(Tiếp theo)
Tôi nhìn vào đảo, bức tường khắc bài thơ “Nam quốc sơn hà” ở trên cao. Tôi hình dung như thấy vị Thái úy Lý Thường Kiệt đang đứng sừng sững, nhìn bao quát cả khu Đá Tây.
Cả vùng biển lớn. Ngài như đang cùng con cháu quyết bảo vệ bằng được vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
< Vững vàng trên biển rộng.
"Một người chúng tôi còn thì nhà giàn vẫn còn. Chúng tôi xác định mỗi một nhà giàn là một cột mốc nổi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Đông..."
Đảo nổi An Bang
Không rõ ai đặt tên đảo là An Bang, có lẽ cầu mong giữ yên một vùng biển đảo của Tổ quốc. Đảo thì nhỏ mà sóng lớn gần như quanh năm. Sau mấy ngày đàn cá heo có lẽ rất quen với con tàu HQ 996 trong chuyến đi các đảo, nên chúng liên tục bám theo tàu. Lúc thì chúng vờn sát hai bên mạn, lúc thì vọt lên phía trước. Ngồi trong buồng lái tàu gần người lái chính, Hiền nói nhỏ: Biển sắp động. Cá heo báo mấy lần rồi. Anh về buồng nghỉ, dưới hầm tàu đỡ lắc.
Sáng sớm con tàu HQ 996 thả neo đỗ ở ngoài xa đảo An Bang, biển nổi sóng. Chiếc xuồng có ca nô dắt chở lãnh đạo đoàn và số đông phóng viên, chạy chậm cắt sóng chờ ca nô tự hành XQ được các chiến sĩ hải quân gọi là MẸC (mecxedec) của Trường Sa ra dắt vào đảo. Sóng to dội hắt nước lên mấy hàng ghế đầu. Ca nô của “thổ công” thuộc lòng đường xé nước mặc những ụ đá san hô mồ côi lờ mờ đáy nước.
Chiếc xuồng chở nặng người, phương tiện tác nghiệp, bị dắt mũi lượn về bắc đảo vào phía bãi cát. Sóng vẫn chồm lên quanh chiếc xuồng kiểu cũ to kềnh càng. Anh em lính mặc sắc phục hải quân choàng áo phao màu cam đứng thành hàng trên bờ. Lệnh phát ra: “Toàn đội chú ý thi hành nhiêm vụ”, lính đảo ào xuống nước. Lệnh lại phát ra tiếp:
- Lính đảo An Bang mang giúp các phương tiện nghe nhìn. Các bạn phóng viên nam, nhà văn nam tự lên đảo. Lính đảo An Bang bồng các phóng viên nữ, cán bộ nữ lên bờ.
Tiếng lính reo, át tiếng sóng. Những bước chân chạy đạp lên những con sóng lớn đổ xoài lên bãi cát vẫn cố giở trò hung hãn té ướt mọi người. Tôi đã đọc nhiều bài báo viết về cảnh sóng to tàu không cập đảo, lính ta phải lội ra đưa nữ văn công vào đảo, hôm nay tận mắt chứng kiến rồi tham gia vào cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở đảo An Bang chả thấy một lời phật ý nào chỉ thấy tiếng cười rờ rỡ, tiếng xuýt xoa tiếc rẻ, tiếng chị ơi!, em ơi!, anh ơi, cứ ập òa bên tai tôi, hòa vào tiếng sóng đổ.
Tôi quay lại bên cạnh thấy Lan Phương, cô phóng viên nhỏ nhắn, Đoàn trưởng Liên chi hội nhà báo Bộ Thông tin & Truyền thông dẫn hơn chục phóng viên ra Trường Sa vẫn chưa lên bờ, tôi thốt lên:
- Sao em chậm thế?
- Em không chậm đâu, em chụp ảnh và ghi chép chuyến đi.
- Em có tham gia cuộc vận động sáng tác của đoàn mình không?
- Có chứ anh, em gửi chỗ anh Khoa rồi.
- Thế thì chắc chắn em "ăn" giải lớn.
Cô cười hớn hở: Em thấy hạnh phúc quá anh ạ. Một chàng lính đảo sắc phục trắng không mang phao đã đến liền bên giơ hai tay đón. Trong chớp mắt, Lan Phương đã nằm gọn trong đôi tay dư sức mạnh của chàng lính biển đang băng sóng ào vào bờ cát.
