Ngày Tết trong lúc vui vẻ cụng ly cùng bạn bè, người thân, các đấng mày râu rất dễ bị "quá chén". Hậu quả không tránh khỏi là có người bị say rượu hoặc ngộ độc rượu. Sau đây là một số mẹo nhỏ giải nguy khi bạn bị say bia rượu trong dịp Tết này.
Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống
Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không uống các loại thuốc chống nôn
Đừng cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gang và ung thư gang.
Uống nước
Nước là một trong những thành phần không thể thiếu trong đời sống con người, không những vậy nước còn giúp giải rượu bia vô cùng tốt. Tết đến, phải thường xuyên tiếp xúc với bia rượu làm cho lượng cồn trong máu bạn tăng nhanh gây ra chứng đau đầu chóng mặt; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.
Nước Mía
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Gừng tươi
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Bổ sung vitamin B, C
Khi uống quá say, muốn chóng tỉnh táo bạn cần hạ thấp lượng cồn trong cơ thể, hãy bổ sung vitamin B (tốt nhất dưới dạng viên sủi). Vitamin B có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải cồn ra ngoài. Rươu bia nếu quá chén có tác hại vô cùng cho cơ thể. Một trong những tác hại đó là gan thận suy yếu nhanh chóng.
Nếu uống nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan thận nghiêm trọng, dẫn đến những bệnh vô cùng nguy hiểm như xơ gan, viên gan, ung thư gan, thận suy. Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.
Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.
Cà phê đậm đặc
Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Chè xanh
Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
Đậu đen
Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Đậu xanh
Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
Rau cần, sắn dây
Bạn hãy lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh. Nếu không có rau cần thì pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong những cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình.
Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe...
Du lịch, GO! - Theo BabyBaby, internet
Ăn một ít thức ăn dầu mỡ trước khi đi uống
Trước khi đi uống với bạn bè, hãy chủ động ăn trước một ít thức ăn nhiều dầu mỡ. Chúng sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó bạn sẽ lâu bị say hơn.
Không uống các loại thuốc chống nôn
Đừng cố uống các loại thuốc chống nôn vì chính loại thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gang và ung thư gang.
Uống nước
Nước là một trong những thành phần không thể thiếu trong đời sống con người, không những vậy nước còn giúp giải rượu bia vô cùng tốt. Tết đến, phải thường xuyên tiếp xúc với bia rượu làm cho lượng cồn trong máu bạn tăng nhanh gây ra chứng đau đầu chóng mặt; đồng thời các chất alcohol kích thích sự lợi tiểu, cơ thể sẽ thải nước ra ngoài liên tục. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô khát, đắng miệng vì thiếu nước. Uống nước nhiều sẽ giúp ích cho bạn vượt qua tình trạng này.
Nước Mía
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.
Gừng tươi
Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Bổ sung vitamin B, C
Khi uống quá say, muốn chóng tỉnh táo bạn cần hạ thấp lượng cồn trong cơ thể, hãy bổ sung vitamin B (tốt nhất dưới dạng viên sủi). Vitamin B có tác dụng lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải cồn ra ngoài. Rươu bia nếu quá chén có tác hại vô cùng cho cơ thể. Một trong những tác hại đó là gan thận suy yếu nhanh chóng.
Nếu uống nhiều bia rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn hại gan thận nghiêm trọng, dẫn đến những bệnh vô cùng nguy hiểm như xơ gan, viên gan, ung thư gan, thận suy. Các chất chống oxy hóa như vitamin C có thể phần nào giúp bạn chống đỡ được các tác hại của rượu.
Khi quá chén, cần uống vitamin C 3 lần/ngày hoặc uống nhiều loại nước trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Các loại nước trái cây này còn cung cấp thêm kali, đường tự nhiên giúp tăng lượng đường cần thiết mà cơ thể bị thiếu hụt khi say rượu.
Cà phê đậm đặc
Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Chè xanh
Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.
Đậu đen
Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.
Đậu xanh
Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.
Rau cần, sắn dây
Bạn hãy lấy một nắm rau cần rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh. Nếu không có rau cần thì pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong những cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình.
Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe...
Du lịch, GO! - Theo BabyBaby, internet
0 comments:
Post a Comment