Đậu đũa khá quen thuộc với các món ăn như đậu đũa luộc, đậu đũa xào hay kho với cá đồng… Nhưng không phải ai cũng từng được thưởng thức món xôi và chè đậu đũa.
Ở quê tôi hầu như nhà nào cũng trồng đậu đũa. Đậu đũa có vị ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất, lại rất dễ gieo trồng. Chỉ cần một ít hạt giống gieo xuống khoảnh đất nhỏ trong vườn, sau vài ngày đã thấy những mầm đậu bé xinh nhú lên khỏi mặt đất. Người ta cắm những nhánh tre dài cho dây đậu bò lên. Vài tuần sau là cây ra hoa, kết trái.
Khi đậu ra trái nhiều, ăn không hết sẽ già. Người quê tôi hái những trái đậu già ấy đem bóc lấy hạt, phơi khô để dành nấu xôi, nấu chè. Những hạt đậu đũa khô bé nhỏ ấp ôm hương nắng gió miền Trung khiến món xôi, chè đậu đũa trở thành những món ăn chơi thơm ngon và lạ miệng chỉ có ở các vùng thôn quê.
Để có được đĩa xôi đậu đũa thơm ngon, đậu đũa được mang ngâm, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi luộc cho mềm, đổ ra rổ để ráo. Chọn loại nếp mới còn thơm hương, vo sạch bụi cám. Cho nếp và đậu vào đồ chín. Thường thì các bà nội trợ cho thêm một ít dầu phụng, muối và bột ngọt (mì chính) vào để món xôi khi chín sẽ ngon, béo và đậm đà hơn. Món ăn này là sự kết hợp giữa vị dẻo, thơm của nếp, béo của dầu phụng cùng vị thơm, bùi của đậu, là món điểm tâm yêu thích của người dân quê tôi.
Nhiều người thích ăn xôi đậu đũa cùng bánh tráng nướng. Bẻ hai miếng bánh tráng rồi kẹp miếng xôi ở giữa. Âm thanh giòn tan của bánh tráng khiến món ăn thêm thú vị và mang đến cảm giác vui tươi cho người thưởng thức.
Với chè đậu đũa cần ngâm đậu sáu giờ, bóc bỏ vỏ rồi nấu mềm. Đổ bớt nước luộc đậu ra, cho đường vào rim cùng đậu chừng hai mươi phút cho hạt đậu ngấm vị ngọt của đường thì cho phần nước luộc đậu còn lại vào nồi chè, thêm lượng đường vừa ăn, nấu sôi năm phút là được. Để vị ngọt của chè thêm thanh và hương chè thơm ngan ngát, chỉ cần cho một ít muối và vài nhánh lá dứa đã rửa sạch vào nấu cùng là được.
Những ngày nắng nóng được thưởng thức chè đậu đũa ướp lạnh thì không gì tuyệt bằng. Nâng chén chè mát lạnh, thơm ngát trên tay, húp một chút nước đường ngọt lịm, nhâm nhi từng hạt đậu chín mềm, cảm nhận hương vị bở bùi tan trên đầu lưỡi, nghe như bao nhiêu nắng nóng ngoài trời cùng những mệt mỏi trong người tan biến đâu hết.
Bạn cũng có thể nấu xôi và chè đậu đũa với những hạt đậu đũa tươi được bóc ra từ những trái đậu đã già. Với đậu tươi thì khi nấu không cần phải ngâm và bóc vỏ.
Một mùa đậu đũa nữa lại về, người quê tôi lại háo hức hái đậu, lại luộc, lại xào, lại phơi khô, nấu xôi, nấu chè... Mặc cho bao nhiêu món ngon vật lạ có mặt trên đời, đậu đũa vẫn mãi thân thiết và gắn bó với những con người nơi mảnh đất miền Trung đầy nắng gió nhưng cũng rất nghĩa tình này.
Du lịch, GO! - Theo Kim Loan (TTO), internet
Ở quê tôi hầu như nhà nào cũng trồng đậu đũa. Đậu đũa có vị ngọt, nhiều vitamin và khoáng chất, lại rất dễ gieo trồng. Chỉ cần một ít hạt giống gieo xuống khoảnh đất nhỏ trong vườn, sau vài ngày đã thấy những mầm đậu bé xinh nhú lên khỏi mặt đất. Người ta cắm những nhánh tre dài cho dây đậu bò lên. Vài tuần sau là cây ra hoa, kết trái.
Khi đậu ra trái nhiều, ăn không hết sẽ già. Người quê tôi hái những trái đậu già ấy đem bóc lấy hạt, phơi khô để dành nấu xôi, nấu chè. Những hạt đậu đũa khô bé nhỏ ấp ôm hương nắng gió miền Trung khiến món xôi, chè đậu đũa trở thành những món ăn chơi thơm ngon và lạ miệng chỉ có ở các vùng thôn quê.
Để có được đĩa xôi đậu đũa thơm ngon, đậu đũa được mang ngâm, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi luộc cho mềm, đổ ra rổ để ráo. Chọn loại nếp mới còn thơm hương, vo sạch bụi cám. Cho nếp và đậu vào đồ chín. Thường thì các bà nội trợ cho thêm một ít dầu phụng, muối và bột ngọt (mì chính) vào để món xôi khi chín sẽ ngon, béo và đậm đà hơn. Món ăn này là sự kết hợp giữa vị dẻo, thơm của nếp, béo của dầu phụng cùng vị thơm, bùi của đậu, là món điểm tâm yêu thích của người dân quê tôi.
Nhiều người thích ăn xôi đậu đũa cùng bánh tráng nướng. Bẻ hai miếng bánh tráng rồi kẹp miếng xôi ở giữa. Âm thanh giòn tan của bánh tráng khiến món ăn thêm thú vị và mang đến cảm giác vui tươi cho người thưởng thức.
Với chè đậu đũa cần ngâm đậu sáu giờ, bóc bỏ vỏ rồi nấu mềm. Đổ bớt nước luộc đậu ra, cho đường vào rim cùng đậu chừng hai mươi phút cho hạt đậu ngấm vị ngọt của đường thì cho phần nước luộc đậu còn lại vào nồi chè, thêm lượng đường vừa ăn, nấu sôi năm phút là được. Để vị ngọt của chè thêm thanh và hương chè thơm ngan ngát, chỉ cần cho một ít muối và vài nhánh lá dứa đã rửa sạch vào nấu cùng là được.
Những ngày nắng nóng được thưởng thức chè đậu đũa ướp lạnh thì không gì tuyệt bằng. Nâng chén chè mát lạnh, thơm ngát trên tay, húp một chút nước đường ngọt lịm, nhâm nhi từng hạt đậu chín mềm, cảm nhận hương vị bở bùi tan trên đầu lưỡi, nghe như bao nhiêu nắng nóng ngoài trời cùng những mệt mỏi trong người tan biến đâu hết.
Bạn cũng có thể nấu xôi và chè đậu đũa với những hạt đậu đũa tươi được bóc ra từ những trái đậu đã già. Với đậu tươi thì khi nấu không cần phải ngâm và bóc vỏ.
Một mùa đậu đũa nữa lại về, người quê tôi lại háo hức hái đậu, lại luộc, lại xào, lại phơi khô, nấu xôi, nấu chè... Mặc cho bao nhiêu món ngon vật lạ có mặt trên đời, đậu đũa vẫn mãi thân thiết và gắn bó với những con người nơi mảnh đất miền Trung đầy nắng gió nhưng cũng rất nghĩa tình này.
Du lịch, GO! - Theo Kim Loan (TTO), internet
0 comments:
Post a Comment