Những ngày còn thơ bé tôi đã nghe cha mẹ nói về chùa Lôi Âm - ngôi chùa cổ có từ thế kỷ XV trên đỉnh núi Linh Thứu tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tương truyền rằng, những ai mong tìm được người tâm đầu ý hợp, hãy đến cổng chùa, thành tâm cầu nguyện và nhớ mang theo... gạch.
< Chùa Lôi Âm nhỏ xinh luôn nườm nượp du khách trẩy hội đầu năm.
Tôi đang nói đến chùa Lôi Âm Thượng, với một cái tên cổ khá dài: Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm tự. Chùa nằm trong quần thể chùa Lôi Âm gồm có Lôi Âm Thượng và Lôi Âm Hạ.
< Bến đò xếp sẵn những chồng gạch cho du khách mang theo khi lên chùa Lôi Âm.
Chùa Thượng nằm trên đỉnh núi, chùa Hạ nằm dưới chân núi, tại phường Đại Yên, sau một thời gian dài bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, ngày 25.10.2012 vừa qua đã được phục dựng, trùng tu.
< Lòng hồ Yên Lập rộng mênh mông.
Hành trình đến với chùa Lôi Âm Thượng lần đầu tiên của tôi vào năm 18 tuổi. Trong tâm thức của một cô bé con lúc đó chưa nghĩ đến cầu duyên, chỉ mong đầu năm mới được leo núi, vãn cảnh chùa, mong vạn điều may mắn cho gia đình. Sau lần đó, mỗi dịp xuân mới, chúng tôi đều bố trí một ngày đẹp trời để đến được ngôi chùa cổ, xuất hành cho một năm an vui.
< Những rặng thông xanh vi vút reo trong gió.
Để tới được chùa Lôi Âm bắt buộc phải đi đò qua hồ Yên Lập. Đây là một hồ nước nhân tạo rộng gần 200km2, công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng từ năm 1975, tạo nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Uông Bí. Hồ gồm một đập chính là đập Yên Lập và hai đập phụ là Nghĩa Lộ và Dân Chư. Hồ Yên Lập được hoàn thành, mực nước ở đây dâng cao, ôm quanh các chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nhỏ nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới... cùng với những hàng thông xanh thẳng tắp.
< Đoàn người gồm cả người lớn và trẻ nhỏ cùng hành hương về đất Phật.
Chúng tôi đi xe máy từ Bãi Cháy tới bến đò Đá Gá – quãng đường dài gần 20km mất khoảng 30 phút. Sớm mồng 6 tết, nô nức người tới chùa Lôi Âm, bến đò đông nghịt khách. Trước bến đò, những chồng gạch lớn được xếp gọn gàng từng buộc- mỗi buộc hai viên, chờ du khách cầm theo lên đò. Anh trai tôi nói, đây là gạch công đức, tùy tâm mỗi người xách theo lên tới sân chùa, để nhà chùa tu bổ, sửa chữa chùa.
< Ai cũng thành tâm xách gạch lên chùa cầu mong bình an.
Con đò chầm chậm trôi trong sương, khi chúng tôi ra giữa lòng hồ, gió từ đâu thổi về mát lộng, bốn bề mở ra rộng bao la, chúng tôi nghe thấy cả những tiếng lá thông reo. Mặt nước xanh ngắt, lấp lánh ánh nắng. Du khách ai cũng căng lồng ngực hít thở thật sâu không khí trong lành.
Quãng đường khoảng 3 cây số từ bến đò tới đỉnh núi Linh Thứu là thoai thoải đường rừng. Hai bên đường đi rợp bóng thông xanh, bạt ngàn những đồi dứa (thơm) và đủ loại cây rừng hình thù kì lạ mà chúng tôi lần đầu được biết đến.
< Xa xa, những mái chùa cổ kính khuất sau những vạt cỏ thưa.
Thích nhất trong chặng đường tới chùa là được nghe chim sẻ ríu rít chuyền cành ngay trên đầu mình và được ngửi mùi nhựa thông thơm lạ lùng. Thi thoảng chúng tôi còn gặp những người đàn ông, vai đeo gùi tre, tay cầm dao quắm, thu nhựa thông đang chảy tí tách trên những chiếc bát nhựa được đặt sẵn rồi tranh thủ phạt cỏ cho những vạt dứa… Trong tiếng chim sẻ, tiếng gió xào xạc, chốc chốc lại vang vọng những tiếng chuông chùa. Những viên gạch công đức cầm trên tay nhẹ bẫng, chúng tôi bước thảnh thơi, dù trán ai cũng lấm tấm mồ hôi.
< Tại quần thể chùa Lôi Âm có thể thấy những đồi thông, phía dưới là bạt ngàn cây dứa (thơm) cho trái quanh năm.
Ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đầu, chúng tôi cũng vừa đặt chân tới sân chùa Lôi Âm. Ngôi chùa nhỏ xinh, không đường bệ, uy nghi với tòa ngang lầu dọc nhưng cho chúng tôi những cảm giác bình an đến lạ.
Khói nhang thoang thoảng bay. Tiếng mõ vang đều đều. Trước nhà chùa, cao chất ngất những chồng gạch công đức du khách thập phương xách từ dưới bến đò lên đỉnh núi.
< Từ đỉnh núi Linh Thứu, có thể nhìn thấy lòng hồ Yên Lập phẳng lặng như một mặt gương lớn…
Bên cạnh sân chùa, dưới rừng thông xanh là một thế giới tĩnh mịch, trầm lặng của những lăng mộ rêu phong cổ kính có tuổi đời hàng trăm năm. Chúng tôi bỗng thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản, ai nấy đều bước dưới hàng thông, tâm trí nguyện cầu những điều tốt lành cho năm mới. Tiếp theo hành trình, chúng tôi còn vượt một cánh rừng nữa để đến Ban Mẫu và Hang Cậu nằm dưới một hang núi đá.
< …Và thế giới uy nghiêm, trầm mặc của những lăng mộ cổ kính dưới những tán thông xanh …
Con đò của nhà chùa trả khách về bờ bên kia của hồ Yên Lập khi đã xế chiều. Chúng tôi ghé một hàng dứa bán bên đường để mua dăm trái về thắp hương ông bà rồi sau mời khách nếm thử trái cây của miền núi thiêng. Nắng không còn màu vàng chanh như buổi sớm, nhưng những cảm giác hân hoan, phơi phới của một người vừa hành hương từ cõi Phật trở về thì vẫn còn nguyên vẹn.
Tôi hỏi anh trai, anh đã cầu gì đặc biệt cho năm mới? Anh ra điệu bộ phải giữ bí mật. Điều ước của anh, tôi chưa nghe thấy, nhưng cả một năm qua, gia đình tôi và họ hàng an vui, riêng anh trai tôi đã tìm được “ý trung nhân”- sẽ kết duyên vào xuân mới này. Đó phải chăng là điềm may, chính từ ước nguyện chân thành của anh tôi tại chùa Lôi Âm từ xuân năm ngoái?
Du lịch, GO! - Theo Thúy Hằng (iHay)
< Chùa Lôi Âm nhỏ xinh luôn nườm nượp du khách trẩy hội đầu năm.
Tôi đang nói đến chùa Lôi Âm Thượng, với một cái tên cổ khá dài: Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm tự. Chùa nằm trong quần thể chùa Lôi Âm gồm có Lôi Âm Thượng và Lôi Âm Hạ.
< Bến đò xếp sẵn những chồng gạch cho du khách mang theo khi lên chùa Lôi Âm.
Chùa Thượng nằm trên đỉnh núi, chùa Hạ nằm dưới chân núi, tại phường Đại Yên, sau một thời gian dài bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh, ngày 25.10.2012 vừa qua đã được phục dựng, trùng tu.
< Lòng hồ Yên Lập rộng mênh mông.
Hành trình đến với chùa Lôi Âm Thượng lần đầu tiên của tôi vào năm 18 tuổi. Trong tâm thức của một cô bé con lúc đó chưa nghĩ đến cầu duyên, chỉ mong đầu năm mới được leo núi, vãn cảnh chùa, mong vạn điều may mắn cho gia đình. Sau lần đó, mỗi dịp xuân mới, chúng tôi đều bố trí một ngày đẹp trời để đến được ngôi chùa cổ, xuất hành cho một năm an vui.
< Những rặng thông xanh vi vút reo trong gió.
Để tới được chùa Lôi Âm bắt buộc phải đi đò qua hồ Yên Lập. Đây là một hồ nước nhân tạo rộng gần 200km2, công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng từ năm 1975, tạo nguồn nước tưới tiêu cho các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Uông Bí. Hồ gồm một đập chính là đập Yên Lập và hai đập phụ là Nghĩa Lộ và Dân Chư. Hồ Yên Lập được hoàn thành, mực nước ở đây dâng cao, ôm quanh các chân núi tạo thành một hồ nước lớn có nhiều cảnh đẹp hấp dẫn với những đảo nhỏ nổi tự nhiên như đảo Bàn Tay, đảo Canh, đảo Cua, đảo Giáp Giới... cùng với những hàng thông xanh thẳng tắp.
< Đoàn người gồm cả người lớn và trẻ nhỏ cùng hành hương về đất Phật.
