Cách thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) chừng 10 km, qua cầu Hồ là đến đất Thuận Thành, nơi có hai ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Dâu và chùa Bút Tháp.
Gần hai ngàn năm trước, đây là đất Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc, là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam, nơi nảy sinh nhiều sự tích gắn với những ngôi chùa tuyệt đẹp.
Tục truyền rằng thời đó, tu sĩ Ấn Độ là Khâu Đà La đến truyền đạo Phật có đệ tử đầu tiên là Man Nương (A Man – Nàng Mén ), vốn là một cô gái trồng dâu nuôi tằm. Một đêm, Man Nương nằm ngủ nơi cửa chùa Dâu, vị tu sĩ về muộn, không muốn kinh động nên nhẹ bước qua người nàng.
Man Nương có thai, hạ sinh một bé gái. Khâu Đà La đưa cô bé về một ngôi chùa bên kia sông Đuống (sau này là chùa Phật Tích), sân chùa có cây tùng lớn, thốt nhiên, thân cây mở ra nhận bé gái vào lòng. Huyền thoại này là biểu trưng đẹp đẽ sự tiếp biến văn hóa Ấn – Việt, minh chứng cho sự du nhập rất sớm Phật giáo vào nước ta. Gặp năm mưa bão ngập lụt, cây tùng trốc gốc, bị nước cuốn trôi. Vua sai lính kéo lên không được, nhưng Man Nương ra sát mép nước hát ru con, cây nhẹ nhàng trôi vào bờ. Gỗ cây tùng được xẻ ra tạc bốn tượng Phật theo Tứ Pháp của tín ngưỡng dân gian: Mây, Mưa, Sấm, Chớp - Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, cho các chùa Kinh Bắc thờ. Cùng với việc thờ Phật, chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân.
Chùa Dâu vốn được xây dựng khoảng đầu thế kỷ III được gọi là “đệ nhất cổ tự” nhưng kiến trúc hiện nay còn lại sau nhiều lần trùng tu là từ thiết kế của Mạc Đĩnh Chi năm 1313 dưới thời vua Trần Anh Tông. Chùa Dâu thời Trần nổi danh là chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, nay chỉ còn lại ba tầng tháp Hòa Phong, toàn bộ kiến trúc khác đều mới dựng lại. Thân tháp hình vuông, xây gạch trần nung già rất chắc chắn, có bốn cửa vòm cân đối bốn mặt.
Độc đáo nhất là tượng cừu nằm ngay bên phải cửa trước của tháp. Đó là một con cừu sừng xoắn, giống cừu thời xưa không có ở Việt Nam. Năm tháng nắng mưa và bao thế hệ phật tử tiếp xúc cầu khấn có lẽ đã để lại các vết lõm sâu trên đỉnh đầu và phần lưng cừu.
Đây là dấu tích vật chất của văn hóa Ấn gắn với sự xuất hiện các vị sư Ấn Độ đến truyền đạo Phật ở Luy Lâu. Dấu tích văn hóa Ấn còn thể hiện ở chấm tròn trên trán tượng đồng bà Dâu – Pháp Vân, hiện thờ trong chính điện.
Cách chùa Dâu vài cây số, ngược lên đê hữu ngạn sông Đuống, là chùa Bút Tháp, vốn được coi là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và hoàn thiện nhất về kiến trúc, cảnh quan và tượng Phật. Có người cho rằng, chùa có từ thế kỷ XIII, nhưng cấu trúc quy mô là ở thế kỷ XVII (1647) dưới thời chúa Trịnh. Đến những năm 1992-1996, chùa được tu bổ hoàn chỉnh.
Chùa có cấu trúc đăng đối từ tam quan, gác chuông hai tầng tám mái đến các tòa tiền đường, trung đường, hậu đường đều đối xứng qua trục Thần Đạo dài hơn 100m. Hành lang dài có mái bao bọc quanh chùa, du khách vãn cảnh chùa có thể tìm nhiều góc nhìn đẹp với những đầu đao cong vút trên mái, các nền bệ lan can đá, cửa cuốn giữa cây lá thanh tịnh. Chùa Bút Tháp có tới 50 bức chạm khắc đá dọc theo lan can và trên thành cầu đá nhỏ, chủ đề thiên nhiên, nét khắc tinh tế.
Chùa có ngọn tháp đá ngũ giác, gồm năm tầng, cao hơn chục mét, tuy tên tháp là Bảo Nghiêm nhưng chính vua Tự Đức khi viếng thăm, thấy ngọn tháp như hình cây bút viết lên trời xanh, đã gọi tên là Bút Tháp.
Độc đáo nhất trong Thượng điện chùa Bút Tháp là pho tượng gỗ nguyên bản Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được tạc từ giữa thế kỷ XVII. Đây có thể coi là kiệt tác điêu khắc gỗ Việt Nam với các chi tiết, hoa văn quen thuộc. Gương mặt Phật an nhiên, sáng suốt, nhưng lại hết sức gần gũi, trong mỗi bàn tay xòe ra đều có hình con mắt, các cánh tay sắp xếp cực đẹp, như ánh hào quang lan tỏa. Trong chùa còn có hơn 70 tượng gỗ đề tài Phật giáo như Phật A di đà, Kim đồng, Ngọc nữ, các La Hán… rất sinh động.
Hai ngôi chùa cổ đất Thuận Thành luôn là điểm thăm viếng lý thú của hầu hết du khách trong hành trình về Kinh Bắc, vùng châu thổ nghìn năm có nhiều danh lam thắng cảnh.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Việt Bắc (Phụ Nữ Online), internet
Gần hai ngàn năm trước, đây là đất Luy Lâu, thủ phủ Giao Châu thời Bắc thuộc, là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam, nơi nảy sinh nhiều sự tích gắn với những ngôi chùa tuyệt đẹp.
