“Cái mỏm này gọi là Mã Pí Lèng nhưng dân Mông chúng tôi từ xưa tới nay vẫn gọi là Máo Pì Lèng”, cụ Vương lý giải tên gọi một địa danh nổi tiếng ở đất Hà Giang.
Xong việc ở Trạm Biên phòng, chúng tôi về nghỉ ở dinh thự của vua Mèo xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) và ăn Tết với con cháu cụ Vương. Sớm 27 tháng Chạp thiếu, tôi lên đường về Hà Nội. Trời ướt sũng sương. Con đường đá không tên gồ gề toàn ổ trâu, ổ voi chen đá hộc trơn nhẫy từ Sà Phìn đi Đồng Văn. Già nửa buổi sáng chúng tôi mới tới Mã Pí Lèng trên đất Mèo Vạc. Bất chợt trời hứng chí hửng lên le lói nắng. Đây là một cơ hội hiếm có vào mùa này.
Cụ Vương bảo tài Dự dừng xe ''cho tụi nó xem sông Nho Quế''. Tôi và Lê Vui - chuyên viên Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc nhảy khỏi xe, lom khom ra mép vực nhòm xuống sông. Một vệt ngoằn nghèo phản chiếu từ mặt nước hơi ánh lên như dải lụa xanh lơ ai đó vô tình đánh rơi giữa hai vách núi thăm thẳm vẫn còn đang mờ sương.
Khi đã yên vị trên xe, cụ Vương bảo: ''Cái mỏm này gọi là Mã Pí Lèng nhưng dân Mông chúng tôi từ xưa tới nay vẫn gọi là Máo Pì Lèng''. Tôi và Lê Vui lại ngớ ra. Vậy ra hàng trăm bài báo, bài viết về địa danh nổi tiếng này lẽ nào sai? Tôi rón rén hỏi cụ: ''Vậy Mã Pí Lèng có nghĩa gì thưa cụ?''. Cụ thủng thẳng mà rằng: Theo tiếng Mông nó là sống mũi con ngựa. Nhưng không phải Pí mà là Pì. Song như vậy vẫn sai. Tên của nó chính xác là Máo Pì Lèng-tức sống mũi con mèo.
Máo Pì Lèng nằm ở gần trung độ của con đường có tên là Hạnh Phúc từ Đồng Văn đi Mèo Vạc dài 26 km. Từ đây xuống Mèo Vạc còn hơn 12km một chút. Con đường khởi công vào ngày 10/9/1959, mất gần 6 năm mới hoàn thành (15/6/1965). Gần 2 triệu lượt thanh niên trai tráng của 16 dân tộc anh em từ Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định... với gần 3 triệu ngày công đục khoét, phá gần 3 triệu mét khối đá hoàn toàn bằng sức người và đôi tay rớm máu.
Điểm Máo Pì Lèng cao như ngửi thấy trời dựng đứng, thòi ra một dọc đá như sống mũi con mèo đang nhòm xuống sông Nho Quế ngửi rình cá. Để chinh phục đỉnh cao này, những người dũng cảm nhất đã được lựa chọn vào đội dũng cơ. Dây buộc ngang lưng treo mình trên vách đá dựng đứng trong cái nóng như đổ lửa từ hẻm núi phun ra. Cả một khối núi sừng sững, đặc cứng mất bao công sức mới khoét được một lỗ mìn. Vậy mà cho mìn nổ cũng chỉ văng ra được một mảnh đá chưa bằng chiếc chảo gang của người Mông. Riêng điểm đột phá khẩu Máo Pì Lèng đã mất 11 tháng và hàng chục người đã thiệt mạng. Để rồi có một ngày hai cánh quân ở hai đầu con đường ôm nhau trong nước mắt...