Chúng tôi đi xe máy từ Bãi Cháy tới bến đò Đá Gá – quãng đường dài gần 20km mất khoảng 30 phút. Sớm mồng 6 tết, nô nức người tới chùa Lôi Âm, bến đò đông nghịt khách. Trước bến đò, những chồng gạch lớn được xếp gọn gàng từng buộc- mỗi buộc hai viên, chờ du khách cầm theo lên đò. Anh trai tôi nói, đây là gạch công đức, tùy tâm mỗi người xách theo lên tới sân chùa, để nhà chùa tu bổ, sửa chữa chùa.
< Ai cũng thành tâm xách gạch lên chùa cầu mong bình an.
Con đò chầm chậm trôi trong sương, khi chúng tôi ra giữa lòng hồ, gió từ đâu thổi về mát lộng, bốn bề mở ra rộng bao la, chúng tôi nghe thấy cả những tiếng lá thông reo. Mặt nước xanh ngắt, lấp lánh ánh nắng. Du khách ai cũng căng lồng ngực hít thở thật sâu không khí trong lành.
Quãng đường khoảng 3 cây số từ bến đò tới đỉnh núi Linh Thứu là thoai thoải đường rừng. Hai bên đường đi rợp bóng thông xanh, bạt ngàn những đồi dứa (thơm) và đủ loại cây rừng hình thù kì lạ mà chúng tôi lần đầu được biết đến.
< Xa xa, những mái chùa cổ kính khuất sau những vạt cỏ thưa.
Thích nhất trong chặng đường tới chùa là được nghe chim sẻ ríu rít chuyền cành ngay trên đầu mình và được ngửi mùi nhựa thông thơm lạ lùng. Thi thoảng chúng tôi còn gặp những người đàn ông, vai đeo gùi tre, tay cầm dao quắm, thu nhựa thông đang chảy tí tách trên những chiếc bát nhựa được đặt sẵn rồi tranh thủ phạt cỏ cho những vạt dứa… Trong tiếng chim sẻ, tiếng gió xào xạc, chốc chốc lại vang vọng những tiếng chuông chùa. Những viên gạch công đức cầm trên tay nhẹ bẫng, chúng tôi bước thảnh thơi, dù trán ai cũng lấm tấm mồ hôi.
< Tại quần thể chùa Lôi Âm có thể thấy những đồi thông, phía dưới là bạt ngàn cây dứa (thơm) cho trái quanh năm.
Ánh nắng lấp lánh trên đỉnh đầu, chúng tôi cũng vừa đặt chân tới sân chùa Lôi Âm. Ngôi chùa nhỏ xinh, không đường bệ, uy nghi với tòa ngang lầu dọc nhưng cho chúng tôi những cảm giác bình an đến lạ.
Khói nhang thoang thoảng bay. Tiếng mõ vang đều đều. Trước nhà chùa, cao chất ngất những chồng gạch công đức du khách thập phương xách từ dưới bến đò lên đỉnh núi.
< Từ đỉnh núi Linh Thứu, có thể nhìn thấy lòng hồ Yên Lập phẳng lặng như một mặt gương lớn…
Bên cạnh sân chùa, dưới rừng thông xanh là một thế giới tĩnh mịch, trầm lặng của những lăng mộ rêu phong cổ kính có tuổi đời hàng trăm năm. Chúng tôi bỗng thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản, ai nấy đều bước dưới hàng thông, tâm trí nguyện cầu những điều tốt lành cho năm mới. Tiếp theo hành trình, chúng tôi còn vượt một cánh rừng nữa để đến Ban Mẫu và Hang Cậu nằm dưới một hang núi đá.
< …Và thế giới uy nghiêm, trầm mặc của những lăng mộ cổ kính dưới những tán thông xanh …
Con đò của nhà chùa trả khách về bờ bên kia của hồ Yên Lập khi đã xế chiều. Chúng tôi ghé một hàng dứa bán bên đường để mua dăm trái về thắp hương ông bà rồi sau mời khách nếm thử trái cây của miền núi thiêng. Nắng không còn màu vàng chanh như buổi sớm, nhưng những cảm giác hân hoan, phơi phới của một người vừa hành hương từ cõi Phật trở về thì vẫn còn nguyên vẹn.
Tôi hỏi anh trai, anh đã cầu gì đặc biệt cho năm mới? Anh ra điệu bộ phải giữ bí mật. Điều ước của anh, tôi chưa nghe thấy, nhưng cả một năm qua, gia đình tôi và họ hàng an vui, riêng anh trai tôi đã tìm được “ý trung nhân”- sẽ kết duyên vào xuân mới này. Đó phải chăng là điềm may, chính từ ước nguyện chân thành của anh tôi tại chùa Lôi Âm từ xuân năm ngoái?
Du lịch, GO! - Theo Thúy Hằng (iHay)
0 comments:
Post a Comment