Để tới được nơi gắn liền với cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông – danh y Lê Hữu Trác không phải quá khó, từ đường quốc lộ 1A rẽ vào cũng được, mà theo đường Hồ Chí Minh cắt sang thì cũng sẽ gặp thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn. Quê gốc của ông ở Hải Dương, nhưng suốt cả cuộc đời học tập và hành nghề, ông lại lưu ở quê ngoại, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Thế kỷ 18, ông sống vốn không thiếu nhiễu nhương, thế lực chính trị của các bên vua Lê chúa Trịnh tranh chấp quyền bính liên miên, ngay cả kinh thành Thăng Long cũng không nằm ngoài khói lửa binh đao. Bùng phát gớm ghê nhất trong lịch sử thời đó là nạn kiêu binh, nhưng chắc vùng núi nghèo Hương Sơn không phải chịu hậu quả gì cho lắm.
Hơn 300 năm sau, vùng này vẫn nghèo, chỉ có rừng là ngày càng thưa đi; và dòng sông Ngàn Phố thì chẳng còn đâu vẻ trong xanh thăm thẳm như lời truyền tụng từ xưa. Dòng sông thơ mộng hiểm trở ngày nào giờ toen hoẻn lòng, chơ vơ mấy con thuyền nhỏ.
Chữa bệnh cứu người không được mưu lợi
Núi Minh Từ còn đây, trên đó đặt mộ Hải Thượng Lãn Ông và tượng đài của ông.
Con đường lát đá dẫn từ chân núi qua mộ ông, rồi từ đó hướng lên đỉnh, trên đó đặt pho tượng đá chân dung vị danh y, xung quanh là những tấm phù điêu lớn khắc chữ Hán và bản dịch tiếng Việt những điều tâm đắc mà ông để lại. Tất cả đều trang nghiêm và dễ tạo ấn tượng về lòng tôn kính của hậu thế đối với ông, chỉ có điều… dường như không phù hợp lắm.
Một danh y tài hoa trác tuyệt, không màng danh lợi, rời bỏ kinh thành Thăng Long để tránh bả phù hoa, vui cùng muông thú hươu nai.
Một con người cả đời chuyên cần học tập và chữa bệnh, vị học giả đã viết nên những chữ: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người, phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa bệnh cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi, kể công”. Và, chắc chắn không bao giờ ông mong sẽ được tạc tượng khổng lồ, đứng trên đỉnh núi để phóng tầm mắt ra xa. Nhất là khi đó là quê ngoại, một nơi cho tới nay vẫn còn nguyên vẻ nghèo khó rất quen thuộc ở miền Trung.
Chẳng nói đâu xa, xóm nhỏ quanh khu tưởng niệm của ông vẫn còn nhiều nhà lá lụp xụp, trên đồng ruộng chỗ nào cũng thấy nông dân lam lũ, song địa phương đã cho dựng tại đó khu tưởng niệm bề thế, quy mô và kiểu cách nhang nhác giống Văn Miếu ở Hà Nội, cũng nhà tiền đường, nhà bia, nội cung, hậu điện…
Hoang vắng đến lạ lùng, đó là hình ảnh ngày thường tại khu lưu niệm. Tất nhiên nơi đây sẽ đông đúc và nghi ngút khói hương vào ngày giỗ kỵ, ngày của nghề y hay khi đón tiếp đoàn khách phương xa tới dâng hương, nhưng dù sao cảm giác chơ vơ lạc lõng vẫn bao trùm lên khu di tích.
Khu tưởng niệm bề thế trên quê nghèo
Xưa kia, trên nền đất này, vị danh y tài hoa giản dị đã sống, viết nên bộ Y Tông Tâm Lĩnh, đúc kết học thuật của nhiều đời và đưa vào đó những lời răn dạy về y thuật. Đã gần 300 năm trôi qua, những bài thuốc và phương pháp chẩn trị bệnh của Hải Thượng Lãn Ông vẫn được lưu truyền rộng rãi và được sử dụng trong xã hội.
Nếu như vị thánh thuốc nam Tuệ Tĩnh được lịch sử công nhận là người đầu tiên đưa ra quan điểm “nam dược trị Nam nhân” thì Hải Thượng Lãn Ông có thể coi là một đại danh y đã có công nghiên cứu, tổng hợp và sắp xếp các phương pháp chữa bệnh hiệu quả thành hệ thống. Người như vậy hẳn không bằng lòng việc hậu thế chỉ lo dựng khu tưởng niệm thật to mà xung quanh vẫn lam lũ bần hàn.