Tôi theo bác sĩ Bùi Mạnh Hà ra sau hội trường trạm xá. Bác sĩ Hà quê ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Tôi gặp y sĩ Lê Nguyên Tú, quê huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Nguyễn Đoàn Mây, quê huyện Anh Sơn, Nghệ An. Vũ Văn Minh, quê Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Họ vừa hoàn thành ca mổ u mỡ cho bệnh nhân - Trung úy Trần Hữu Hào.
Nói chuyện với Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà, tôi chợt nghĩ đến hậu phương trực tiếp của các đảo trong quần đảo Trường Sa. Như Khu 4, như Nghệ An với đảo An Bang sóng dữ.
Cột mốc nổi thiêng liêng
Trên đường từ Trường Sa trở về đất liền đoàn công tác trong đó có bảy nhà văn dừng lại thăm nhà giàn DK1/14, thả hoa viếng các liệt sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại khu nhà giàn DK1. Khu vực này có nhiều mỏ dầu của Việt Nam đã và đang khai thác. Trưa ngày 26/4/2012, rời đảo An Bang tàu chạy hướng Tây - Tây Bắc đi liên tục, suốt đêm. Sáu giờ sáng cập bãi ngầm Tư Chính.
Tôi lần giở từng trang trong sổ tay ghi chép trên đường từ đảo cuối An Bang trong quần đảo Trường Sa về khu các lô nhà giàn DK1.
Từ lúc vào đảo rồi rời An Bang tàu đã gặp sóng to, trên đường về bãi ngầm Tư Chính trong khu vực DK1 tàu cắt theo hướng Tây - Tây Bắc. Sóng đập vào mạn tàu kéo về phía sau trắng xóa, có những con sóng ngang đổ ụp vào mạn trước, nước bắn tóa lên boong phía đầu tàu trước mặt, lên kính buồng lái. Vào buồng lái tổ II đang tác nghiệp, lái chính Duyên ngồi thẳng, tay phải đặt trên vòng lái nhỏ, bàn tay trái thao tác các nút điện, hai mắt sáng nhìn dõi về phía trước, không hề lộ sự mệt mỏi vì thức đêm. Chính trị viên Đào Trọng Vĩnh đứng cạnh bàn hải đồ nói vui:
- Ngày cuối cùng chuyến đi, biển cũng phải nổi sóng để các anh các chị biết mùi sóng phải không anh?
Tôi cười:
- Đó là thử thách trước khi về đất liền
Tôi hỏi Vĩnh:
- Sóng này đến cấp năm chưa em?
- Chưa anh ạ, gió tới cấp năm có thể tới cấp sáu nhưng sóng thì chưa tới. Sóng lùi lại một cấp, gió cấp sáu thì sóng cấp năm.
Đúng 6 giờ, theo chỉ lệnh tàu tiến vào bãi Tư Chính. Sóng vẫn rất lớn, loa phát thanh trên tàu thông báo: “Theo lệnh của thủ trưởng đoàn vì sóng to gió lớn ca nô cặp chân giàn, rồi lên thang rất nguy hiểm. Chị em phụ nữ kể cả phóng viên ở lại tàu HQ 996”. Đài vừa ngừng, nữ sĩ Thúy Quỳnh khóc. Những chị em đứng ở thành tàu nhìn sang nhà giàn DK1/14 cũng khóc, chỉ có Diệp Anh, trưởng nhóm làm chương trình VTV1 được lên nhà giàn. Bùi Tuyết Mai đứng bên thành tàu, đọc tên những người xin dấu cộp vào giấy đi đường làm kỷ niệm rồi gửi cặp tập giấy gói trong bao ni-lông gập sang nhờ đóng dấu thật nhiều trang mang về Hà Nội.
Tôi một mình lặng bước theo khung cầu sắt dài đến hơn trăm mét sang ngôi nhà giàn DK1/14 bị sóng cơn bão năm 2003 xô nghiêng. Anh em nhà giàn kể lại ngọn sóng cao tới mười lăm mét, cao như sóng thần, xô lần đầu tung dàn tầng dưới. Đợt hai con sóng từ xa như trái núi lừ lừ ập đến như nó không di chuyển, chỉ đến lúc nó vặn nghéo cột, hất nghiêng khối nhà mới thấy sức mạnh khủng khiếp của nó.
