Không biết có tự bao giờ mà dân làng Phổ Đông và Phổ Trung (thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã lập bàn thờ để đêm ngày hương khói cho “thiên cẩu” ở ngay cổng làng. Dân làng cũng không biết chính xác lúc nào, và ai đã khởi xướng việc lập miếu thờ này.
< Miếu thờ “Thiên cẩu” ở làng Phổ Đông.
Cụ Trần Văn Phúc, 78 tuổi, người làng Phổ Trung kể lại sự tích đầy tính ly kỳ, huyền bí. Chuyện rằng, xưa kia ở phía bên kia con hói nhỏ, nằm đối diện 2 làng Phổ Đông và Phổ Trung có nhiều đình làng, từ đường họ tộc, thuộc xã Phú Dương, H.Phú Vang, Thừa Thiên Huế nổi tiếng linh thiêng. Vì thế, các đình làng này đã “chiếu tướng” qua làng Phổ Trung và Phổ Đông nên dân làng làm ăn đều thất bại, 3 phần thắng 7 phần thua, đặc biệt là sự học của con em 2 làng này ngày càng trì trệ, không có ai thành tài hay đỗ đạt cao.
< Xen lẫn trong đám cây này là những đình làng, thuộc xã Phú Dương, được cho là nổi tiếng linh thiêng.
Để trấn giữ cho thôn, cho làng, cũng như đem lại sự bình an, thịnh vượng trong việc làm, công tác, học hành, thi cử…Nên dân làng đã lập miếu thờ “thiên cẩu” ngay trước cổng làng. Bởi, loài chó có chức năng giữ nhà, giữ cửa, sủa to báo động cho chủ nhà biết khi có người lạ xâm nhập, có sự cố bất thường xảy ra…
< Bà Nguyễn Thị Chít đang dâng hương lên “Ngài”.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tượng “thiên cẩu” ở đây cũng được nhiều lần thay hình, đổi dạng. Xưa kia, người ta lấy 1 tảng đá đẻo, gọt thành hình 1 con chó, chỉ tượng trưng hình dạng, chứ chưa thể hiện rõ nét từng chi tiết, bộ phận thân hình con chó.
< Miếu thờ ở cổng làng Phổ Trung.
Ngày nay, do có điều kiện hơn nên tượng chó được nặng bằng xi măng, được đúc bằng men sứ, tượng không nằm lộ thiên mà được xây miếu có mái che, thân tượng còn được phủ khăn để tránh bụi bặm, ngày đêm được dân làng thay phiên nhau lo hương khói, phụng thờ.
Suy ngẫm về sự tích này, tác giả xin mạo muội mấy câu thơ:
“ Xưa kia ai dựng miếu này?
Hôm nay dân làng đổi thay phụng thờ.
Khói hương “thiên cẩu” từng giờ,
Công Ngài trấn giữ quê này yên vui”.
< Tác giả bên miếu thờ “thiên cẩu”.
Tết đến, Xuân về trên bàn thờ “thiên cẩu” có đầy đủ các loại mứt bánh, trái cây, cau trầu rượu… và được dân làng thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Nhiều khách đi du xuân ngang qua nơi này thấy lạ cũng dừng chân chụp vài kiểu ảnh để lưu xuân.
< Phía bên kia con hói là đình làng của xã Phú Dương, đối diện 2 làng Phổ Đông và Phổ Trung.
Còn bà Nguyễn Thị Chít, 81 tuổi, người dân làng Phổ Trung thì cầu mong “thiên cẩu” phù hộ cho bà được trường thọ để sum vầy cùng con cháu thêm mấy cái Tết nữa. Tục thờ “thiên cẩu” ở Huế thật là độc đáo, ít nơi nào còn lưu giữ được.
Du lịch, GO! - Theo Võ Văn Dần (Danviet)
< Miếu thờ “Thiên cẩu” ở làng Phổ Đông.
Cụ Trần Văn Phúc, 78 tuổi, người làng Phổ Trung kể lại sự tích đầy tính ly kỳ, huyền bí. Chuyện rằng, xưa kia ở phía bên kia con hói nhỏ, nằm đối diện 2 làng Phổ Đông và Phổ Trung có nhiều đình làng, từ đường họ tộc, thuộc xã Phú Dương, H.Phú Vang, Thừa Thiên Huế nổi tiếng linh thiêng. Vì thế, các đình làng này đã “chiếu tướng” qua làng Phổ Trung và Phổ Đông nên dân làng làm ăn đều thất bại, 3 phần thắng 7 phần thua, đặc biệt là sự học của con em 2 làng này ngày càng trì trệ, không có ai thành tài hay đỗ đạt cao.
< Xen lẫn trong đám cây này là những đình làng, thuộc xã Phú Dương, được cho là nổi tiếng linh thiêng.
Để trấn giữ cho thôn, cho làng, cũng như đem lại sự bình an, thịnh vượng trong việc làm, công tác, học hành, thi cử…Nên dân làng đã lập miếu thờ “thiên cẩu” ngay trước cổng làng. Bởi, loài chó có chức năng giữ nhà, giữ cửa, sủa to báo động cho chủ nhà biết khi có người lạ xâm nhập, có sự cố bất thường xảy ra…
< Bà Nguyễn Thị Chít đang dâng hương lên “Ngài”.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, tượng “thiên cẩu” ở đây cũng được nhiều lần thay hình, đổi dạng. Xưa kia, người ta lấy 1 tảng đá đẻo, gọt thành hình 1 con chó, chỉ tượng trưng hình dạng, chứ chưa thể hiện rõ nét từng chi tiết, bộ phận thân hình con chó.
< Miếu thờ ở cổng làng Phổ Trung.
Ngày nay, do có điều kiện hơn nên tượng chó được nặng bằng xi măng, được đúc bằng men sứ, tượng không nằm lộ thiên mà được xây miếu có mái che, thân tượng còn được phủ khăn để tránh bụi bặm, ngày đêm được dân làng thay phiên nhau lo hương khói, phụng thờ.
Suy ngẫm về sự tích này, tác giả xin mạo muội mấy câu thơ:
“ Xưa kia ai dựng miếu này?
Hôm nay dân làng đổi thay phụng thờ.
Khói hương “thiên cẩu” từng giờ,
Công Ngài trấn giữ quê này yên vui”.
< Tác giả bên miếu thờ “thiên cẩu”.
Tết đến, Xuân về trên bàn thờ “thiên cẩu” có đầy đủ các loại mứt bánh, trái cây, cau trầu rượu… và được dân làng thường xuyên quét dọn sạch sẽ. Nhiều khách đi du xuân ngang qua nơi này thấy lạ cũng dừng chân chụp vài kiểu ảnh để lưu xuân.
< Phía bên kia con hói là đình làng của xã Phú Dương, đối diện 2 làng Phổ Đông và Phổ Trung.
Còn bà Nguyễn Thị Chít, 81 tuổi, người dân làng Phổ Trung thì cầu mong “thiên cẩu” phù hộ cho bà được trường thọ để sum vầy cùng con cháu thêm mấy cái Tết nữa. Tục thờ “thiên cẩu” ở Huế thật là độc đáo, ít nơi nào còn lưu giữ được.
Du lịch, GO! - Theo Võ Văn Dần (Danviet)
0 comments:
Post a Comment