Tại các khe nước, suối nguồn thuộc Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu, dọc suối Nậm Lay (Mường Lay, Lai Châu) hay dòng suối nước nóng Púng Hon (Mường Lèo, Lai Châu)...: hình ảnh những cô gái Thái nô đùa, hồn nhiên trong dòng nước trong vắt giữa núi rừng Tây Bắc là hình ảnh dễ bắt gặp khi đến thăm nơi đây. Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn đã hòa trộn hàng ngàn năm nay mới có được...
... Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới. Đấy là một phong tục đặc sắc và được gắn với cái tên đầy ý nghĩ: “tắm tiên”.
Từ trước đến nay, người con gái truyền thống thường gắn với những hình ảnh nhẹ nhàng, dung dị, kín đáo. Vì vậy hình ảnh khỏa của những cô sơn cước miền Tây Bắc có lẽ khiến một số người có cái nhìn phản cảm. Nhưng với nhiều người, nếu nhìn với ý nghĩ trong sáng của một phong tục đã có từ hàng trăm năm qua: họ lại bị cuốn hút, tò mò muốn khám phá nét tuyệt mỹ cả về tập quán lẫn nghệ thuật về nét đẹp người phụ nữ vùng cao.
Nước nóng ở Púng Hon ở Bản Liềng, Mường Lèo, Lai Châu có lẽ là nơi được nhắc đến nhiều nhất về phong tục tắm tiên, nét đẹp tuyệt tác của núi rừng. Nơi đây còn nổi tiếng với truyền thuyết nàng Huổi xinh đẹp. Trong truyện, Nàng đã vượt qua bênh tật và lấy lại được nhan sắc bởi ngâm mình trong dòng nước nóng Púng Hon...
“Những cô gái nơi đây trân trọng và giữ gìn dòng nước lắm, nước nóng ở Púng Hon cho người già ở bản nước da hồng hào, khiến con ma bệnh tật không thể xâm nhập vào cơ thể...” - Ông Lèo Văn Chai - nguyên Chủ tịch UBND xã Mường Lèo nói, năm nay hơn 80 tuổi nhưng trông còn trẻ lắm.
Bởi thế, như một vị thuốc trời ban, bất kể ai thấy xương khớp mỏi đau, đều ra đây ngâm nước. Hơi nước ngai ngái, nóng hôi hổi xông vào huyết quản khiến mệt mỏi tan biến, thay vào đó là sự sảng khoái, khoáng đạt nhẹ nhàng...
Ngoài bản Mường Tè, Mường Pồn, Mường Lay thuộc Lai Châu cũng là nơi có những tiên nữ giữa đất trời. Ven lối mòn ở các bản Mường đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có bến tắm riêng dành cho phụ nữ. Họ với tấm lưng trần vô tư ngâm mình trong dòng nước mát. Sự tự nhiên đó có lẽ bởi sự đặc biệt, đàn ông nơi đây như thông lệ không bao giờ bước vào thế giới riêng dành cho phụ nữ...
Thân hình tuyệt mỹ của các cô gái ẩn hiện dưới dòng nước biếc trông thực mà ảo đấy. Các cô hồn nhiên té nước trong ánh chiều Tây Bắc, từ những bàn tay như bông hoa ban huyền thoại tung lên muôn ánh cầu vồng. Dòng suối như lòng mẹ ôm ấp vuốt ve tấm thân tuyệt mỹ, sỏi đá nơi lòng suối thêm rạng ngời ngần trắng, chim rừng ngưng hót, gió như ngừng thổi, chỉ còn xanh ngắt đến thẫn thờ ngàn con mắt của cây là đại ngàn. Tất cả như lặng đi trước kiệt tác của núi ngàn Tây Bắc…
Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân… Mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên như vậy, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Ở một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống “tắm tiên”bên dòng suối Tú Lệ.
Tại Tú Lệ có hai bể tắm nước khoáng nóng ngay cạnh dòng suối mát và bên bờ là ruộng nương chín vàng. Mỗi khi chiều xuống, sau một ngày lao động những cô gái Thái tự nhiên trút bỏ xiêm y thả mình trong những dòng suối trong vắt như để rũ hết những nhọc nhằn và mệt mỏi tìm đến sự nghỉ ngơi tuyệt vời. Tâm hồn họ trở nên nhẹ nhõm...
Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt.
Quả thật, những con suối tự nhiên Tây Bắc không những là bài thuốc chữa bệnh mà còn đem đến vẻ đẹp cuốn hút cho những cô gái Thái sự vô tư hoang sơ đến kỳ lạ làm choáng ngợp bao lữ khách đến nơi đây. Dòng suối được gọi tên là Púng Hon, theo tiếng Thái cổ Púng là dòng, Hon là nước nóng.
Ở Tây nguyên ngàn xưa cũng vậy: người Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông... ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường cuốn váy ở trần.
Giản đơn trong cách ăn mặt nên cũng thuận tiện khi xong buổi làm việc trên rẫy, trên rừng: các thiếu nữ bản làng cứ thoăng thoắt bước xuống suối nô đùa với dòng nước mát mà không cần cởi bỏ thứ gì ngoại trừ nếu muốn không ướt váy.
Nếu muốn giặt váy áo thì sơn nữ sẽ cởi bỏ nó giặt giũ ra khi thân mình đầy đặn đắm trong dòng nước tinh khiết và mát lạnh giữa núi rừng Tây nguyên.
Ngày nay: phong cách cuốn váy cởi trần đa phần thuộc về dĩ vãng, các cô vẫn tắm bên suối hay các vòi công cộng tại bản làng. Thường để nguyên váy áo nhưng cũng nhiều lúc khỏa trần vô tư kỳ cọ bên dòng nước mát lạnh mà không có vấn đề gì.
Không biết có phải từ khi các cô gái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim nồng cháy và tâm hồn trẻ trung, để rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui, ước mơ cháy bỏng của bao đời?
Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những dòng suối nguồn trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc, Tây Nguyên huyền thoại…
Mỗi người một cách nhìn nhận về hình ảnh tắm tiên... nhưng đối với hầu hết những nhà văn, nhà báo, phong tục này là một giá trị đặc sắc đáng để lưu giữ về sau. Thật buồn nếu một ngày nào đó dòng suối vùng cao trở nên bơ vơ vì không còn bóng dáng tiên nữ…
Tục tắm tiên xưa và nay
Tục tắm tiên của người vùng cao
Huyền thoại tắm tiên.
Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
...
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Người đưa tin và nhiều nguồn khác, ảnh sưu tầm
0 comments:
Post a Comment