Trước Tết Nguyên đán chừng một tháng, dân bản lại rủ nhau lên rừng bẫy chuột, sóc làm món ăn dự trữ ngày Tết. Thịt sóc, chuột rừng phơi giàn bếp, hun khói (tiếng Cơ tu gọi là Doom t’iêng) từ lâu trở thành đặc sản của đồng bào, chỉ dành riêng tiếp đãi khách quý.
Gần 40 năm xách bẫy vào rừng
Gần 1 giờ trưa, già làng thôn Éo (Đông Giang, Quảng Nam) Phạm Văn Krới về tới nhà, sau lưng gùi là hai con chuột vàng, một chú sóc và chú nhím da gay - kết quả của hai ngày vượt núi săn bẫy. Krới được dân bản giới thiệu như một tay đặt bẫy săn cừ khôi. 12 tuổi, Krới đã theo cha vào rừng. Chẳng bao lâu cậu đã biết tự mình làm bẫy, đem chiến lợi phẩm về.
Nhấp ly nước trà xanh nóng, Krới nhớ lại: Ngày đó không chợ búa gì, bữa ăn chỉ có củ mì, rau rừng nên nhà ai cũng vào rừng đặt bẫy kiếm thức ăn, và dự trữ đãi khách khi có việc lớn. Đồng bào mình gác thịt lên giàn bếp, hun khói để tránh thịt bị ôi thiu. Thịt khi gác lên gác bếp cũng săn, dai, và thơm ngon hơn.
“Trong làng người nào cũng biết bẫy, đặt bẫy. Đời này truyền đời kia. Xưa đi bẫy vì cái đói, nay bẫy vì giữ tục xưa, truyền thống đồng bào mình” - Vừa giở những con thú khỏi gùi, ông vừa giải thích. Gần 40 năm xách bẫy vào rừng, Krới không chỉ nuôi được 5 người con khôn lớn mà còn có được vị thế trong làng ai cũng phải kính nể.
Thịt chuột, sóc sau khi được đưa về thì làm sạch lông, ruột phơi ráo rồi bỏ lên chạ bếp hun đến khi thịt khô queo. Hoặc thịt được bỏ vào ống lồ ô cùng với môn thục, nướng chín.
Món này rất kén gia vị, chỉ cần pha chế vừa tay với muối, và một chút mỳ chính để giữ cho được cái chất của thịt. Nhiều người dưới xuôi lên đây mua về làm mồi nhậu nhưng lạm dụng màu mè, chế biến nên không còn là Dzoọm t’tiêng nữa rồi” - Krới nói.
“Phải dành cho lớp sau chung hưởng cái lộc rừng”
63 tuổi, ông Đinh Xuân Bin (thôn Phú Son, xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) vẫn đều đặn vào rừng đặt bẫy. Ông nói không thể quên được cái vị mùi mẫn của chuột, sóc rừng, càng không thể để mất đi một nét văn hóa ẩm thực. Hai đứa con trai người vợ sau của ông đều biết đặt bẫy từ khi 13-14 tuổi.
“Mình đi đặt bẫy không có nghĩa là tiêu diệt, mà giống như một cách nuôi bắt. Mình đặt bẫy những con chuột rừng, sóc vàng bụng (loại sóc già). Trước khi đi bẫy khoảng nửa tháng phải đem sắn, hạt chồn vào rải ở những điểm nhất định để tạo thói quen cho sóc, chuột rừng, cũng là cách để vỗ béo cho chúng. Sau đó, đặt bẫy ngay đúng nơi rải mồi. Một, hai ngày sau vào rừng lượm những con mồi ham ăn dính bẫy”, ông Bin kể.
Từ làng vào đến nơi đặt bẫy trong rừng sâu phải đến hơn 30km, đi bộ mất một buổi. Nên thường sáng sớm, những người đàn ông trong bản đã đeo gùi cơm nắm vào rừng cùng những chiếc bẫy, mồi nhử. Những chiếc bẫy sắt hoặc bẫy bằng cây tự chế được cài khéo ở những nơi nhất định và được đánh giấu phòng tai nạn cho người đi rừng. Mồi bẫy là những con chuột rừng, sóc vàng bụng (già).
