Tết đến nhiều người về quê thăm nhà, tụ họp gia đình sau một năm vật lộn với cuộc sống. Gần đây xuất hiện khuynh hướng đem cả gia đình đi du xuân, vừa trọn nghĩa sum vầy lại vừa được nghỉ ngơi và rong chơi ngày xuân...
Muôn nẻo đường Xuân
Bà Trần Bạch Tuyết (80 tuổi, giáo viên về hưu) đã lên chức cụ từ nhiều năm nay. Thế nhưng hiếm tết nào hàng xóm lại không gặp cảnh bà tất bật balô cùng gia đình cô con gái và các cháu ngoại lên đường du xuân. Xa thì đón tết ở Hà Nội để trải nghiệm cái lạnh miền Bắc, gần thì chọn một bãi biển đầy nắng giữa miền Trung.
Cô Hoàng Lan (55 tuổi), con gái bà Tuyết, tâm sự: “Con cháu trong nhà đứa đi học xa, người thì có gia đình riêng, kẻ Bắc người Nam nên một năm chỉ có dịp tết là dịp sum họp đầy đủ mọi người. Cứ đến mùng hai tết, sau khi lo xong các thủ tục cúng ông bà tổ tiên là đại gia đình chúng tôi bao gồm bà, bố mẹ và các cháu lại cùng lái xe du xuân xa nhà”.
Khẳng định đã “không còn ăn tết ở nhà từ nhiều năm nay”, chị Trần Hồng Ngọc (29 tuổi, nhân viên ngân hàng) cho hay dù đang sinh sống ở TP.HCM nhưng năm nào cũng bay về Hà Nội rồi đưa cả gia đình gồm bố mẹ, em trai đi ăn tết xa. Chị giải thích: “Cuộc sống ngày càng đầy đủ, mọi người biết hưởng thụ nhiều hơn. Cứ tết đến, cả nhà chúng tôi lại lên kế hoạch chọn một điểm đến trong khu vực châu Á rồi cùng nhau lên đường ngao du”.
Với nhiều gia đình, du lịch ngày xuân còn là một cách để ngày tết kéo dài hơn với những niềm vui của năm mới. Ở tuổi ông bà, vợ chồng bác Lê Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Phi (58 tuổi, giáo viên nghỉ hưu) cho rằng sau những ngày cận tết nhộp nhịp mua sắm, trang hoàng nhà cửa, bàn thờ, đón khoảnh khắc giao mùa giữa năm mới và năm cũ, rồi mùng một họp mặt gia đình… thì tết gần như đã hết khi mọi thứ trở lại như cũ.
Để tận dụng những ngày nghỉ còn lại, hai vợ chồng bác thường “lập nhóm” với gia đình hai cô con gái đang sinh sống ở Úc để cùng tận hưởng không khí tết ở một nơi xa lạ. “Đi đến đâu là chúng tôi chụp hình, gửi email cho người thân ở nhà, thỉnh thoảng còn gọi điện thoại để “truyền hình trực tiếp” không khí lễ hội ở nơi chúng tôi có mặt. Những lúc như vậy người thân cũng thấy rất thú vị và hiểu rằng không phải vì vui thú bản thân mà chúng tôi quên họ”.
Thói quen “đón xuân xa” cũng lan qua rất nhiều người trẻ độc thân đam mê du lịch bụi. Bất chấp những “cặp mắt khác lạ” hay “lời xầm xì” của người xung quanh, cứ đến giao thừa là anh Nguyễn Chí Linh (nhân viên truyền thông) lại bước lên một chuyến bay và nối dài danh sách gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chu du. Vừa hoàn thành chuyến đi Pakistan, Linh đã lên ngay kế hoạch du lịch bụi đến Kenya và Tanzania vào Tết Quý Tỵ.
“Với tôi, tết là ngày lễ truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam, nó mang một cảm xúc rất khó tả. Nhưng không phải nhất thiết trong ngày đó mới thể hiện tình cảm của mình. Điều quan trọng là cái tâm của mỗi người trong những ngày còn lại của năm”, anh nói.