Càng tương phản hơn là trụ sở của hội đông y huyện đặt trong trung tâm thị trấn Phố Châu, tại đây danh y Lê Hữu Quý, hậu duệ bảy đời của Hải Thượng Lãn Ông cùng các đồng nghiệp đang hành nghề y. Một khu đất nhỏ, vài ba căn nhà nhỏ, trong đó đáng thương nhất là nhà bốc thuốc, cho tới nay vẫn là căn nhà gỗ đơn sơ.
Thuốc đông y tất nhiên không đòi hỏi vô trùng tuyệt đối nơi chế biến như tân dược, nhưng cảnh phơi thuốc trên nia đặt ở bậc thềm nhà quả không khỏi khiến người ta bùi ngùi. Giữa sân, pho tượng nhỏ của danh y Hải Thượng Lãn Ông đắp bằng ximăng tróc lở, nhỏ xíu, nhưng càng nhìn càng thấy có tình hơn pho tượng đá sừng sững trên núi Minh Từ.
Xét cho cùng, khi cuộc sống của cư dân bản địa còn quá khó khăn, khi vùng Hương Sơn vẫn bị coi là xa xôi diệu vợi, có thể nào coi những công trình to tát, dù để ghi nhớ công ơn hay tưởng niệm, lại phù hợp với tư tưởng của một con người giản dị không màng danh lợi? Nhưng biết sao được, khi căn bệnh sính thành tích, lúc nào cũng thích phô trương đã trở thành bệnh trầm kha trên mọi tỉnh thành của đất nước, quê ngoại của danh y ắt cũng không phải là cá biệt với triệu chứng này.
Phố Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây (quốc lộ 8) của tỉnh Hà Tĩnh. Dân số dự kiến năm 2010 khoảng 11.000 người, đến năm 2020 khoảng 18.000 người. Phố Châu nằm ở điểm giao lưu của đường quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh lần lượt là 50 km và 35 km.
Du lịch, GO! - Theo Long Tuyền (SGTT), internet
Thế kỷ 18, ông sống vốn không thiếu nhiễu nhương, thế lực chính trị của các bên vua Lê chúa Trịnh tranh chấp quyền bính liên miên, ngay cả kinh thành Thăng Long cũng không nằm ngoài khói lửa binh đao. Bùng phát gớm ghê nhất trong lịch sử thời đó là nạn kiêu binh, nhưng chắc vùng núi nghèo Hương Sơn không phải chịu hậu quả gì cho lắm.
Hơn 300 năm sau, vùng này vẫn nghèo, chỉ có rừng là ngày càng thưa đi; và dòng sông Ngàn Phố thì chẳng còn đâu vẻ trong xanh thăm thẳm như lời truyền tụng từ xưa. Dòng sông thơ mộng hiểm trở ngày nào giờ toen hoẻn lòng, chơ vơ mấy con thuyền nhỏ.
Chữa bệnh cứu người không được mưu lợi
Núi Minh Từ còn đây, trên đó đặt mộ Hải Thượng Lãn Ông và tượng đài của ông.
Con đường lát đá dẫn từ chân núi qua mộ ông, rồi từ đó hướng lên đỉnh, trên đó đặt pho tượng đá chân dung vị danh y, xung quanh là những tấm phù điêu lớn khắc chữ Hán và bản dịch tiếng Việt những điều tâm đắc mà ông để lại. Tất cả đều trang nghiêm và dễ tạo ấn tượng về lòng tôn kính của hậu thế đối với ông, chỉ có điều… dường như không phù hợp lắm.
Một danh y tài hoa trác tuyệt, không màng danh lợi, rời bỏ kinh thành Thăng Long để tránh bả phù hoa, vui cùng muông thú hươu nai.
Một con người cả đời chuyên cần học tập và chữa bệnh, vị học giả đã viết nên những chữ: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên lo tính mạng con người, phải lo cái lo của con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc chữa bệnh cứu người làm nhiệm vụ của mình, không được mưu lợi, kể công”. Và, chắc chắn không bao giờ ông mong sẽ được tạc tượng khổng lồ, đứng trên đỉnh núi để phóng tầm mắt ra xa. Nhất là khi đó là quê ngoại, một nơi cho tới nay vẫn còn nguyên vẻ nghèo khó rất quen thuộc ở miền Trung.