Tôi mở cửa các căn phòng không người, mở cửa ra vườn rau nhìn thấy một con chim cánh màu xanh, đơn lẻ. Nó dạn người lượn ra lượn vào như có một sợi dây tình cảm nào đó giữ nó lại, chưa muốn bay đi. Chợt nó kêu lên một tiếng thảng thốt. Tôi gai người sững sờ nhìn những con sóng lớn màu xám lừ lừ tiến về nhà giàn cũ. Anh em nhóm lái tàu HQ 996 nói vui, sóng kiểu này đối với cánh nhà giàn mới chỉ “gãi ngứa” thôi, ăn thua gì.
Tôi nghĩ tới lúc các anh Nguyễn Hữu Quảng, người con của Hà Nội, Trung úy, Trạm phó chính trị nhà giàn DK1/3 cùng với Trạm trưởng Bùi Xuân Hồng chỉ huy anh em chống lại những đợt sóng cao 14, 15m của cơn bão số 10 năm 1990. Đợt đầu sóng đánh nhà giàn nghiêng 17 độ. Đến 2 giờ ngày 5/12/1990 toàn bộ khối nhà bị nuốt vào lòng biển. Dù ai cũng có phao cứu sinh và các tàu trực được lệnh trên đến cấp cứu, cuối cùng thì tìm thấy 5 người. Trung úy Nguyễn Hữu Quảng và Trung úy QNCN Trần Văn Là, quân y sĩ, hạ sĩ Hồ Văn Hiền, cơ điện đã hy sinh vì Tổ quốc, mãi mãi nằm lại với biển cả.
Một đợt sóng thúc vào chân cột nhà giàn bị nghiêng, tôi ôm cột nghĩ tới Đại úy Vũ Quang Trương, Trạm trưởng cùng với 8 cán bộ và QNCN nhà giàn DK1/6 với tinh thần còn người còn nhà giàn, đã kiên cường bám trụ, dự kiến những tình huống xấu nhất xảy ra, liên tục báo cáo với cấp trên. Sóng lớn phủ lên tràn kín cả sân công tác nhà giàn. Cùng với sức gió cấp 12 quật mạnh làm khối nhà rung chuyển dữ dội. Cả tập thể vẫn không hề run sợ, sát vào nhau chống lại sức tàn phá ghê gớm của bão và sóng. Đến 3 giờ ngày 14/12/1998, nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên đổ ụp xuống mặt biển đen ngòm. Cả 9 con người dũng cảm đã đi vào lòng biển...
Con chim xanh ở đâu lại bay đến lướt qua cây cột chống sóng, tôi như tỉnh lại, vùng ra, đi như chạy về phòng giữa tầng trên dùng làm hội trường. Sau mấy lần nhà giàn bị xô nghiêng, giằng đổ, bị cuốn trôi, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao cho Bộ Giao thông vận tải, Công binh Hải quân và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp xây dựng nhà giàn kiên cố, bảo đảm an toàn tới trên cấp sóng 12. Bố trí trong nhà giàn khoa học, khá đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt của bộ đội.
Bản báo cáo của chỉ huy nhà giàn ngắn gọn, thẳng thắn, đầy trách nhiệm nhưng khiến tất cả những người có mặt phải lưu tâm, giọng chính trị viên căng ra:
- Bản thân tôi ở nhà giàn đã 18 năm, đã đổi đi năm nhà giàn… Các đồng chí khác trong ban chỉ huy nhà giàn DK1/14 cũng đã ở nhà giàn hơn 10 năm nhưng tất cả chúng tôi đều chung một ý nghĩ: Một người chúng tôi còn thì nhà giàn vẫn còn. Chúng tôi xác định mỗi một nhà giàn là một cột mốc nổi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Đông...
Hết
Hải trình thương nhớ (Kỳ 1)
Hải trình thương nhớ (Kỳ 2)
Hải trình thương nhớ (Kỳ cuối))
Du lịch, GO! - Theo Đào Danh Thắng (QĐND), internet
Tôi nhìn vào đảo, bức tường khắc bài thơ “Nam quốc sơn hà” ở trên cao. Tôi hình dung như thấy vị Thái úy Lý Thường Kiệt đang đứng sừng sững, nhìn bao quát cả khu Đá Tây.
