Đến hẹn lại lên, tình trạng "chặt, chém", chèo kéo, phe vé, đeo bám,... du khách tại khu du tích Hương Sơn lại tái diễn.
Chính quyền và dân Hương Sơn lập "hội đồng chém”
Tranh thủ những ngày nghỉ Tết cuối cùng, anh Nguyễn Văn Tú (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cùng gia đình đi thăm quan và trẩy hội chùa Hương. Và để tránh những "khó khăn" có thể gặp phải trên đường về đất Phật, gia đình anh đã quyết định lên đường từ lúc tờ mờ sớm.
Tuy nhiên, theo anh Tú kể lại: “Ngay từ mờ mờ sáng, khi chiếc xe ô tô của anh rẽ vào đường 21B chưa đầy một cây số đã xuất hiện ba chiếc xe máy bám theo. Nhìn qua gương chiếu hậu của xe, tôi biết có người bám sau nhưng không hiểu có chuyện gì xảy ra. Sợ gặp phải cướp nên vợ tôi bảo chốt cửa lại và đi tiếp chờ đến đoạn nào đông người mới dừng lại. Chiếc xe của tôi đi được khoảng 500 mét thì đến phố Xốm. Đây là đoạn đường đông dân cư nên tôi quyết định dừng xe lại nói chuyện”.
< Cò đò, gửi xe đeo bám và chặn xe khách du lịch Chùa Hương.
Khi chiếc xe của anh vừa giảm tốc độ, chưa dừng lại hẳn, những người đi xe máy bám theo đã ập đến đập vào cửa kính, thanh xe nói vào như quát với giọng cộc lốc: “Đi chùa Hương phải không, đi đò nhà em nhá!”.
Và dù đã từ chối thẳng thừng, thậm chí bày tỏ thái độ khó chịu ra mặt, nhưng những người kia vẫn bám sát xe anh Tú, tiếp tục đập vào cửa kính, bám lẵng nhẵng theo xe suốt đoạn đường gần chục km.
Anh Tú kể tiếp: Đoạn đường dài chưa đầy 30 km từ ngã ba Ba La về đến Hương Sơn nhưng dọc đường đi anh luôn bị cò vé bám theo xe làm phiền đến tận cổng chùa Hương. Khi xe của anh vừa đến đầu thôn Yến, một người đàn ông mặc quần áo công an xã Hương Sơn chạy ra chặn xe và đề nghị mua vé giữ xe.
Chưa kịp hỏi vé gì, bao nhiêu tiền thì vị công an viên kia đưa cho anh Tú một tấm giấy to bằng bao diêm và hất hàm nói cộc lốc: “40.000 đồng, nhanh!”. Theo quan sát tấm vé, chiếc vé trên là vé trông giữ ô tô do UBND xã Hương Sơn ban hành.
< Dịch vụ đổi tiền lẻ dù như "máy chém" vẫn hút khách.
Sau giây phút hoàn hồn với những tên cò vé, chèo kéo khách, nghĩ bỏ 40.000 đồng cho chính quyền để được trông xe thì quá yên tâm. Nhưng khi tiến sâu vào trong khu di tích Hương Sơn, anh lại gặp phen hú vía với hàng chục thanh niên lực lưỡng chạy ra chặn đầu xe, đập tay lên nóc xe mời chào… gửi xe.
Tưởng là đóng tiền vé gửi xe ngoài cổng rồi thì gửi đâu cũng được, những điểm trông giữ xe này chỉ ăn phần trăm hoa hồng của chiếc vé nên anh liền đánh xe vào bãi gửi xe của một gia đình có treo biển nhà nghỉ Trọng Khôi ngay đầu bến Đục. Khi chiếc xe yên vị ở một khoảng trống, một thanh niên chạy đến đưa cho anh Tú tấm giấy có đóng dấu của nhà nghỉ và bảo là vé gửi xe. Nhưng quan sát thì không thấy ghi là vé xe và cũng không ghi giá tiền.