Tục truyền rằng thời đó, tu sĩ Ấn Độ là Khâu Đà La đến truyền đạo Phật có đệ tử đầu tiên là Man Nương (A Man – Nàng Mén ), vốn là một cô gái trồng dâu nuôi tằm. Một đêm, Man Nương nằm ngủ nơi cửa chùa Dâu, vị tu sĩ về muộn, không muốn kinh động nên nhẹ bước qua người nàng.
Man Nương có thai, hạ sinh một bé gái. Khâu Đà La đưa cô bé về một ngôi chùa bên kia sông Đuống (sau này là chùa Phật Tích), sân chùa có cây tùng lớn, thốt nhiên, thân cây mở ra nhận bé gái vào lòng. Huyền thoại này là biểu trưng đẹp đẽ sự tiếp biến văn hóa Ấn – Việt, minh chứng cho sự du nhập rất sớm Phật giáo vào nước ta. Gặp năm mưa bão ngập lụt, cây tùng trốc gốc, bị nước cuốn trôi. Vua sai lính kéo lên không được, nhưng Man Nương ra sát mép nước hát ru con, cây nhẹ nhàng trôi vào bờ. Gỗ cây tùng được xẻ ra tạc bốn tượng Phật theo Tứ Pháp của tín ngưỡng dân gian: Mây, Mưa, Sấm, Chớp - Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, cho các chùa Kinh Bắc thờ. Cùng với việc thờ Phật, chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân.
Chùa Dâu vốn được xây dựng khoảng đầu thế kỷ III được gọi là “đệ nhất cổ tự” nhưng kiến trúc hiện nay còn lại sau nhiều lần trùng tu là từ thiết kế của Mạc Đĩnh Chi năm 1313 dưới thời vua Trần Anh Tông. Chùa Dâu thời Trần nổi danh là chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, nay chỉ còn lại ba tầng tháp Hòa Phong, toàn bộ kiến trúc khác đều mới dựng lại. Thân tháp hình vuông, xây gạch trần nung già rất chắc chắn, có bốn cửa vòm cân đối bốn mặt.
Độc đáo nhất là tượng cừu nằm ngay bên phải cửa trước của tháp. Đó là một con cừu sừng xoắn, giống cừu thời xưa không có ở Việt Nam. Năm tháng nắng mưa và bao thế hệ phật tử tiếp xúc cầu khấn có lẽ đã để lại các vết lõm sâu trên đỉnh đầu và phần lưng cừu.
Đây là dấu tích vật chất của văn hóa Ấn gắn với sự xuất hiện các vị sư Ấn Độ đến truyền đạo Phật ở Luy Lâu. Dấu tích văn hóa Ấn còn thể hiện ở chấm tròn trên trán tượng đồng bà Dâu – Pháp Vân, hiện thờ trong chính điện.
Cách chùa Dâu vài cây số, ngược lên đê hữu ngạn sông Đuống, là chùa Bút Tháp, vốn được coi là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và hoàn thiện nhất về kiến trúc, cảnh quan và tượng Phật. Có người cho rằng, chùa có từ thế kỷ XIII, nhưng cấu trúc quy mô là ở thế kỷ XVII (1647) dưới thời chúa Trịnh. Đến những năm 1992-1996, chùa được tu bổ hoàn chỉnh.
Chùa có cấu trúc đăng đối từ tam quan, gác chuông hai tầng tám mái đến các tòa tiền đường, trung đường, hậu đường đều đối xứng qua trục Thần Đạo dài hơn 100m. Hành lang dài có mái bao bọc quanh chùa, du khách vãn cảnh chùa có thể tìm nhiều góc nhìn đẹp với những đầu đao cong vút trên mái, các nền bệ lan can đá, cửa cuốn giữa cây lá thanh tịnh. Chùa Bút Tháp có tới 50 bức chạm khắc đá dọc theo lan can và trên thành cầu đá nhỏ, chủ đề thiên nhiên, nét khắc tinh tế.
Chùa có ngọn tháp đá ngũ giác, gồm năm tầng, cao hơn chục mét, tuy tên tháp là Bảo Nghiêm nhưng chính vua Tự Đức khi viếng thăm, thấy ngọn tháp như hình cây bút viết lên trời xanh, đã gọi tên là Bút Tháp.
Độc đáo nhất trong Thượng điện chùa Bút Tháp là pho tượng gỗ nguyên bản Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt được tạc từ giữa thế kỷ XVII. Đây có thể coi là kiệt tác điêu khắc gỗ Việt Nam với các chi tiết, hoa văn quen thuộc. Gương mặt Phật an nhiên, sáng suốt, nhưng lại hết sức gần gũi, trong mỗi bàn tay xòe ra đều có hình con mắt, các cánh tay sắp xếp cực đẹp, như ánh hào quang lan tỏa. Trong chùa còn có hơn 70 tượng gỗ đề tài Phật giáo như Phật A di đà, Kim đồng, Ngọc nữ, các La Hán… rất sinh động.
Hai ngôi chùa cổ đất Thuận Thành luôn là điểm thăm viếng lý thú của hầu hết du khách trong hành trình về Kinh Bắc, vùng châu thổ nghìn năm có nhiều danh lam thắng cảnh.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Việt Bắc (Phụ Nữ Online), internet
nhìn kiến trúc thì chùa chắc đã rất lâu rồi đấy
ReplyDeletevietnam motorcycle tours Loop Bike Tours