Cả vùng biển lớn. Ngài như đang cùng con cháu quyết bảo vệ bằng được vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
< Vững vàng trên biển rộng.
"Một người chúng tôi còn thì nhà giàn vẫn còn. Chúng tôi xác định mỗi một nhà giàn là một cột mốc nổi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Đông..."
Đảo nổi An Bang
Không rõ ai đặt tên đảo là An Bang, có lẽ cầu mong giữ yên một vùng biển đảo của Tổ quốc. Đảo thì nhỏ mà sóng lớn gần như quanh năm. Sau mấy ngày đàn cá heo có lẽ rất quen với con tàu HQ 996 trong chuyến đi các đảo, nên chúng liên tục bám theo tàu. Lúc thì chúng vờn sát hai bên mạn, lúc thì vọt lên phía trước. Ngồi trong buồng lái tàu gần người lái chính, Hiền nói nhỏ: Biển sắp động. Cá heo báo mấy lần rồi. Anh về buồng nghỉ, dưới hầm tàu đỡ lắc.
Sáng sớm con tàu HQ 996 thả neo đỗ ở ngoài xa đảo An Bang, biển nổi sóng. Chiếc xuồng có ca nô dắt chở lãnh đạo đoàn và số đông phóng viên, chạy chậm cắt sóng chờ ca nô tự hành XQ được các chiến sĩ hải quân gọi là MẸC (mecxedec) của Trường Sa ra dắt vào đảo. Sóng to dội hắt nước lên mấy hàng ghế đầu. Ca nô của “thổ công” thuộc lòng đường xé nước mặc những ụ đá san hô mồ côi lờ mờ đáy nước.
Chiếc xuồng chở nặng người, phương tiện tác nghiệp, bị dắt mũi lượn về bắc đảo vào phía bãi cát. Sóng vẫn chồm lên quanh chiếc xuồng kiểu cũ to kềnh càng. Anh em lính mặc sắc phục hải quân choàng áo phao màu cam đứng thành hàng trên bờ. Lệnh phát ra: “Toàn đội chú ý thi hành nhiêm vụ”, lính đảo ào xuống nước. Lệnh lại phát ra tiếp:
- Lính đảo An Bang mang giúp các phương tiện nghe nhìn. Các bạn phóng viên nam, nhà văn nam tự lên đảo. Lính đảo An Bang bồng các phóng viên nữ, cán bộ nữ lên bờ.
Tiếng lính reo, át tiếng sóng. Những bước chân chạy đạp lên những con sóng lớn đổ xoài lên bãi cát vẫn cố giở trò hung hãn té ướt mọi người. Tôi đã đọc nhiều bài báo viết về cảnh sóng to tàu không cập đảo, lính ta phải lội ra đưa nữ văn công vào đảo, hôm nay tận mắt chứng kiến rồi tham gia vào cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở đảo An Bang chả thấy một lời phật ý nào chỉ thấy tiếng cười rờ rỡ, tiếng xuýt xoa tiếc rẻ, tiếng chị ơi!, em ơi!, anh ơi, cứ ập òa bên tai tôi, hòa vào tiếng sóng đổ.
Tôi quay lại bên cạnh thấy Lan Phương, cô phóng viên nhỏ nhắn, Đoàn trưởng Liên chi hội nhà báo Bộ Thông tin & Truyền thông dẫn hơn chục phóng viên ra Trường Sa vẫn chưa lên bờ, tôi thốt lên:
- Sao em chậm thế?
- Em không chậm đâu, em chụp ảnh và ghi chép chuyến đi.
- Em có tham gia cuộc vận động sáng tác của đoàn mình không?
- Có chứ anh, em gửi chỗ anh Khoa rồi.
- Thế thì chắc chắn em "ăn" giải lớn.
Cô cười hớn hở: Em thấy hạnh phúc quá anh ạ. Một chàng lính đảo sắc phục trắng không mang phao đã đến liền bên giơ hai tay đón. Trong chớp mắt, Lan Phương đã nằm gọn trong đôi tay dư sức mạnh của chàng lính biển đang băng sóng ào vào bờ cát.