Chưa kịp hiểu thực hư như thế nào, thanh niên trông xe của nhà nghỉ Trọng Khôi bảo: “Anh cho em xin tiền gửi xe”. Thấy bị hỏi phí gửi xe lần thứ hai, anh Tú liền nói chuyện về việc UBND xã đã bán vé xe thu 40.000 đồng, đồng thời lấy vé ra cho xem thì nhân viên trông xe này nói: “Đấy là “phí” của xã còn em trông xe ở đây thì thu ở đây. Chuyện xã chẳng liên quan gì đến nhà em cả”.
< Những cửa hàng thò thụt, che bạt lôm nhôm mất mỹ quan của đường lên chùa Thiên Trù.
Sau giây phút ngỡ ngàng và bị người nhà gục đi, anh chấp nhận nộp phí gửi xe và hỏi giá thì té ngừa với cách “chém đẹp” ở đây. Theo đó, nhà nghỉ Trọng Khôi đã thu phí trông xe ô tô của anh với giá 100.000 đồng. Nhìn cả dãy xe đậu san xát, không còn chỗ trống, anh Tú đành bấm bụng móc hầu bao và nhận lại một nụ cười nhăn nhở kèm theo câu “Tết mà anh!”.
Theo tìm hiểu, anh Tú không phải là trường hợp duy nhất bị “chặt chém” tại ngày đầu tiên khai hội chùa Hương mà hầu hết du khách về trẩy hội chùa Hương đều khóc ròng trước cửa phật với đủ loại dịch vụ.
Theo đó, hàng trăm điểm trông giữ xe trên địa bàn Hương Sơn đều thu phí với giá cao cắt cổ. Cụ thể: Xe máy là 20.000 đồng/lượt; ô tô 5 chỗ là 70.000 đồng/lượt; xe từ 7 chỗ đến 9 chỗ là 100.000 đồng/lượt; xe từ 15 chỗ đến 30 chỗ là 150.000 đồng/lượt; xe trên 30 chỗ là 200.000 đồng/lượt.
Đáng lên án là dù ngay tại đầu thôn Yến, UBND xã Hương Sơn, công an xã đã bán vé trông xe nhưng vẫn để mặc cho tư nhân lộng hành, coi đó như là một lệ làng được “ngầm” công nhận. Không ít trường hợp xảy ra cự cãi giữa du khách và các nhà trông xe khi du khách không chịu kiểu một cổ hai tròng trong ngày đầu xuân năm mới lập tức một số "đầu gấu thôn", "chí phèo làng" xuất hiện... khiến hình ảnh, sự thanh bình nơi đất phật bị vấy bẩn một cách không thương tiếc.
Dịch vụ du lịch với giá trên trời
< Những món ăn có giá trên trời tại Hương Sơn.
Không dừng lại ở chiếc vé xe, các dịch vụ khác cũng thi đua “chặt, chém” du khách hồi hương về với đất phật. Tại mùa lễ hội chùa Hương năm 2013 du khách đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Dịch vụ ăn uống tại đây cũng được dịp hét giá “trên trời”. Một bát canh rau sắng có giá 120.000 đồng hay thịt các loại thú rừng như: Nhím, Sóc, Hươu, Nai, Thỏ…giá bèo nhất cũng phải 400.000 đồng/đĩa, có loại thịt thú rừng lên đến hàng triệu đồng/đĩa.
Theo lời mời chào của một chủ quán, thịt hươu sao, thịt chồn đá, hoẵng hay sóc đều được mua từ đội thợ săn, đảm bảo “hàng xịn”. Giá một cân thịt hươu sao “xịn” từ 500 – 700 nghìn đồng/kg; chồn đá có giá từ 300-400 nghìn đồng/cân; hoẵng từ 500 – 600 nghìn đồng/cân… Mức giá này cũng có thể dao động tùy quán và tùy người mua.
Điều đáng nói, thịt các loại thú rừng được các nhà hàng bày bán và giết thịt hết sức ngang nhiên. Trước cửa các nhà hàng, các con vật bị móc hàm, treo lủng lẳng bằng các móc sắt, rồi các "đồ tể" thì tha hồ thể hiện "tài nghệ" pha thịt trước hàng ngàn phật tử. Máu hươu, nhím đỏ lòm, tanh hôi nhỏ giọt xuống các tấm bìa các tông khiến ai lỡ nhìn cũng lạnh cả người.
