườn tầm vông tạm bợ. Trước thảo bạt là bàn thờ Ông Thiên, với nhiều chậu bông giấy nở hoa đỏ ối.
Ông Lê Văn Tám, 47 tuổi, người kế tục ông thủ lễ đã mất trên 10 năm nay, cho biết thuở xưa Đức bổn sư và Phật Trùm lập miếu bằng tre lá thờ Bà Cửu Thiên. Đức Bổn sư là “Ngô Lợi còn có tên là Hữu, sanh năm Canh Dần (1829) tại Dội (gần biên thùy thuộc Châu Đốc). Cuộc đời cụ là một tấm gương đạo đức, trong sạch, sống khí tiết. Thuở nhỏ sinh hoạt thế nào không biết, lớn lên đi tu. Lấy bốn chữ Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy làm tổ. Giữ đạo tứ ân, trọng hiếu nghĩa. Tín đồ đông mà toàn thể đều được dạy tôn thờ Phật đạo, dạy cư sĩ tại gia.
Bởi trong tứ ân có ân Tổ quốc cho nên cụ ghét Tây, mến những kẻ trung lương ái quốc. Cụ có liên lạc với cụ Quản Thành (Quản cơ Trần Văn Thành), một đại đệ tử của Phật Thầy và là một lãnh tụ kháng Pháp. Vì vậy mà nhà cầm quyền thực dân rất dò xét hành tung của cụ và cũng do đó mà tông tích của cụ rất bí mật. Người Pháp có mấy lần tìm bắt, nhưng bắt không được. Cụ viên tịch hồi năm Canh Dần (1890) trong lúc không đau ốm gì. Truyền rằng xác cụ "được một mãnh hổ cõng vào giấu trong một hang núi và xác ấy khô lại, không hôi thối” (Nguyễn Văn Hầu, “Nửa tháng trong miền Thất Sơn”).
< Cửu Thiên miếu.
Cô Hồ Thị Thanh, 34 tuổi, đang lễ bái trong miếu. Nghe chúng tôi hỏi thăm, cô liền nói khá rành về Phật Trùm. Theo cô, Phật Trùm tên thật Tà Pênh (không biết năm sanh) là người Việt gốc Khmer. Ông ở ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Năm 1866, sau thời gian bịnh nặng, hôn mê, khi tỉnh lại ông tự nhận mình là hậu thân Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, là “hồn Trùm” của Phật, nên được tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo gọi tôn là Phật Trùm... Năm 1998, Cửu Thiên miếu tre lá sắp sập, được xây gạch như hiện tại.
Ông Tám cho biết, theo truyền thuyết, Cửu Thiên miếu thờ Cửu Thiên Huyền nữ. Cửu Thiên Huyền nữ, nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi tầng trời thứ 9. Hoặc theo cách nói khác, Cửu Thiên nương nương, nghĩa đen là đấng Thiên Hậu ở tầng trời thứ 9. Cả hai đều là danh hiệu của Đức Phật mẫu.
Theo “Việt Nam văn học toàn thư” của Hoàng Trọng Miên, (quyển 1, Saigon 1959), Cửu Thiên Huyền nữ sống thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh đế bên Tàu. Sau đời vua Thần Nông, mỗi bộ lạc hùng cứ một phương. Bộ lạc của Xuy Vưu hùng mạnh, muốn thôn tính các bộ lạc khác. Nhưng vì y độc ác nên bị các bộ lạc khác liên kết, tôn thủ lãnh Hữu Hùng Thị làm thủ lãnh chống lại.
< Núi Dài.