Tôi theo bác sĩ Bùi Mạnh Hà ra sau hội trường trạm xá. Bác sĩ Hà quê ở huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Tôi gặp y sĩ Lê Nguyên Tú, quê huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Nguyễn Đoàn Mây, quê huyện Anh Sơn, Nghệ An. Vũ Văn Minh, quê Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Họ vừa hoàn thành ca mổ u mỡ cho bệnh nhân - Trung úy Trần Hữu Hào.
Nói chuyện với Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hà, tôi chợt nghĩ đến hậu phương trực tiếp của các đảo trong quần đảo Trường Sa. Như Khu 4, như Nghệ An với đảo An Bang sóng dữ.
Cột mốc nổi thiêng liêng
Trên đường từ Trường Sa trở về đất liền đoàn công tác trong đó có bảy nhà văn dừng lại thăm nhà giàn DK1/14, thả hoa viếng các liệt sĩ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại khu nhà giàn DK1. Khu vực này có nhiều mỏ dầu của Việt Nam đã và đang khai thác. Trưa ngày 26/4/2012, rời đảo An Bang tàu chạy hướng Tây - Tây Bắc đi liên tục, suốt đêm. Sáu giờ sáng cập bãi ngầm Tư Chính.
Tôi lần giở từng trang trong sổ tay ghi chép trên đường từ đảo cuối An Bang trong quần đảo Trường Sa về khu các lô nhà giàn DK1.
Từ lúc vào đảo rồi rời An Bang tàu đã gặp sóng to, trên đường về bãi ngầm Tư Chính trong khu vực DK1 tàu cắt theo hướng Tây - Tây Bắc. Sóng đập vào mạn tàu kéo về phía sau trắng xóa, có những con sóng ngang đổ ụp vào mạn trước, nước bắn tóa lên boong phía đầu tàu trước mặt, lên kính buồng lái. Vào buồng lái tổ II đang tác nghiệp, lái chính Duyên ngồi thẳng, tay phải đặt trên vòng lái nhỏ, bàn tay trái thao tác các nút điện, hai mắt sáng nhìn dõi về phía trước, không hề lộ sự mệt mỏi vì thức đêm. Chính trị viên Đào Trọng Vĩnh đứng cạnh bàn hải đồ nói vui:
- Ngày cuối cùng chuyến đi, biển cũng phải nổi sóng để các anh các chị biết mùi sóng phải không anh?
Tôi cười:
- Đó là thử thách trước khi về đất liền
Tôi hỏi Vĩnh:
- Sóng này đến cấp năm chưa em?
- Chưa anh ạ, gió tới cấp năm có thể tới cấp sáu nhưng sóng thì chưa tới. Sóng lùi lại một cấp, gió cấp sáu thì sóng cấp năm.
Đúng 6 giờ, theo chỉ lệnh tàu tiến vào bãi Tư Chính. Sóng vẫn rất lớn, loa phát thanh trên tàu thông báo: “Theo lệnh của thủ trưởng đoàn vì sóng to gió lớn ca nô cặp chân giàn, rồi lên thang rất nguy hiểm. Chị em phụ nữ kể cả phóng viên ở lại tàu HQ 996”. Đài vừa ngừng, nữ sĩ Thúy Quỳnh khóc. Những chị em đứng ở thành tàu nhìn sang nhà giàn DK1/14 cũng khóc, chỉ có Diệp Anh, trưởng nhóm làm chương trình VTV1 được lên nhà giàn. Bùi Tuyết Mai đứng bên thành tàu, đọc tên những người xin dấu cộp vào giấy đi đường làm kỷ niệm rồi gửi cặp tập giấy gói trong bao ni-lông gập sang nhờ đóng dấu thật nhiều trang mang về Hà Nội.
Tôi một mình lặng bước theo khung cầu sắt dài đến hơn trăm mét sang ngôi nhà giàn DK1/14 bị sóng cơn bão năm 2003 xô nghiêng. Anh em nhà giàn kể lại ngọn sóng cao tới mười lăm mét, cao như sóng thần, xô lần đầu tung dàn tầng dưới. Đợt hai con sóng từ xa như trái núi lừ lừ ập đến như nó không di chuyển, chỉ đến lúc nó vặn nghéo cột, hất nghiêng khối nhà mới thấy sức mạnh khủng khiếp của nó.