Chúng tôi không thể hiểu nổi những con người đang ngày đêm hưởng lộc nơi cửa phật sao lại có thể tàn nhẫn đến mức độ công khai như vậy. Phải chăng đây chính là nơi thể hiện sự tàn ác nhất của con người bên cạnh cái linh thiêng nơi chốn thiền?
Bên cạnh những đặc sản chỉ bán trong ba tháng đầu năm nhưng thú rừng thì những dịch vụ bình dân khác cũng được dịp leo thang.
Anh Nguyễn Quang Hưng (ở xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An) tâm sự: “Vì nhà ở xa lại muốn tham dự lễ khai hội chùa Hương nên tôi và gia đình về chùa Hương từ chiều ngày mùng 5 tết, ngủ lại nhà nghỉ qua đêm chờ ngày khai hội”. Theo đó, anh Hưng bị hét giá tới 600.000 đồng một phòng đơn/đêm, còn phòng đôi thì lên đến 1.500.000 đồng/đêm.
Bên cạnh đó, rất nhiều loại dịch vụ khác cũng leo thang chóng mặt, trong khi ngày thường chỉ 20 -30 ngàn một bát mì bò hay phở bò thì vào lễ hội nó đã đội giá tăng lên 70.000 -100.000 đồng/bát phở bò với những miếng thịt mỏng như giất pơ luya; bánh mỳ thịt giá rẻ nhất cũng đã 30.000 đồng, bao thuốc vinataba, lon bò húc cũng tăng gấp 2 bình thường lên tới 50.000 đồng…
Tại đền Trình, dịch vụ lễ lạt cũng đua nhau “chém” du khách với giá 50.000 đồng/lần viết sớ, 20.000 đồng/lá trầu và quả cau; mâm xôi và gà cúng có giá 500.000-800.000 đồng/mâm.
Cũng trên đường về đất phật, lợi dụng tâm lý những du khách có bệnh trong người, đầu năm đi lễ nhằm gặp thầy, gặp thuốc, ngay đường vào đến Trình sừng sững một cửa hàng bán thuốc nam gia truyền với diện tích rộng hàng trăm mét vuông được gia chủ bày bán, quảng cáo hàng trăm loại thuốc khác nhau. Cái biển của hiệu thuốc này do “dị nhân” Bùi Nam Hải làm chủ. Những hình ảnh quảng cáo của ông chủ tiệm trẻ măng như một phật tử mộ đạo với các loại thuốc gia truyền, chuyên đặc trị nhiều loại bệnh mà cả y học cũng bó tay như khối u, tiểu đường đến viêm tai giữa, viêm họng lở loét, xoang mũi, lỏng chân răng…
< Các loại thú rừng “xịn” được bày bán công khai ngay trước cổng chùa.
Các loại thuốc được bày bán công khai, chẳng có một tờ giấy chứng nhận, hay chỉ rõ nguồn gốc. Quanh hiệu thuốc có vài cò mồi luôn sẵn sàng chào mời, giới thiệu các loại thuốc với mức giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.
Tuy nhiên theo lời khẳng định của ông Nguyễn Chí Thanh – Trưởng Ban quả lý khu di tịch Hương Sơn, Phó ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2013 thì không có thịt thú rừng mà chỉ có thú nuôi làm giả thịt rừng. Nhiều người khi mua thịt cũng khẳng định mua thịt nai nhưng lại nhìn thấy chân là móng bê. Thực tế những người bán hàng chỉ cần làm đơn giản như kéo dài mõm chó nhà rồi thui vàng và chặt chân cho khó nhận biết để giả thành hoẵng, cắt tai thỏ, thui vàng biến thành chồn đá, bê thui vàng biến thành nai… Thực tế là vậy nhưng không ít du khách “non dạ” có sở thích tìm “hàng độc” từ núi rừng đã bị “chém đẹp” mà không biết.
Có thể nói, những nét cổ kính của một quần thể di tích thuộc diện lớn của đồng bằng sông Hồng đang bị mai một, thương mại hóa và quản lý lỏng lẻo đáng lo ngại. Trong những năm tới, nếu không khéo khai thác và bảo tồn nguồn lợi du lịch này sẽ khó mà còn chỗ đứng trong lòng du khách thập phương và các phật tử gần xa.