Sương mù dầy đặc, quân Hữu Hùng Thị bị quân Xuy Vưu vây chặt, đánh bại, phải tháo chạy. Trong lúc nguy cấp, Cửu Thiên Huyền nữ hiện ra, dạy binh pháp, dạy chế xe hai bánh, có bộ phận chỉ rõ hướng nam, định phương hướng tiến quân. Nhờ vậy quân Hữu Hùng Thị chiến thắng quân Xuy Vưu. Các bộ lạc tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi minh chủ, lấy hiệu Huỳnh Đế. Cửu Thiên Huyền nữ còn hiện ra giúp Huỳnh Đế nhiều việc quan trọng khác. Đặc biệt, Cửu Thiên Huyền nữ là người truyền khoa Lục nhâm độn giáp và phép bói 64 quẻ dịch để đoán kiết hung...
Cửu Thiên Huyền nữ là nhân vật có nhiều tên gọi, như Diêu Trì Thánh mẫu, Kim Bàn Phật mẫu, Tây Vương mẫu, Mẹ sanh... Riêng giới huyền thuật cho rằng Cửu Thiên Huyền nữ được xem là 1 trong 3 vị thánh tổ, gồm Thái Thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên tôn và Cửu Thiên Huyền nữ. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, Cửu Thiên Huyền nữ là một nhân vật rất được tôn kính.
Cửu Thiên miếu (ấp An Thành, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) là một ngôi miếu có vài điều huyền bí. Ông Tám đưa chúng tôi qua lối đi lồi lõm phía trước miếu, xuyên qua những tán cây, những bụi tầm vông héo úa lá, giữa những tảng đá lớn nhỏ nằm rải rác. Xuống một con dốc nhỏ, trước mặt chúng tôi một bãi đá. Nói chính xác thì đó là một tảng đá như hình quả trứng dẹp to rộng hiện ra trước mắt. Ông Tám chỉ bàn chân tiên, nhỏ cỡ em bé 8 tuổi; bánh xe ngựa, nhỏ cỡ cái mâm. Bàn chân tiên và bánh xe ngựa trước đây rất rõ, nay đang mờ dần, ông Tám thố lộ.
< Hai giếng tiên nhỏ và cạn nước.
Riêng giếng tiên có đến 9 cái, cái nào cũng nhỏ, cạn, là những cái lỗ hình tròn, hình bầu dục khuyết một vài nơi, rải rác trên tảng đá to lớn nầy. Mùa nắng khô khốc, có một vài giếng còn đọng ít nước, các giếng khác khô rang. Từ tảng đá nầy nhìn phía trước là nghĩa địa, bên kia là ngọn Ngọa Long sơn cao lớn, uy nghi với màu lá cây rừng ủ dột. Cảnh nơi đây, vào mùa mưa, cây cối xanh tươi, chắc hẳn càng thêm xinh đẹp...
Bà Nguyễn Thị Hồng, 63 tuổi, bán quán dưới chân đồi, bên kia đường, cho biết Cửu Thiên miễu rất linh thiêng. Bà “tiết lộ” rằng, bàn chân tiên trên miếu là bàn chân trái còn bàn chân trên vồ Cấm (núi Dài - Ngọa Long Sơn) là bàn chân phải của một vị tiên. Khoảng 10 năm trước, con nít dưới nầy không đứa nào dám đùa giỡn khi chơi ngang đây. Nếu có đứa nào lỡ nói lớn tiếng, nhất định bị Thánh mẫu quở, bịnh, phải cúng kiến mới bình an.
Bà Hồng nói, bây giờ Thánh mẫu hiền rồi. Tuy nhiên, lâu lâu, khoảng 9-10 giờ đêm, Bà vẫn “về” bằng những chùm sao sáng lòe bự như tấm đệm, từ trời cao sa xuống, như pháo bông. Trước kia, Bà “về” thường lắm. Chính vì sự linh thiêng của Thánh mẫu, vị nữ thần có khả năng “ban bố phước lộc, ban bố con trai” nên khách thập phương gần xa thường đến cúng vái, cầu ước...
Ngày vía Bà (rằm tháng 9 âm lịch) hàng năm, khách thập phường về chiêm bái đến hàng trăm người; lễ vật cúng chay với chè, xôi, trái cây... do mọi người đem tới, không khí long trọng, trang nghiêm.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG Online
0 comments:
Post a Comment