Đợt đi chơi chợ tình Khau Vai (27/3/2012), mấy anh chị em dừng chân nghỉ ở quán nước đỉnh Máo Pì Lèng. Tôi tranh thủ chuyện với già Mông gần 70 tuổi ra chơi với con là chủ quán nước này. Tôi rụt rè hỏi: ''Cháu có nghe người thì gọi nơi này là Mã Pí Lèng, người thì bảo là Máo Pì Lèng. Ai là người gọi đúng thưa cụ?''.
''Tao chẳng biết ai đúng, ai sai. Chỉ biết từ thời các cụ của họ tao đến nay dân ở đây vẫn gọi là Máo Pì Lèng'', cụ đáp. Vậy là có thêm một nhân chứng cho tôi thêm sự tin cậy vào câu chuyện của cụ Vương.
Tôi có 15 năm công tác, làm việc với cụ Vương, học được nhiều ở cụ nhiều điều, mở rộng được nhiều kiến thức hiểu biết ngoài sách, vở.
Có lần cụ bảo: ''Ở cái cơ quan này nói chuyện với mày tao thấy được. Mày chịu nghe, chịu nhớ, chịu ghi chép. Tao gần hết vốn với mày rồi đấy. Đến mức mày biết cả mẹo vào nhà người Mông khi họ treo cành lá cấm trước cửa. Ai vào sẽ chém chết. Mày thành chuyên gia Mông rồi đấy!''
Thú thực, trong những năm công tác cùng cụ, tôi có viết kha khá các bài báo về người Mông, về văn hoá, phong tục tập quán, về thiết chế xã hội dòng họ (gọi là Xênh) khép kín, về đời sống, về xoá đói giảm nghèo, và tôi còn làm cả sách, làm phim về vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi lần có nhuận bút, tôi lại mua tút thuốc lá và hộp bánh ngon biếu cụ. Mới đấy mà cụ đã thành người thiên cổ được gần 4 năm. Viết loạt bài này thâm tâm tôi như một sự trả ơn cụ. Mong cụ thanh thản dưới suối vàng và yên tâm rằng những điều cụ ''lăn tăn'' sẽ có ngày được mọi người biết tới...
Du lịch, GO! - Theo Đinh Đức Cần (Dantri), internet
Xong việc ở Trạm Biên phòng, chúng tôi về nghỉ ở dinh thự của vua Mèo xã Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang) và ăn Tết với con cháu cụ Vương. Sớm 27 tháng Chạp thiếu, tôi lên đường về Hà Nội. Trời ướt sũng sương. Con đường đá không tên gồ gề toàn ổ trâu, ổ voi chen đá hộc trơn nhẫy từ Sà Phìn đi Đồng Văn. Già nửa buổi sáng chúng tôi mới tới Mã Pí Lèng trên đất Mèo Vạc. Bất chợt trời hứng chí hửng lên le lói nắng. Đây là một cơ hội hiếm có vào mùa này.
Cụ Vương bảo tài Dự dừng xe ''cho tụi nó xem sông Nho Quế''. Tôi và Lê Vui - chuyên viên Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc nhảy khỏi xe, lom khom ra mép vực nhòm xuống sông. Một vệt ngoằn nghèo phản chiếu từ mặt nước hơi ánh lên như dải lụa xanh lơ ai đó vô tình đánh rơi giữa hai vách núi thăm thẳm vẫn còn đang mờ sương.
Khi đã yên vị trên xe, cụ Vương bảo: ''Cái mỏm này gọi là Mã Pí Lèng nhưng dân Mông chúng tôi từ xưa tới nay vẫn gọi là Máo Pì Lèng''. Tôi và Lê Vui lại ngớ ra. Vậy ra hàng trăm bài báo, bài viết về địa danh nổi tiếng này lẽ nào sai? Tôi rón rén hỏi cụ: ''Vậy Mã Pí Lèng có nghĩa gì thưa cụ?''. Cụ thủng thẳng mà rằng: Theo tiếng Mông nó là sống mũi con ngựa. Nhưng không phải Pí mà là Pì. Song như vậy vẫn sai. Tên của nó chính xác là Máo Pì Lèng-tức sống mũi con mèo.