Thèm da diết một lát bánh chưng
Du lịch ngày tết được đánh giá là có phần đắt đỏ hơn ngày thường. Nhưng bù lại, xuân trên những cung đường trở nên đặc biệt bởi “Một năm có lẽ tết là mùa đẹp nhất vì đường phố được trang hoàng lộng lẫy hơn, khách sạn nhà hàng cũng đón tiếp khách nhiệt tình hơn” - cô Hoàng Lan giải thích. Nhờ những chuyến đi xa như vậy, những bữa ăn ở nhà hàng đã trở thành cơ hội quây quần gia đình, mọi người hỏi han nhau sau một năm không gặp, đồng thời có cơ hội đi du lịch vui thú cùng nhau.
Du lịch tâm linh, thăm viếng chùa chiền cũng là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch bụi ngày xuân, dù ở trong nước hay nước ngoài. Gia đình chị Trần Hồng Ngọc đã từng có một chuyến du xuân đáng nhớ ở Indonesia. Gia đình chị đi Bali mùa tết năm 2010, cả nhà thuê hai xe máy rồi cùng nhau lái đến các ngôi đền linh thiêng như Tanah Lot, Besalik…
“Ngoài tết ra thì thật hiếm có cơ hội nào trong năm để làm những việc như vậy. Đi xa nhiều sẽ thiếu không khí tết, thậm chí có lúc đang ở nước ngoài cũng thèm da diết củ dưa hành và lát bánh chưng, nhưng chúng tôi luôn cảm nhận được không khí vui vẻ, nhộn nhịp ở một nơi hoàn toàn mới mẻ” - chị Ngọc chia sẻ.
Những gia đình có “thâm niên” đón xuân xa nhà thì rỉ tai nhau bí quyết “mang tết lên đường đi” bằng cách không bao giờ quên nhét vào balô một chiếc bánh tét hay gói mứt cổ truyền.
“Ngày tết đến, tôi thường đặt những đòn bánh tét hay bánh chưng ngon, gói cho thật chặt và chiên bằng cách lăn nước những chiếc lạp xưởng hay làm thịt muối cho vào lọ - anh Nguyễn Chí Linh kể về thực phẩm du xuân của mình - Bạn nhớ mang theo một ít mứt dừa hay mứt gừng để có thể ngồi ở quán cà phê nào đó nhấm nháp cùng với trà. Hạt dưa hay hạt bí cũng là món ăn vặt lý tưởng trên đoạn đường di chuyển bằng xe buýt hay tàu lửa”.
Theo các công ty dịch vụ cho thuê xe du lịch, những xe loại 16-29 chỗ đã được khách đặt thuê gần hết. Giá thuê xe chỉ nhỉnh hơn so với dịp tết năm ngoái 10-15%. Đại diện Công ty Tấn An Gia (Q.Tân Phú, TP.HCM), đơn vị chuyên cho thuê các loại xe, cho biết hiện nay xu hướng các gia đình tập họp với nhau cùng tổ chức tour riêng khá phổ biến vì tiết kiệm được nhiều chi phí. Những dòng xe cỡ nhỏ phục vụ nhóm gia đình, đặc biệt dòng 16 chỗ, thường hết trước.
Theo khảo sát tại một số công ty du lịch ở TP.HCM, hầu hết đều linh động để phục vụ đối tượng khách gia đình. Nguyễn Minh Mẫn - trưởng phòng truyền thông Công ty du lịch Vietravel - cho biết năm nay nhu cầu các nhóm gia đình du lịch tết tăng khá mạnh. Thay vì đi ghép với những đoàn khách khác, họ chủ động kết hợp lại với nhau đi tour. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty có đội ngũ riêng nhằm tư vấn và thiết kế tour cho đối tượng khách này. Tuy nhiên, tối thiểu mỗi đoàn phải có khoảng 15 khách mới có được giá tour rẻ. Nếu lượng khách nhỏ hơn, công ty vẫn đáp ứng nhưng sẽ có mức giá phù hợp riêng.
