Bình Phước là một tỉnh nằm phía Bắc Đông Nam bộ, giáp đại ngàn Tây Nguyên. Bình Phước có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng.
Trong đó có trảng cỏ Bù Lạch, thác Voi thuộc địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng là nơi còn giữ lại nhiều nét hoang dã từ ngàn xưa. Nếu đi Bình Phước mà chưa đến trảng cỏ Bù Lạch, thác Voi là coi như chưa đến đây vậy.
< Trảng cỏ Bù Lạch.
Từ TP.HCM xe đi trảng cỏ Bù Lạch mất khoảng 4 tiếng. Xe sẽ đi qua ngã tư Bình Phước, quận Thủ Đức, gặp quốc lộ 13 chạy thẳng đến thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Từ đây, xe đi theo quốc lộ 13 đến ngã tư Sở Sao, rẽ vào đường ĐT741 qua Phú Giáo đầy nắng gió, đến Đồng Phú mà muốn cháy da người, lên trên nữa gặp Đồng Xoài như rực lửa. Từ ngã tư Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, vượt qua quốc lộ 14 để đến thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng.
Qua khỏi thị trấn Bù Đăng vài cây số sẽ gặp ngay một tấm bảng chỉ đường đi khoảng 20 cây số là đến trảng cỏ Bù Lạch. Mặc dù đoạn đường không xa, nhưng xe phải vượt qua nhiều đoạn rất khó đòi hỏi tay lái phải chắc, tinh thần phải vững, bởi phải băng qua suối, leo qua dốc, vượt qua cầu đầy chông chênh hiểm trở.
Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Xe sẽ phải vượt qua đoạn đường mà nhiều lúc lắc lư, nếu không phải tay lái giỏi thế nào cũng có người lo lắng hỏi là liệu xe có đi được nữa không, hay là quay trở ra.
Cuối cùng thì xe cũng đến được trảng cỏ Bù Lạch. Bước ra khỏi xe, sẽ thấy một bầu trời đầy cỏ hoang dại. Nhìn cỏ, rồi đi trên cỏ, bạn không nhịn được đành phải thốt lên trảng cỏ Bù Lạch đẹp như cỏ đồi Cù ở Đà Lạt, nhưng cỏ ở đây rất hoang dã bởi tính tự nhiên của nó.
Theo quy hoạch, đây là khu du lịch sinh thái trảng cỏ Bù Lạch do Ban quản lý các dự án ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 450 ha, gồm 4 trảng cỏ và 1 hồ chứa nước.
Đến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành khảo sát, cắm mốc phục vụ lập quy hoạch. Dự án bao gồm 2 khu: khu A gồm 3 trảng cỏ với tổng diện tích 370 ha được bố trí làm khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng và kết hợp với khu phim trường. Khu B gồm 1 trảng cỏ và khu vực thác Voi với tổng diện tích 80 ha được bố trí làm khu du lịch sinh thái văn hóa và làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là quy hoạch. Hiện tại, bạn đến đây sẽ chỉ thấy trảng cỏ với cỏ, nó chưa bị tác động nào từ con người. Loài cỏ lạ, chưa biết tên, vẫn phát triển mạnh mẽ, từng cây cỏ đan xen vào nhau như dệt nên một thảm cỏ chạy xa tít tận chân trời. Chỉ có cỏ và cỏ, không một loài cây nào khác sống trên trảng cỏ.
Cứ thế, trảng cỏ kéo dài đến tận bìa rừng và hồ nước thiên nhiên giáp với bên kia rừng quốc gia Cát Tiên của Đồng Nai và Lâm Đồng. Đi chân trần trên trảng cỏ thấy mềm mại lạ lùng. Chạy chân trần trên trảng cỏ mới cảm nhận được hết một cảm giác lâng lâng dưới đôi bàn chân.
Chơi mãi với cỏ đến một lúc bụng đói, miệng khát bất chợt giật mình vì nhìn xung quanh không thấy một bóng người, bóng nhà. Trảng cỏ hàng nghìn năm nay vẫn vậy, không có ai sống xung quanh trảng cỏ. Cây cối không mọc được trên trảng cỏ. Chỉ có cỏ mới sống được với cỏ. Cỏ sống theo bốn mùa trong năm. Mùa xuân cỏ xanh biếc. Mùa hạ cỏ vàng rực. Mùa thu cỏ kết hạt. Mùa đông rụng xuống theo gió cuốn đi để kết nối thêm cho trảng cỏ rộng ra, dài thêm...
Bụng đang đói, miệng đang khát mà quay trở ra thị trấn Đức Phong để tìm cái ăn thì sao chịu nổi. Đành phải lang thang đi tìm lá díp, đọt mây bên trong cánh rừng xung quanh trảng cỏ.
< Một góc thác Voi.