Máo Pì Lèng nằm ở gần trung độ của con đường có tên là Hạnh Phúc từ Đồng Văn đi Mèo Vạc dài 26 km. Từ đây xuống Mèo Vạc còn hơn 12km một chút. Con đường khởi công vào ngày 10/9/1959, mất gần 6 năm mới hoàn thành (15/6/1965). Gần 2 triệu lượt thanh niên trai tráng của 16 dân tộc anh em từ Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái, Hải Hưng, Nam Định... với gần 3 triệu ngày công đục khoét, phá gần 3 triệu mét khối đá hoàn toàn bằng sức người và đôi tay rớm máu.
Điểm Máo Pì Lèng cao như ngửi thấy trời dựng đứng, thòi ra một dọc đá như sống mũi con mèo đang nhòm xuống sông Nho Quế ngửi rình cá. Để chinh phục đỉnh cao này, những người dũng cảm nhất đã được lựa chọn vào đội dũng cơ. Dây buộc ngang lưng treo mình trên vách đá dựng đứng trong cái nóng như đổ lửa từ hẻm núi phun ra. Cả một khối núi sừng sững, đặc cứng mất bao công sức mới khoét được một lỗ mìn. Vậy mà cho mìn nổ cũng chỉ văng ra được một mảnh đá chưa bằng chiếc chảo gang của người Mông. Riêng điểm đột phá khẩu Máo Pì Lèng đã mất 11 tháng và hàng chục người đã thiệt mạng. Để rồi có một ngày hai cánh quân ở hai đầu con đường ôm nhau trong nước mắt...
Đợt đi chơi chợ tình Khau Vai (27/3/2012), mấy anh chị em dừng chân nghỉ ở quán nước đỉnh Máo Pì Lèng. Tôi tranh thủ chuyện với già Mông gần 70 tuổi ra chơi với con là chủ quán nước này. Tôi rụt rè hỏi: ''Cháu có nghe người thì gọi nơi này là Mã Pí Lèng, người thì bảo là Máo Pì Lèng. Ai là người gọi đúng thưa cụ?''.
''Tao chẳng biết ai đúng, ai sai. Chỉ biết từ thời các cụ của họ tao đến nay dân ở đây vẫn gọi là Máo Pì Lèng'', cụ đáp. Vậy là có thêm một nhân chứng cho tôi thêm sự tin cậy vào câu chuyện của cụ Vương.
Tôi có 15 năm công tác, làm việc với cụ Vương, học được nhiều ở cụ nhiều điều, mở rộng được nhiều kiến thức hiểu biết ngoài sách, vở.
Có lần cụ bảo: ''Ở cái cơ quan này nói chuyện với mày tao thấy được. Mày chịu nghe, chịu nhớ, chịu ghi chép. Tao gần hết vốn với mày rồi đấy. Đến mức mày biết cả mẹo vào nhà người Mông khi họ treo cành lá cấm trước cửa. Ai vào sẽ chém chết. Mày thành chuyên gia Mông rồi đấy!''
Thú thực, trong những năm công tác cùng cụ, tôi có viết kha khá các bài báo về người Mông, về văn hoá, phong tục tập quán, về thiết chế xã hội dòng họ (gọi là Xênh) khép kín, về đời sống, về xoá đói giảm nghèo, và tôi còn làm cả sách, làm phim về vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi lần có nhuận bút, tôi lại mua tút thuốc lá và hộp bánh ngon biếu cụ. Mới đấy mà cụ đã thành người thiên cổ được gần 4 năm. Viết loạt bài này thâm tâm tôi như một sự trả ơn cụ. Mong cụ thanh thản dưới suối vàng và yên tâm rằng những điều cụ ''lăn tăn'' sẽ có ngày được mọi người biết tới...
Du lịch, GO! - Theo Đinh Đức Cần (Dantri), internet
0 comments:
Post a Comment