A Lăng Ứ (23 tuổi) từng rong ruổi núi rừng săn bẫy, cho biết nghề này phải biết quan sát và khéo léo, không dễ bị bẫy cho “ăn đòn”. Ứ kể có ông anh làng trên vào rừng đặt bẫy, do sảy tay nên bẫy đánh ngược trở lại sưng tím một bên mắt, suýt nữa mù.
Học chữ không thông, nhưng Hói Beo (13 tuổi) lại rất nhạy bén trong việc đi rừng và bẫy thú. Nhà nghèo, nghỉ học, ngày nào Beo cũng rong ruổi trong rừng, được nhiều thì đem về bán, ít thì để dùng trong nhà. Dù luôn miệng nhắc nhở đám thanh niên, bọn trẻ trong làng phải học hành chu đáo, nhưng già làng Krới cũng không quên nhắc lại những truyền thống tốt đẹp dân tộc.
“Mình là con của núi, mình phải bảo vệ núi. Rừng là nhà. Mình ăn chuột, sóc, nhím là của nhà mình và cũng phải giữ gìn nó. Đời này ăn còn phải dành cho lớp sau chung hưởng cái lộc rừng để tiếp tục quây quần bên nhau” - già nói.
Gió đông bắt đầu tràn về, những phụ nữ Cơ tu diện cho mình những bộ xà lùng, bếp đã thường xuyên đỏ lửa, hun khói những chú chuột, sóc rừng chờ lên mâm trong ngày tết truyền thống…
Bây giờ, nhiều thanh niên trong làm làm ăn xa, tết đem về bao nhiêu món đồ lạ, nhưng không thẻ nào bằng cái tết ấm cúng bên ché rượu cần, bánh sừng trâu, cơm lam và đĩa thịt hun khói. Đó chính là cái để người đi xa tìm về quê hương".
Du lịch, GO! - Theo Tienphong, internet
Gần 40 năm xách bẫy vào rừng
Gần 1 giờ trưa, già làng thôn Éo (Đông Giang, Quảng Nam) Phạm Văn Krới về tới nhà, sau lưng gùi là hai con chuột vàng, một chú sóc và chú nhím da gay - kết quả của hai ngày vượt núi săn bẫy. Krới được dân bản giới thiệu như một tay đặt bẫy săn cừ khôi. 12 tuổi, Krới đã theo cha vào rừng. Chẳng bao lâu cậu đã biết tự mình làm bẫy, đem chiến lợi phẩm về.
Nhấp ly nước trà xanh nóng, Krới nhớ lại: Ngày đó không chợ búa gì, bữa ăn chỉ có củ mì, rau rừng nên nhà ai cũng vào rừng đặt bẫy kiếm thức ăn, và dự trữ đãi khách khi có việc lớn. Đồng bào mình gác thịt lên giàn bếp, hun khói để tránh thịt bị ôi thiu. Thịt khi gác lên gác bếp cũng săn, dai, và thơm ngon hơn.
“Trong làng người nào cũng biết bẫy, đặt bẫy. Đời này truyền đời kia. Xưa đi bẫy vì cái đói, nay bẫy vì giữ tục xưa, truyền thống đồng bào mình” - Vừa giở những con thú khỏi gùi, ông vừa giải thích. Gần 40 năm xách bẫy vào rừng, Krới không chỉ nuôi được 5 người con khôn lớn mà còn có được vị thế trong làng ai cũng phải kính nể.
Thịt chuột, sóc sau khi được đưa về thì làm sạch lông, ruột phơi ráo rồi bỏ lên chạ bếp hun đến khi thịt khô queo. Hoặc thịt được bỏ vào ống lồ ô cùng với môn thục, nướng chín.