Tôi mở cửa các căn phòng không người, mở cửa ra vườn rau nhìn thấy một con chim cánh màu xanh, đơn lẻ. Nó dạn người lượn ra lượn vào như có một sợi dây tình cảm nào đó giữ nó lại, chưa muốn bay đi. Chợt nó kêu lên một tiếng thảng thốt. Tôi gai người sững sờ nhìn những con sóng lớn màu xám lừ lừ tiến về nhà giàn cũ. Anh em nhóm lái tàu HQ 996 nói vui, sóng kiểu này đối với cánh nhà giàn mới chỉ “gãi ngứa” thôi, ăn thua gì.
Tôi nghĩ tới lúc các anh Nguyễn Hữu Quảng, người con của Hà Nội, Trung úy, Trạm phó chính trị nhà giàn DK1/3 cùng với Trạm trưởng Bùi Xuân Hồng chỉ huy anh em chống lại những đợt sóng cao 14, 15m của cơn bão số 10 năm 1990. Đợt đầu sóng đánh nhà giàn nghiêng 17 độ. Đến 2 giờ ngày 5/12/1990 toàn bộ khối nhà bị nuốt vào lòng biển. Dù ai cũng có phao cứu sinh và các tàu trực được lệnh trên đến cấp cứu, cuối cùng thì tìm thấy 5 người. Trung úy Nguyễn Hữu Quảng và Trung úy QNCN Trần Văn Là, quân y sĩ, hạ sĩ Hồ Văn Hiền, cơ điện đã hy sinh vì Tổ quốc, mãi mãi nằm lại với biển cả.
Một đợt sóng thúc vào chân cột nhà giàn bị nghiêng, tôi ôm cột nghĩ tới Đại úy Vũ Quang Trương, Trạm trưởng cùng với 8 cán bộ và QNCN nhà giàn DK1/6 với tinh thần còn người còn nhà giàn, đã kiên cường bám trụ, dự kiến những tình huống xấu nhất xảy ra, liên tục báo cáo với cấp trên. Sóng lớn phủ lên tràn kín cả sân công tác nhà giàn. Cùng với sức gió cấp 12 quật mạnh làm khối nhà rung chuyển dữ dội. Cả tập thể vẫn không hề run sợ, sát vào nhau chống lại sức tàn phá ghê gớm của bão và sóng. Đến 3 giờ ngày 14/12/1998, nhà giàn DK1/6 Phúc Nguyên đổ ụp xuống mặt biển đen ngòm. Cả 9 con người dũng cảm đã đi vào lòng biển...
Con chim xanh ở đâu lại bay đến lướt qua cây cột chống sóng, tôi như tỉnh lại, vùng ra, đi như chạy về phòng giữa tầng trên dùng làm hội trường. Sau mấy lần nhà giàn bị xô nghiêng, giằng đổ, bị cuốn trôi, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giao cho Bộ Giao thông vận tải, Công binh Hải quân và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phối hợp xây dựng nhà giàn kiên cố, bảo đảm an toàn tới trên cấp sóng 12. Bố trí trong nhà giàn khoa học, khá đầy đủ tiện nghi phục vụ sinh hoạt của bộ đội.
Bản báo cáo của chỉ huy nhà giàn ngắn gọn, thẳng thắn, đầy trách nhiệm nhưng khiến tất cả những người có mặt phải lưu tâm, giọng chính trị viên căng ra:
- Bản thân tôi ở nhà giàn đã 18 năm, đã đổi đi năm nhà giàn… Các đồng chí khác trong ban chỉ huy nhà giàn DK1/14 cũng đã ở nhà giàn hơn 10 năm nhưng tất cả chúng tôi đều chung một ý nghĩ: Một người chúng tôi còn thì nhà giàn vẫn còn. Chúng tôi xác định mỗi một nhà giàn là một cột mốc nổi thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam trên Biển Đông...
Hết
Hải trình thương nhớ (Kỳ 1)
Hải trình thương nhớ (Kỳ 2)
Hải trình thương nhớ (Kỳ cuối))
Du lịch, GO! - Theo Đào Danh Thắng (QĐND), internet
0 comments:
Post a Comment