Chẳng nói đâu xa, xóm nhỏ quanh khu tưởng niệm của ông vẫn còn nhiều nhà lá lụp xụp, trên đồng ruộng chỗ nào cũng thấy nông dân lam lũ, song địa phương đã cho dựng tại đó khu tưởng niệm bề thế, quy mô và kiểu cách nhang nhác giống Văn Miếu ở Hà Nội, cũng nhà tiền đường, nhà bia, nội cung, hậu điện…
Hoang vắng đến lạ lùng, đó là hình ảnh ngày thường tại khu lưu niệm. Tất nhiên nơi đây sẽ đông đúc và nghi ngút khói hương vào ngày giỗ kỵ, ngày của nghề y hay khi đón tiếp đoàn khách phương xa tới dâng hương, nhưng dù sao cảm giác chơ vơ lạc lõng vẫn bao trùm lên khu di tích.
Khu tưởng niệm bề thế trên quê nghèo
Xưa kia, trên nền đất này, vị danh y tài hoa giản dị đã sống, viết nên bộ Y Tông Tâm Lĩnh, đúc kết học thuật của nhiều đời và đưa vào đó những lời răn dạy về y thuật. Đã gần 300 năm trôi qua, những bài thuốc và phương pháp chẩn trị bệnh của Hải Thượng Lãn Ông vẫn được lưu truyền rộng rãi và được sử dụng trong xã hội.
Nếu như vị thánh thuốc nam Tuệ Tĩnh được lịch sử công nhận là người đầu tiên đưa ra quan điểm “nam dược trị Nam nhân” thì Hải Thượng Lãn Ông có thể coi là một đại danh y đã có công nghiên cứu, tổng hợp và sắp xếp các phương pháp chữa bệnh hiệu quả thành hệ thống. Người như vậy hẳn không bằng lòng việc hậu thế chỉ lo dựng khu tưởng niệm thật to mà xung quanh vẫn lam lũ bần hàn.
Càng tương phản hơn là trụ sở của hội đông y huyện đặt trong trung tâm thị trấn Phố Châu, tại đây danh y Lê Hữu Quý, hậu duệ bảy đời của Hải Thượng Lãn Ông cùng các đồng nghiệp đang hành nghề y. Một khu đất nhỏ, vài ba căn nhà nhỏ, trong đó đáng thương nhất là nhà bốc thuốc, cho tới nay vẫn là căn nhà gỗ đơn sơ.
Thuốc đông y tất nhiên không đòi hỏi vô trùng tuyệt đối nơi chế biến như tân dược, nhưng cảnh phơi thuốc trên nia đặt ở bậc thềm nhà quả không khỏi khiến người ta bùi ngùi. Giữa sân, pho tượng nhỏ của danh y Hải Thượng Lãn Ông đắp bằng ximăng tróc lở, nhỏ xíu, nhưng càng nhìn càng thấy có tình hơn pho tượng đá sừng sững trên núi Minh Từ.
Xét cho cùng, khi cuộc sống của cư dân bản địa còn quá khó khăn, khi vùng Hương Sơn vẫn bị coi là xa xôi diệu vợi, có thể nào coi những công trình to tát, dù để ghi nhớ công ơn hay tưởng niệm, lại phù hợp với tư tưởng của một con người giản dị không màng danh lợi? Nhưng biết sao được, khi căn bệnh sính thành tích, lúc nào cũng thích phô trương đã trở thành bệnh trầm kha trên mọi tỉnh thành của đất nước, quê ngoại của danh y ắt cũng không phải là cá biệt với triệu chứng này.
Phố Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang Đông Tây (quốc lộ 8) của tỉnh Hà Tĩnh. Dân số dự kiến năm 2010 khoảng 11.000 người, đến năm 2020 khoảng 18.000 người. Phố Châu nằm ở điểm giao lưu của đường quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh, thị xã Hồng Lĩnh lần lượt là 50 km và 35 km.
Du lịch, GO! - Theo Long Tuyền (SGTT), internet
0 comments:
Post a Comment