Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Auto scrolling

Giới thiệu bản thân

Bản quyền thuộc Công ty du lịch Việt Nam. Powered by Blogger.

Lưu trữ Blog

Search This Blog

Saturday, 23 February 2013

Mùa xuân là khới đầu một năm mới, mùa của vạn vật sinh sôi. Mùa xuân cũng được xem là mùa phù hợp với việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Đối với bà con dân tộc Tày, chuyện trăm năm của đôi lứa thường được các gia đình tổ chức trong dịp đầu xuân.

Theo phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay nam nữ có thể tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, một vợ một chồng. Gia đình người Tày vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn.

Đám cưới truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu. Người Tày gọi lễ cưới là Kin Lẩu và tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau.

Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... cho đến các sản vật dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Đó là cách để nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao của bố mẹ cô gái. Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều (tầm 4-5 giờ chiều).

Thông thường, buổi chiều cỗ cưới dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7- 8 giờ đêm gia đình sẽ tổ chức ăn uống dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Cuộc vui kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.

Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu gồm: 100 cái bánh chưng; 400 cái bánh dày nhỏ, 02 cái bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau, một đụi cỏ nhỏ, một ống tiết, một đoạn lũng lợn, một túi hạt giống (đỗ, vừng), muối ớt, đường phèn, một miếng vải đỏ gọi ''rằm khấu'' báo hiếu công nuôi dưỡng của cha, mẹ.

Khi nhà trai đến nhà gái là phút gặp gỡ, tiếp đón diễn ra tình cảm, ý nhị. Bố mẹ nhà gái cất lời chào đón đoàn nhà trai. Quan lang thay mặt nhà trai đáp lời. Để thử thách tài đối đáp của quan lang nhà trai, bố mẹ nhà gái có thể căng dây, đặt chổi, buộc con mèo trước cửa nhà... Quan lang nhà trai phải dùng những lời thơ đối đáp... đề nghị một cách tế nhị, có lý có tình để nhà gái mở cửa cho nhà trai vào đón dâu.

Đoàn nhà trai vào nhà. Nhà gái trân trọng đón lễ. Quan lang, bố mẹ hướng dẫn chú rể dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên. Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau phần nghi lễ chú rể dâng rượu mời ông ba,â cha mẹ, anh em họ hàng nhà gái. Mọi người nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó đoàn nhà trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái.

Cỗ cưới người Tày có rất nhiều món đặc biệt như: canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay,... đủ các món biểu trưng cho âm dương, ngũ hành.

Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ (rương gỗ). Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn do cô dâu tự dệt và tự may lấy, trang sức bằng bạc (vòng cổ, vòng tay, xà tích...). Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày... và một gánh lễ mang theo để dâng lên bàn thờ nhà chồng.

Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Lúc này hai tấm vải một màu trắng, một nàu đen sẽ được rải xuống trước bàn thờ ra đến cửa, cô dâu sẽ bước trên hai tấm vải đó ra cửa, tuyệt đối không được ngoái đầu nhìn lại. Tới nhà trai, cô dâu, chú rể làm lễ báo cáo trước bàn thờ tổ tiên họ nội. Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm.

Du lịch, GO! - Theo Việt Hoàn (Dantri), internet

0 comments:

Post a Comment

Công ty du lịch

Công ty du lịch >>> Siêu thị mevabe dành cho mẹ và bé ,quần áo trẻ em >> thời trang trẻ em
Lên đầu trang
Tự động đọc truyện Dừng lại Lên đầu trang Xuống cuối trang Kéo lên Kéo xuống