Du lịch, GO! - Theo Petrotimes, internet
Chính quyền và dân Hương Sơn lập "hội đồng chém”
Tranh thủ những ngày nghỉ Tết cuối cùng, anh Nguyễn Văn Tú (Cầu Giấy, Hà Nội) đã cùng gia đình đi thăm quan và trẩy hội chùa Hương. Và để tránh những "khó khăn" có thể gặp phải trên đường về đất Phật, gia đình anh đã quyết định lên đường từ lúc tờ mờ sớm.
Tuy nhiên, theo anh Tú kể lại: “Ngay từ mờ mờ sáng, khi chiếc xe ô tô của anh rẽ vào đường 21B chưa đầy một cây số đã xuất hiện ba chiếc xe máy bám theo. Nhìn qua gương chiếu hậu của xe, tôi biết có người bám sau nhưng không hiểu có chuyện gì xảy ra. Sợ gặp phải cướp nên vợ tôi bảo chốt cửa lại và đi tiếp chờ đến đoạn nào đông người mới dừng lại. Chiếc xe của tôi đi được khoảng 500 mét thì đến phố Xốm. Đây là đoạn đường đông dân cư nên tôi quyết định dừng xe lại nói chuyện”.
< Cò đò, gửi xe đeo bám và chặn xe khách du lịch Chùa Hương.
Khi chiếc xe của anh vừa giảm tốc độ, chưa dừng lại hẳn, những người đi xe máy bám theo đã ập đến đập vào cửa kính, thanh xe nói vào như quát với giọng cộc lốc: “Đi chùa Hương phải không, đi đò nhà em nhá!”.
Và dù đã từ chối thẳng thừng, thậm chí bày tỏ thái độ khó chịu ra mặt, nhưng những người kia vẫn bám sát xe anh Tú, tiếp tục đập vào cửa kính, bám lẵng nhẵng theo xe suốt đoạn đường gần chục km.
Anh Tú kể tiếp: Đoạn đường dài chưa đầy 30 km từ ngã ba Ba La về đến Hương Sơn nhưng dọc đường đi anh luôn bị cò vé bám theo xe làm phiền đến tận cổng chùa Hương. Khi xe của anh vừa đến đầu thôn Yến, một người đàn ông mặc quần áo công an xã Hương Sơn chạy ra chặn xe và đề nghị mua vé giữ xe.
Chưa kịp hỏi vé gì, bao nhiêu tiền thì vị công an viên kia đưa cho anh Tú một tấm giấy to bằng bao diêm và hất hàm nói cộc lốc: “40.000 đồng, nhanh!”. Theo quan sát tấm vé, chiếc vé trên là vé trông giữ ô tô do UBND xã Hương Sơn ban hành.
< Dịch vụ đổi tiền lẻ dù như "máy chém" vẫn hút khách.
Sau giây phút hoàn hồn với những tên cò vé, chèo kéo khách, nghĩ bỏ 40.000 đồng cho chính quyền để được trông xe thì quá yên tâm. Nhưng khi tiến sâu vào trong khu di tích Hương Sơn, anh lại gặp phen hú vía với hàng chục thanh niên lực lưỡng chạy ra chặn đầu xe, đập tay lên nóc xe mời chào… gửi xe.
Tưởng là đóng tiền vé gửi xe ngoài cổng rồi thì gửi đâu cũng được, những điểm trông giữ xe này chỉ ăn phần trăm hoa hồng của chiếc vé nên anh liền đánh xe vào bãi gửi xe của một gia đình có treo biển nhà nghỉ Trọng Khôi ngay đầu bến Đục. Khi chiếc xe yên vị ở một khoảng trống, một thanh niên chạy đến đưa cho anh Tú tấm giấy có đóng dấu của nhà nghỉ và bảo là vé gửi xe. Nhưng quan sát thì không thấy ghi là vé xe và cũng không ghi giá tiền.
Chưa kịp hiểu thực hư như thế nào, thanh niên trông xe của nhà nghỉ Trọng Khôi bảo: “Anh cho em xin tiền gửi xe”. Thấy bị hỏi phí gửi xe lần thứ hai, anh Tú liền nói chuyện về việc UBND xã đã bán vé xe thu 40.000 đồng, đồng thời lấy vé ra cho xem thì nhân viên trông xe này nói: “Đấy là “phí” của xã còn em trông xe ở đây thì thu ở đây. Chuyện xã chẳng liên quan gì đến nhà em cả”.