Du lịch, GO! - Theo TTCN, internet
Muôn nẻo đường Xuân
Bà Trần Bạch Tuyết (80 tuổi, giáo viên về hưu) đã lên chức cụ từ nhiều năm nay. Thế nhưng hiếm tết nào hàng xóm lại không gặp cảnh bà tất bật balô cùng gia đình cô con gái và các cháu ngoại lên đường du xuân. Xa thì đón tết ở Hà Nội để trải nghiệm cái lạnh miền Bắc, gần thì chọn một bãi biển đầy nắng giữa miền Trung.
Cô Hoàng Lan (55 tuổi), con gái bà Tuyết, tâm sự: “Con cháu trong nhà đứa đi học xa, người thì có gia đình riêng, kẻ Bắc người Nam nên một năm chỉ có dịp tết là dịp sum họp đầy đủ mọi người. Cứ đến mùng hai tết, sau khi lo xong các thủ tục cúng ông bà tổ tiên là đại gia đình chúng tôi bao gồm bà, bố mẹ và các cháu lại cùng lái xe du xuân xa nhà”.
Khẳng định đã “không còn ăn tết ở nhà từ nhiều năm nay”, chị Trần Hồng Ngọc (29 tuổi, nhân viên ngân hàng) cho hay dù đang sinh sống ở TP.HCM nhưng năm nào cũng bay về Hà Nội rồi đưa cả gia đình gồm bố mẹ, em trai đi ăn tết xa. Chị giải thích: “Cuộc sống ngày càng đầy đủ, mọi người biết hưởng thụ nhiều hơn. Cứ tết đến, cả nhà chúng tôi lại lên kế hoạch chọn một điểm đến trong khu vực châu Á rồi cùng nhau lên đường ngao du”.
Với nhiều gia đình, du lịch ngày xuân còn là một cách để ngày tết kéo dài hơn với những niềm vui của năm mới. Ở tuổi ông bà, vợ chồng bác Lê Thanh Tuấn và Nguyễn Thị Phi (58 tuổi, giáo viên nghỉ hưu) cho rằng sau những ngày cận tết nhộp nhịp mua sắm, trang hoàng nhà cửa, bàn thờ, đón khoảnh khắc giao mùa giữa năm mới và năm cũ, rồi mùng một họp mặt gia đình… thì tết gần như đã hết khi mọi thứ trở lại như cũ.
Để tận dụng những ngày nghỉ còn lại, hai vợ chồng bác thường “lập nhóm” với gia đình hai cô con gái đang sinh sống ở Úc để cùng tận hưởng không khí tết ở một nơi xa lạ. “Đi đến đâu là chúng tôi chụp hình, gửi email cho người thân ở nhà, thỉnh thoảng còn gọi điện thoại để “truyền hình trực tiếp” không khí lễ hội ở nơi chúng tôi có mặt. Những lúc như vậy người thân cũng thấy rất thú vị và hiểu rằng không phải vì vui thú bản thân mà chúng tôi quên họ”.
Thói quen “đón xuân xa” cũng lan qua rất nhiều người trẻ độc thân đam mê du lịch bụi. Bất chấp những “cặp mắt khác lạ” hay “lời xầm xì” của người xung quanh, cứ đến giao thừa là anh Nguyễn Chí Linh (nhân viên truyền thông) lại bước lên một chuyến bay và nối dài danh sách gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chu du. Vừa hoàn thành chuyến đi Pakistan, Linh đã lên ngay kế hoạch du lịch bụi đến Kenya và Tanzania vào Tết Quý Tỵ.
“Với tôi, tết là ngày lễ truyền thống không thể thiếu của người Việt Nam, nó mang một cảm xúc rất khó tả. Nhưng không phải nhất thiết trong ngày đó mới thể hiện tình cảm của mình. Điều quan trọng là cái tâm của mỗi người trong những ngày còn lại của năm”, anh nói.