Ngày xưa, nếu thấy trên trảng cỏ có dấu chân tê giác thì y như rằng lá díp, đọt mây đang xanh tốt trong rừng bao quanh trảng cỏ. Bởi, loài tê giác rất thích ăn lá díp, đọt mây. Hái một nắm lá díp xanh tốt đem xào với một gói mì tôm sẽ trở thành món ngon không đâu có được. Tiện tay, ngắt ít đọt mây non tơ rồi đem nướng với cỏ khô. Ngọn lửa cháy bùng lên lém vào đọt mây bốc lên một mùi ngọt lịm. Ăn lá díp, nhai đọt mây, sẽ cảm nhận ngay vị đắng không giống vị đắng nào trên cõi đời này, cảm giác ngất ngây, hoang dã.
Sau một ngày chơi với trảng cỏ Bù Lạch rồi du khách cũng phải đến một nơi để tắm, để ngắm và để thả hồn về những chuyện của ngày xưa, mà giờ đây đã trở thành truyền thuyết. Thác Voi cũng như trảng cỏ Bù Lạch cùng chung địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Chung quanh thác có nhiều tảng đá to, rộng phẳng lì, xưa kia là nơi để đàn voi về uống nước, nô đùa dưới thác. Vào những ngày hè, thác nước nhỏ, ước cao hơn 10 m và rộng 8 m, trong khi từng đàn voi hàng chục con lại tranh nhau về uống, tắm và chơi đùa. Chuyện gì đến đã đến. Những đàn voi mạnh khỏe hơn, đông hơn đã đẩy đối thủ rời đi xa, nhưng đã để lại xác của kẻ chiến bại, lâu ngày xác voi được đàn mối rừng đùn đất lên trở thành những đồi đất nhô cao.
Cư dân sống chung quanh thác Voi và trảng cỏ Bù Lạch có 2 món đặc biệt mà du khách đến đây phải thưởng thức cho bằng được. Đó là đọt mây rừng và lá díp. Ăn đọt mây rừng trị nặng bụng, giải độc rượu, chữa đầy hơi, trướng bụng. Đọt mây có thể xào lên ăn hoặc đem nướng sẽ có vị bùi bùi, giòn mà không dai. Lá díp là một loại lá rừng mọc trong rừng rậm hoang sơ. Thân cây lá díp nhỏ, lá dài, thon hình bầu dục. Là một loại lá rừng có đọt non màu hơi đo đỏ, dưới cuống lá có màu xanh, khi đem nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi.
Ngày nay, sau khi đi dạo một vòng quanh hồ, du khách sẽ được ghé vào căn nhà Rông duy nhất ở đây chuyên cung cấp thức ăn, nước uống cho người đến thăm trảng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức món gà rừng hấp dẫn.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đất Việt (Tintuc), ảnh internet
Trong đó có trảng cỏ Bù Lạch, thác Voi thuộc địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng là nơi còn giữ lại nhiều nét hoang dã từ ngàn xưa. Nếu đi Bình Phước mà chưa đến trảng cỏ Bù Lạch, thác Voi là coi như chưa đến đây vậy.
< Trảng cỏ Bù Lạch.
Từ TP.HCM xe đi trảng cỏ Bù Lạch mất khoảng 4 tiếng. Xe sẽ đi qua ngã tư Bình Phước, quận Thủ Đức, gặp quốc lộ 13 chạy thẳng đến thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Từ đây, xe đi theo quốc lộ 13 đến ngã tư Sở Sao, rẽ vào đường ĐT741 qua Phú Giáo đầy nắng gió, đến Đồng Phú mà muốn cháy da người, lên trên nữa gặp Đồng Xoài như rực lửa. Từ ngã tư Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, vượt qua quốc lộ 14 để đến thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng.
Qua khỏi thị trấn Bù Đăng vài cây số sẽ gặp ngay một tấm bảng chỉ đường đi khoảng 20 cây số là đến trảng cỏ Bù Lạch. Mặc dù đoạn đường không xa, nhưng xe phải vượt qua nhiều đoạn rất khó đòi hỏi tay lái phải chắc, tinh thần phải vững, bởi phải băng qua suối, leo qua dốc, vượt qua cầu đầy chông chênh hiểm trở.
Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Xe sẽ phải vượt qua đoạn đường mà nhiều lúc lắc lư, nếu không phải tay lái giỏi thế nào cũng có người lo lắng hỏi là liệu xe có đi được nữa không, hay là quay trở ra.
Cuối cùng thì xe cũng đến được trảng cỏ Bù Lạch. Bước ra khỏi xe, sẽ thấy một bầu trời đầy cỏ hoang dại. Nhìn cỏ, rồi đi trên cỏ, bạn không nhịn được đành phải thốt lên trảng cỏ Bù Lạch đẹp như cỏ đồi Cù ở Đà Lạt, nhưng cỏ ở đây rất hoang dã bởi tính tự nhiên của nó.
Theo quy hoạch, đây là khu du lịch sinh thái trảng cỏ Bù Lạch do Ban quản lý các dự án ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư. Dự án có tổng diện tích 450 ha, gồm 4 trảng cỏ và 1 hồ chứa nước.