< Những cửa hàng thò thụt, che bạt lôm nhôm mất mỹ quan của đường lên chùa Thiên Trù.
Sau giây phút ngỡ ngàng và bị người nhà gục đi, anh chấp nhận nộp phí gửi xe và hỏi giá thì té ngừa với cách “chém đẹp” ở đây. Theo đó, nhà nghỉ Trọng Khôi đã thu phí trông xe ô tô của anh với giá 100.000 đồng. Nhìn cả dãy xe đậu san xát, không còn chỗ trống, anh Tú đành bấm bụng móc hầu bao và nhận lại một nụ cười nhăn nhở kèm theo câu “Tết mà anh!”.
Theo tìm hiểu, anh Tú không phải là trường hợp duy nhất bị “chặt chém” tại ngày đầu tiên khai hội chùa Hương mà hầu hết du khách về trẩy hội chùa Hương đều khóc ròng trước cửa phật với đủ loại dịch vụ.
Theo đó, hàng trăm điểm trông giữ xe trên địa bàn Hương Sơn đều thu phí với giá cao cắt cổ. Cụ thể: Xe máy là 20.000 đồng/lượt; ô tô 5 chỗ là 70.000 đồng/lượt; xe từ 7 chỗ đến 9 chỗ là 100.000 đồng/lượt; xe từ 15 chỗ đến 30 chỗ là 150.000 đồng/lượt; xe trên 30 chỗ là 200.000 đồng/lượt.
Đáng lên án là dù ngay tại đầu thôn Yến, UBND xã Hương Sơn, công an xã đã bán vé trông xe nhưng vẫn để mặc cho tư nhân lộng hành, coi đó như là một lệ làng được “ngầm” công nhận. Không ít trường hợp xảy ra cự cãi giữa du khách và các nhà trông xe khi du khách không chịu kiểu một cổ hai tròng trong ngày đầu xuân năm mới lập tức một số "đầu gấu thôn", "chí phèo làng" xuất hiện... khiến hình ảnh, sự thanh bình nơi đất phật bị vấy bẩn một cách không thương tiếc.
Dịch vụ du lịch với giá trên trời
< Những món ăn có giá trên trời tại Hương Sơn.
Không dừng lại ở chiếc vé xe, các dịch vụ khác cũng thi đua “chặt, chém” du khách hồi hương về với đất phật. Tại mùa lễ hội chùa Hương năm 2013 du khách đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Dịch vụ ăn uống tại đây cũng được dịp hét giá “trên trời”. Một bát canh rau sắng có giá 120.000 đồng hay thịt các loại thú rừng như: Nhím, Sóc, Hươu, Nai, Thỏ…giá bèo nhất cũng phải 400.000 đồng/đĩa, có loại thịt thú rừng lên đến hàng triệu đồng/đĩa.
Theo lời mời chào của một chủ quán, thịt hươu sao, thịt chồn đá, hoẵng hay sóc đều được mua từ đội thợ săn, đảm bảo “hàng xịn”. Giá một cân thịt hươu sao “xịn” từ 500 – 700 nghìn đồng/kg; chồn đá có giá từ 300-400 nghìn đồng/cân; hoẵng từ 500 – 600 nghìn đồng/cân… Mức giá này cũng có thể dao động tùy quán và tùy người mua.
Điều đáng nói, thịt các loại thú rừng được các nhà hàng bày bán và giết thịt hết sức ngang nhiên. Trước cửa các nhà hàng, các con vật bị móc hàm, treo lủng lẳng bằng các móc sắt, rồi các "đồ tể" thì tha hồ thể hiện "tài nghệ" pha thịt trước hàng ngàn phật tử. Máu hươu, nhím đỏ lòm, tanh hôi nhỏ giọt xuống các tấm bìa các tông khiến ai lỡ nhìn cũng lạnh cả người.
Chúng tôi không thể hiểu nổi những con người đang ngày đêm hưởng lộc nơi cửa phật sao lại có thể tàn nhẫn đến mức độ công khai như vậy. Phải chăng đây chính là nơi thể hiện sự tàn ác nhất của con người bên cạnh cái linh thiêng nơi chốn thiền?
