Từ thị trấn Mường Khương ngược lên phía Pha Long, qua con dốc Tung Chung Phố, con đường vòng cung hiện ra trước mắt, phía dưới là Lũng Pâu.
Lũng Núi rộng lớn như một chiếc chảo khổng lồ lớp lớp ruộng bậc thang sắc màu thay theo mùa vụ.
Qua một đoạn vách đá giăng thành, con đường ngoặt lên gấp những vòng cua tay áo, ngày xưa gọi là dốc Chín Quai. Đếm đủ 9 lần con dốc quặt đi quặt lại để lên một triền đất mới mang tên Tả Ngải Chồ. Con đường uốn lượn quanh những vòm đá nhấp nhô, một bên là vách đá dựng đứng, một bên hun hút vực sâu. Đá, đá và đá, ghi tạc bao công sức choòng đục để con đường hiện hình hài.
Tả Ngải Chồ, nghĩa là chân những núi đá lớn. Những vòm, những chỏm núi đá đứng bên nhau.
Kỳ lạ thay, mỗi núi đá là một vòm cao ngất mà tươi thắm cây xanh. Cây bám vào đá, lách rễ vào các khe kẽ đá mà hút chút nước, chút mỡ màu hiếm hoi để vươn mình. Những thân dây chằng chịt khăng khít nối vòng tay dan díu. Những thân gỗ trụ bám vươn cành xanh lá.
Các loài cây níu vào đá mà xanh tươi, níu giữ những làn sương đọng giọt để mát nhuần giữa mùa khô khát, đón hứng những cơn mưa và lưu giữ dòng nước thấm vào lòng đá tạo mạch nguồn. Đá nâng cây dồn sức vươn lên, cây chở che xanh mát đá, để những vòm đá là những vòm xanh.
Các cụ già người Mông kể câu chuyện về những vòm núi đá xanh sắc cây rừng, mới biết sắc xanh kia chẳng giản đơn như thế. Trong cuộc vật lộn với đất để kiếm hạt ngô, hạt thóc sinh tồn, nhát dao quắm bén sắc và que diêm tí xíu nếu không được kìm giữ thì Tả Ngải Chồ đã là những vòm đá xám trơ trọi từ lâu. Nhưng bà con sống bên những vòm đá ngất ngư này đã biết bảo ban nhau.
Mỗi vòm đá đều có thần núi, thần rừng cai quản, nhưng thần núi ngự trong lòng mỗi người, trong tinh thần mỗi làng bản mới thật thiêng liêng. Muốn xin rừng cho một vài cây nhỏ phải được phép của người được làng giao cho cai quản theo lệ đã thống nhất với nhau trong bữa rượu đầu năm.
Những vòm đá Tả Ngải Chồ xanh cây là bởi mạch nguồn từ những tấm lòng người dân nơi đây biết trọng màu xanh cây lá.
Trường học mái đỏ tường vôi, xanh hàng rào cúc tần khéo tỉa, dưới chân những chỏm núi đá xanh cây. Tiếng trẻ em ca hát, nô đùa, làm cho những vòm núi đá Tả Ngải Chồ thêm tươi xanh trong sương nắng vùng cao.
Mải mê đến tận chiều sương buông vẫn bị Tả Ngải Chồ níu kéo dùng dằng.
Du lịch, GO! - Theo Tin tức Du lịch
Lũng Núi rộng lớn như một chiếc chảo khổng lồ lớp lớp ruộng bậc thang sắc màu thay theo mùa vụ.
Qua một đoạn vách đá giăng thành, con đường ngoặt lên gấp những vòng cua tay áo, ngày xưa gọi là dốc Chín Quai. Đếm đủ 9 lần con dốc quặt đi quặt lại để lên một triền đất mới mang tên Tả Ngải Chồ. Con đường uốn lượn quanh những vòm đá nhấp nhô, một bên là vách đá dựng đứng, một bên hun hút vực sâu. Đá, đá và đá, ghi tạc bao công sức choòng đục để con đường hiện hình hài.
Tả Ngải Chồ, nghĩa là chân những núi đá lớn. Những vòm, những chỏm núi đá đứng bên nhau.
Kỳ lạ thay, mỗi núi đá là một vòm cao ngất mà tươi thắm cây xanh. Cây bám vào đá, lách rễ vào các khe kẽ đá mà hút chút nước, chút mỡ màu hiếm hoi để vươn mình. Những thân dây chằng chịt khăng khít nối vòng tay dan díu. Những thân gỗ trụ bám vươn cành xanh lá.
Các loài cây níu vào đá mà xanh tươi, níu giữ những làn sương đọng giọt để mát nhuần giữa mùa khô khát, đón hứng những cơn mưa và lưu giữ dòng nước thấm vào lòng đá tạo mạch nguồn. Đá nâng cây dồn sức vươn lên, cây chở che xanh mát đá, để những vòm đá là những vòm xanh.
Các cụ già người Mông kể câu chuyện về những vòm núi đá xanh sắc cây rừng, mới biết sắc xanh kia chẳng giản đơn như thế. Trong cuộc vật lộn với đất để kiếm hạt ngô, hạt thóc sinh tồn, nhát dao quắm bén sắc và que diêm tí xíu nếu không được kìm giữ thì Tả Ngải Chồ đã là những vòm đá xám trơ trọi từ lâu. Nhưng bà con sống bên những vòm đá ngất ngư này đã biết bảo ban nhau.
Mỗi vòm đá đều có thần núi, thần rừng cai quản, nhưng thần núi ngự trong lòng mỗi người, trong tinh thần mỗi làng bản mới thật thiêng liêng. Muốn xin rừng cho một vài cây nhỏ phải được phép của người được làng giao cho cai quản theo lệ đã thống nhất với nhau trong bữa rượu đầu năm.
Những vòm đá Tả Ngải Chồ xanh cây là bởi mạch nguồn từ những tấm lòng người dân nơi đây biết trọng màu xanh cây lá.
Trường học mái đỏ tường vôi, xanh hàng rào cúc tần khéo tỉa, dưới chân những chỏm núi đá xanh cây. Tiếng trẻ em ca hát, nô đùa, làm cho những vòm núi đá Tả Ngải Chồ thêm tươi xanh trong sương nắng vùng cao.
Mải mê đến tận chiều sương buông vẫn bị Tả Ngải Chồ níu kéo dùng dằng.
Du lịch, GO! - Theo Tin tức Du lịch
0 comments:
Post a Comment