Đến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành khảo sát, cắm mốc phục vụ lập quy hoạch. Dự án bao gồm 2 khu: khu A gồm 3 trảng cỏ với tổng diện tích 370 ha được bố trí làm khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng và kết hợp với khu phim trường. Khu B gồm 1 trảng cỏ và khu vực thác Voi với tổng diện tích 80 ha được bố trí làm khu du lịch sinh thái văn hóa và làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là quy hoạch. Hiện tại, bạn đến đây sẽ chỉ thấy trảng cỏ với cỏ, nó chưa bị tác động nào từ con người. Loài cỏ lạ, chưa biết tên, vẫn phát triển mạnh mẽ, từng cây cỏ đan xen vào nhau như dệt nên một thảm cỏ chạy xa tít tận chân trời. Chỉ có cỏ và cỏ, không một loài cây nào khác sống trên trảng cỏ.
Cứ thế, trảng cỏ kéo dài đến tận bìa rừng và hồ nước thiên nhiên giáp với bên kia rừng quốc gia Cát Tiên của Đồng Nai và Lâm Đồng. Đi chân trần trên trảng cỏ thấy mềm mại lạ lùng. Chạy chân trần trên trảng cỏ mới cảm nhận được hết một cảm giác lâng lâng dưới đôi bàn chân.
Chơi mãi với cỏ đến một lúc bụng đói, miệng khát bất chợt giật mình vì nhìn xung quanh không thấy một bóng người, bóng nhà. Trảng cỏ hàng nghìn năm nay vẫn vậy, không có ai sống xung quanh trảng cỏ. Cây cối không mọc được trên trảng cỏ. Chỉ có cỏ mới sống được với cỏ. Cỏ sống theo bốn mùa trong năm. Mùa xuân cỏ xanh biếc. Mùa hạ cỏ vàng rực. Mùa thu cỏ kết hạt. Mùa đông rụng xuống theo gió cuốn đi để kết nối thêm cho trảng cỏ rộng ra, dài thêm...
Bụng đang đói, miệng đang khát mà quay trở ra thị trấn Đức Phong để tìm cái ăn thì sao chịu nổi. Đành phải lang thang đi tìm lá díp, đọt mây bên trong cánh rừng xung quanh trảng cỏ.
< Một góc thác Voi.
Ngày xưa, nếu thấy trên trảng cỏ có dấu chân tê giác thì y như rằng lá díp, đọt mây đang xanh tốt trong rừng bao quanh trảng cỏ. Bởi, loài tê giác rất thích ăn lá díp, đọt mây. Hái một nắm lá díp xanh tốt đem xào với một gói mì tôm sẽ trở thành món ngon không đâu có được. Tiện tay, ngắt ít đọt mây non tơ rồi đem nướng với cỏ khô. Ngọn lửa cháy bùng lên lém vào đọt mây bốc lên một mùi ngọt lịm. Ăn lá díp, nhai đọt mây, sẽ cảm nhận ngay vị đắng không giống vị đắng nào trên cõi đời này, cảm giác ngất ngây, hoang dã.
Sau một ngày chơi với trảng cỏ Bù Lạch rồi du khách cũng phải đến một nơi để tắm, để ngắm và để thả hồn về những chuyện của ngày xưa, mà giờ đây đã trở thành truyền thuyết. Thác Voi cũng như trảng cỏ Bù Lạch cùng chung địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Chung quanh thác có nhiều tảng đá to, rộng phẳng lì, xưa kia là nơi để đàn voi về uống nước, nô đùa dưới thác. Vào những ngày hè, thác nước nhỏ, ước cao hơn 10 m và rộng 8 m, trong khi từng đàn voi hàng chục con lại tranh nhau về uống, tắm và chơi đùa. Chuyện gì đến đã đến. Những đàn voi mạnh khỏe hơn, đông hơn đã đẩy đối thủ rời đi xa, nhưng đã để lại xác của kẻ chiến bại, lâu ngày xác voi được đàn mối rừng đùn đất lên trở thành những đồi đất nhô cao.
Cư dân sống chung quanh thác Voi và trảng cỏ Bù Lạch có 2 món đặc biệt mà du khách đến đây phải thưởng thức cho bằng được. Đó là đọt mây rừng và lá díp. Ăn đọt mây rừng trị nặng bụng, giải độc rượu, chữa đầy hơi, trướng bụng. Đọt mây có thể xào lên ăn hoặc đem nướng sẽ có vị bùi bùi, giòn mà không dai. Lá díp là một loại lá rừng mọc trong rừng rậm hoang sơ. Thân cây lá díp nhỏ, lá dài, thon hình bầu dục. Là một loại lá rừng có đọt non màu hơi đo đỏ, dưới cuống lá có màu xanh, khi đem nấu chín có vị dẻo, ngọt và bùi.
Ngày nay, sau khi đi dạo một vòng quanh hồ, du khách sẽ được ghé vào căn nhà Rông duy nhất ở đây chuyên cung cấp thức ăn, nước uống cho người đến thăm trảng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức món gà rừng hấp dẫn.
Du lịch, GO! - Theo Nguyễn Đất Việt (Tintuc), ảnh internet
0 comments:
Post a Comment