Bên cạnh những đặc sản chỉ bán trong ba tháng đầu năm nhưng thú rừng thì những dịch vụ bình dân khác cũng được dịp leo thang.
Anh Nguyễn Quang Hưng (ở xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu, Nghệ An) tâm sự: “Vì nhà ở xa lại muốn tham dự lễ khai hội chùa Hương nên tôi và gia đình về chùa Hương từ chiều ngày mùng 5 tết, ngủ lại nhà nghỉ qua đêm chờ ngày khai hội”. Theo đó, anh Hưng bị hét giá tới 600.000 đồng một phòng đơn/đêm, còn phòng đôi thì lên đến 1.500.000 đồng/đêm.
Bên cạnh đó, rất nhiều loại dịch vụ khác cũng leo thang chóng mặt, trong khi ngày thường chỉ 20 -30 ngàn một bát mì bò hay phở bò thì vào lễ hội nó đã đội giá tăng lên 70.000 -100.000 đồng/bát phở bò với những miếng thịt mỏng như giất pơ luya; bánh mỳ thịt giá rẻ nhất cũng đã 30.000 đồng, bao thuốc vinataba, lon bò húc cũng tăng gấp 2 bình thường lên tới 50.000 đồng…
Tại đền Trình, dịch vụ lễ lạt cũng đua nhau “chém” du khách với giá 50.000 đồng/lần viết sớ, 20.000 đồng/lá trầu và quả cau; mâm xôi và gà cúng có giá 500.000-800.000 đồng/mâm.
Cũng trên đường về đất phật, lợi dụng tâm lý những du khách có bệnh trong người, đầu năm đi lễ nhằm gặp thầy, gặp thuốc, ngay đường vào đến Trình sừng sững một cửa hàng bán thuốc nam gia truyền với diện tích rộng hàng trăm mét vuông được gia chủ bày bán, quảng cáo hàng trăm loại thuốc khác nhau. Cái biển của hiệu thuốc này do “dị nhân” Bùi Nam Hải làm chủ. Những hình ảnh quảng cáo của ông chủ tiệm trẻ măng như một phật tử mộ đạo với các loại thuốc gia truyền, chuyên đặc trị nhiều loại bệnh mà cả y học cũng bó tay như khối u, tiểu đường đến viêm tai giữa, viêm họng lở loét, xoang mũi, lỏng chân răng…
< Các loại thú rừng “xịn” được bày bán công khai ngay trước cổng chùa.
Các loại thuốc được bày bán công khai, chẳng có một tờ giấy chứng nhận, hay chỉ rõ nguồn gốc. Quanh hiệu thuốc có vài cò mồi luôn sẵn sàng chào mời, giới thiệu các loại thuốc với mức giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg.
Tuy nhiên theo lời khẳng định của ông Nguyễn Chí Thanh – Trưởng Ban quả lý khu di tịch Hương Sơn, Phó ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2013 thì không có thịt thú rừng mà chỉ có thú nuôi làm giả thịt rừng. Nhiều người khi mua thịt cũng khẳng định mua thịt nai nhưng lại nhìn thấy chân là móng bê. Thực tế những người bán hàng chỉ cần làm đơn giản như kéo dài mõm chó nhà rồi thui vàng và chặt chân cho khó nhận biết để giả thành hoẵng, cắt tai thỏ, thui vàng biến thành chồn đá, bê thui vàng biến thành nai… Thực tế là vậy nhưng không ít du khách “non dạ” có sở thích tìm “hàng độc” từ núi rừng đã bị “chém đẹp” mà không biết.
Có thể nói, những nét cổ kính của một quần thể di tích thuộc diện lớn của đồng bằng sông Hồng đang bị mai một, thương mại hóa và quản lý lỏng lẻo đáng lo ngại. Trong những năm tới, nếu không khéo khai thác và bảo tồn nguồn lợi du lịch này sẽ khó mà còn chỗ đứng trong lòng du khách thập phương và các phật tử gần xa.
Du lịch, GO! - Theo Petrotimes, internet
0 comments:
Post a Comment