Món này rất kén gia vị, chỉ cần pha chế vừa tay với muối, và một chút mỳ chính để giữ cho được cái chất của thịt. Nhiều người dưới xuôi lên đây mua về làm mồi nhậu nhưng lạm dụng màu mè, chế biến nên không còn là Dzoọm t’tiêng nữa rồi” - Krới nói.
“Phải dành cho lớp sau chung hưởng cái lộc rừng”
63 tuổi, ông Đinh Xuân Bin (thôn Phú Son, xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) vẫn đều đặn vào rừng đặt bẫy. Ông nói không thể quên được cái vị mùi mẫn của chuột, sóc rừng, càng không thể để mất đi một nét văn hóa ẩm thực. Hai đứa con trai người vợ sau của ông đều biết đặt bẫy từ khi 13-14 tuổi.
“Mình đi đặt bẫy không có nghĩa là tiêu diệt, mà giống như một cách nuôi bắt. Mình đặt bẫy những con chuột rừng, sóc vàng bụng (loại sóc già). Trước khi đi bẫy khoảng nửa tháng phải đem sắn, hạt chồn vào rải ở những điểm nhất định để tạo thói quen cho sóc, chuột rừng, cũng là cách để vỗ béo cho chúng. Sau đó, đặt bẫy ngay đúng nơi rải mồi. Một, hai ngày sau vào rừng lượm những con mồi ham ăn dính bẫy”, ông Bin kể.
Từ làng vào đến nơi đặt bẫy trong rừng sâu phải đến hơn 30km, đi bộ mất một buổi. Nên thường sáng sớm, những người đàn ông trong bản đã đeo gùi cơm nắm vào rừng cùng những chiếc bẫy, mồi nhử. Những chiếc bẫy sắt hoặc bẫy bằng cây tự chế được cài khéo ở những nơi nhất định và được đánh giấu phòng tai nạn cho người đi rừng. Mồi bẫy là những con chuột rừng, sóc vàng bụng (già).
A Lăng Ứ (23 tuổi) từng rong ruổi núi rừng săn bẫy, cho biết nghề này phải biết quan sát và khéo léo, không dễ bị bẫy cho “ăn đòn”. Ứ kể có ông anh làng trên vào rừng đặt bẫy, do sảy tay nên bẫy đánh ngược trở lại sưng tím một bên mắt, suýt nữa mù.
Học chữ không thông, nhưng Hói Beo (13 tuổi) lại rất nhạy bén trong việc đi rừng và bẫy thú. Nhà nghèo, nghỉ học, ngày nào Beo cũng rong ruổi trong rừng, được nhiều thì đem về bán, ít thì để dùng trong nhà. Dù luôn miệng nhắc nhở đám thanh niên, bọn trẻ trong làng phải học hành chu đáo, nhưng già làng Krới cũng không quên nhắc lại những truyền thống tốt đẹp dân tộc.
“Mình là con của núi, mình phải bảo vệ núi. Rừng là nhà. Mình ăn chuột, sóc, nhím là của nhà mình và cũng phải giữ gìn nó. Đời này ăn còn phải dành cho lớp sau chung hưởng cái lộc rừng để tiếp tục quây quần bên nhau” - già nói.
Gió đông bắt đầu tràn về, những phụ nữ Cơ tu diện cho mình những bộ xà lùng, bếp đã thường xuyên đỏ lửa, hun khói những chú chuột, sóc rừng chờ lên mâm trong ngày tết truyền thống…
Bây giờ, nhiều thanh niên trong làm làm ăn xa, tết đem về bao nhiêu món đồ lạ, nhưng không thẻ nào bằng cái tết ấm cúng bên ché rượu cần, bánh sừng trâu, cơm lam và đĩa thịt hun khói. Đó chính là cái để người đi xa tìm về quê hương".
Du lịch, GO! - Theo Tienphong, internet
0 comments:
Post a Comment