Thèm da diết một lát bánh chưng
Du lịch ngày tết được đánh giá là có phần đắt đỏ hơn ngày thường. Nhưng bù lại, xuân trên những cung đường trở nên đặc biệt bởi “Một năm có lẽ tết là mùa đẹp nhất vì đường phố được trang hoàng lộng lẫy hơn, khách sạn nhà hàng cũng đón tiếp khách nhiệt tình hơn” - cô Hoàng Lan giải thích. Nhờ những chuyến đi xa như vậy, những bữa ăn ở nhà hàng đã trở thành cơ hội quây quần gia đình, mọi người hỏi han nhau sau một năm không gặp, đồng thời có cơ hội đi du lịch vui thú cùng nhau.
Du lịch tâm linh, thăm viếng chùa chiền cũng là một phần không thể thiếu trong chuyến du lịch bụi ngày xuân, dù ở trong nước hay nước ngoài. Gia đình chị Trần Hồng Ngọc đã từng có một chuyến du xuân đáng nhớ ở Indonesia. Gia đình chị đi Bali mùa tết năm 2010, cả nhà thuê hai xe máy rồi cùng nhau lái đến các ngôi đền linh thiêng như Tanah Lot, Besalik…
“Ngoài tết ra thì thật hiếm có cơ hội nào trong năm để làm những việc như vậy. Đi xa nhiều sẽ thiếu không khí tết, thậm chí có lúc đang ở nước ngoài cũng thèm da diết củ dưa hành và lát bánh chưng, nhưng chúng tôi luôn cảm nhận được không khí vui vẻ, nhộn nhịp ở một nơi hoàn toàn mới mẻ” - chị Ngọc chia sẻ.
Những gia đình có “thâm niên” đón xuân xa nhà thì rỉ tai nhau bí quyết “mang tết lên đường đi” bằng cách không bao giờ quên nhét vào balô một chiếc bánh tét hay gói mứt cổ truyền.
“Ngày tết đến, tôi thường đặt những đòn bánh tét hay bánh chưng ngon, gói cho thật chặt và chiên bằng cách lăn nước những chiếc lạp xưởng hay làm thịt muối cho vào lọ - anh Nguyễn Chí Linh kể về thực phẩm du xuân của mình - Bạn nhớ mang theo một ít mứt dừa hay mứt gừng để có thể ngồi ở quán cà phê nào đó nhấm nháp cùng với trà. Hạt dưa hay hạt bí cũng là món ăn vặt lý tưởng trên đoạn đường di chuyển bằng xe buýt hay tàu lửa”.
Theo các công ty dịch vụ cho thuê xe du lịch, những xe loại 16-29 chỗ đã được khách đặt thuê gần hết. Giá thuê xe chỉ nhỉnh hơn so với dịp tết năm ngoái 10-15%. Đại diện Công ty Tấn An Gia (Q.Tân Phú, TP.HCM), đơn vị chuyên cho thuê các loại xe, cho biết hiện nay xu hướng các gia đình tập họp với nhau cùng tổ chức tour riêng khá phổ biến vì tiết kiệm được nhiều chi phí. Những dòng xe cỡ nhỏ phục vụ nhóm gia đình, đặc biệt dòng 16 chỗ, thường hết trước.
Theo khảo sát tại một số công ty du lịch ở TP.HCM, hầu hết đều linh động để phục vụ đối tượng khách gia đình. Nguyễn Minh Mẫn - trưởng phòng truyền thông Công ty du lịch Vietravel - cho biết năm nay nhu cầu các nhóm gia đình du lịch tết tăng khá mạnh. Thay vì đi ghép với những đoàn khách khác, họ chủ động kết hợp lại với nhau đi tour. Để đáp ứng nhu cầu này, công ty có đội ngũ riêng nhằm tư vấn và thiết kế tour cho đối tượng khách này. Tuy nhiên, tối thiểu mỗi đoàn phải có khoảng 15 khách mới có được giá tour rẻ. Nếu lượng khách nhỏ hơn, công ty vẫn đáp ứng nhưng sẽ có mức giá phù hợp riêng.
Du lịch, GO! - Theo TTCN, internet
0 comments:
Post a Comment