Bên cạnh những bánh chưng xanh, cành đào xuân, câu đối đỏ..., mứt cũng được xem là “linh hồn” không thể thiếu của Tết cổ truyền dân tộc.
Phố mứt
Không thể đếm hết các cơ sở làm mứt theo kiểu riêng lẻ ở Hà Nội. Tập trung thì có làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm - làng nghề chuyên làm mứt, bánh kẹo nổi tiếng. Tuy nhiên, nói đến loại mứt thượng hạng phải kể đến phố hàng Đường.
Ngoài làm mứt, ô mai trên phố này từ lâu cũng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Bởi thế, rất nhiều người đến thủ đô và người thủ đô khi đi xa đều mang theo những sản phẩm này để làm quà cho bạn bè, người thân ở nơi khác.
Nhiều người lớn tuổi ở Hà Nội kể lại rằng, hầu như những hộ gia đình ở phố hàng Đường trước kia đều có nghề làm mứt - ô mai. Vào mỗi dịp giáp tết, chỉ cần bước chân đến đầu phố đã nghe mùi hoa quả được sên (rim) trong đường thơm ngào ngạt, quyến rũ đến chảy nước miếng. Càng đi đến giữa phố, người ta càng bị hoa mắt bởi sắc màu lung linh của các loại mứt, ô mai nơi này.
Theo thời gian, nghề mứt - ô mai truyền thống nơi này phần nhiều bị mai một. Phố hàng Đường bây giờ bên cạnh nhiều nhà làm mứt theo phương thức công nghiệp dựa vào máy móc là chủ yếu, chỉ còn lại năm, ba nhà là làm mứt theo cách thủ công truyền thống. Tuy nhiên, hàng Đường vẫn là địa chỉ tin cậy cho khách hàng mua mứt, ô mai.
Theo nhiều người làm mứt gia truyền, việc làm thủ công tuy có thể mất công sức, thời gian hơn nhiều lần so với làm mứt trên máy móc nhưng bù lại có được sản phẩm tốt nhất do con người có thể chủ động thêm thắt liều lượng đường, duy trì độ nóng phù hợp… cho từng loại quả khác nhau trong việc chế biến.
Cửa hàng mứt, ô mai của gia đình ông Bùi Văn Hưng trên phố hàng Đường đã có từ thời Pháp thuộc. Ông nội của ông Hưng chính là thế hệ thứ nhất và là người đặt nền móng cho nghề làm mứt của gia đình. Nghề làm mứt khá vất vả, đòi hỏi sự tỉ mẩn từng khâu nên rất kén người làm.
Tuy có đến 10 anh chị em nhưng chỉ có ông Hưng và anh trai là còn theo được nghề của ông cha mình. Ngoài những món mứt cổ truyền, ông Hưng còn sáng tạo ra nhiều loại mứt mới phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng như mứt kiwi, mứt khoai lang Nhật… Đến nay, cửa hàng ông Hưng đến nay đã có khoảng vài trăm loại mứt, ô mai khác nhau.
Mứt - giá trị rất đặc biệt dịp tết
Theo một chuyên gia văn hóa, mứt có giá trị rất đặc biệt trong dịp tết. Nếu như miếng trầu là đầu câu chuyện đối với người già thì miếng mứt lại là "phương tiện" giúp mở lời giữa những người trẻ tuổi.
Thay vì bánh kẹo, tết xưa, chủ nhà thường lấy mứt ra mời khách để tỏ lòng hiếu nghĩa. Vừa ăn mứt, vừa uống trà càng làm cho câu chuyện giữa chủ và khách thêm nồng nàn.
Ngoài ra, mứt không giống như đồ ăn thông thường mà còn có tác dụng chữa bệnh. Mứt gừng chữa cảm lạnh, mứt quất chữa ho, mứt dừa, mứt bí giúp nhuận tràng…
Cũng theo chuyên gia này, vào ngày tết, một hộp mứt ngũ vị được bày trí theo ngũ hành, với các màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen tương ứng theo từng hành mộc, hỏa, thổ, kim, thủy có ý nghĩa điều hòa, cân bằng cuộc sống và mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
Phố mứt
Không thể đếm hết các cơ sở làm mứt theo kiểu riêng lẻ ở Hà Nội. Tập trung thì có làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm - làng nghề chuyên làm mứt, bánh kẹo nổi tiếng. Tuy nhiên, nói đến loại mứt thượng hạng phải kể đến phố hàng Đường.
Ngoài làm mứt, ô mai trên phố này từ lâu cũng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng. Bởi thế, rất nhiều người đến thủ đô và người thủ đô khi đi xa đều mang theo những sản phẩm này để làm quà cho bạn bè, người thân ở nơi khác.
Nhiều người lớn tuổi ở Hà Nội kể lại rằng, hầu như những hộ gia đình ở phố hàng Đường trước kia đều có nghề làm mứt - ô mai. Vào mỗi dịp giáp tết, chỉ cần bước chân đến đầu phố đã nghe mùi hoa quả được sên (rim) trong đường thơm ngào ngạt, quyến rũ đến chảy nước miếng. Càng đi đến giữa phố, người ta càng bị hoa mắt bởi sắc màu lung linh của các loại mứt, ô mai nơi này.
Theo thời gian, nghề mứt - ô mai truyền thống nơi này phần nhiều bị mai một. Phố hàng Đường bây giờ bên cạnh nhiều nhà làm mứt theo phương thức công nghiệp dựa vào máy móc là chủ yếu, chỉ còn lại năm, ba nhà là làm mứt theo cách thủ công truyền thống. Tuy nhiên, hàng Đường vẫn là địa chỉ tin cậy cho khách hàng mua mứt, ô mai.
Theo nhiều người làm mứt gia truyền, việc làm thủ công tuy có thể mất công sức, thời gian hơn nhiều lần so với làm mứt trên máy móc nhưng bù lại có được sản phẩm tốt nhất do con người có thể chủ động thêm thắt liều lượng đường, duy trì độ nóng phù hợp… cho từng loại quả khác nhau trong việc chế biến.
Cửa hàng mứt, ô mai của gia đình ông Bùi Văn Hưng trên phố hàng Đường đã có từ thời Pháp thuộc. Ông nội của ông Hưng chính là thế hệ thứ nhất và là người đặt nền móng cho nghề làm mứt của gia đình. Nghề làm mứt khá vất vả, đòi hỏi sự tỉ mẩn từng khâu nên rất kén người làm.
Tuy có đến 10 anh chị em nhưng chỉ có ông Hưng và anh trai là còn theo được nghề của ông cha mình. Ngoài những món mứt cổ truyền, ông Hưng còn sáng tạo ra nhiều loại mứt mới phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng như mứt kiwi, mứt khoai lang Nhật… Đến nay, cửa hàng ông Hưng đến nay đã có khoảng vài trăm loại mứt, ô mai khác nhau.
Mứt - giá trị rất đặc biệt dịp tết
Theo một chuyên gia văn hóa, mứt có giá trị rất đặc biệt trong dịp tết. Nếu như miếng trầu là đầu câu chuyện đối với người già thì miếng mứt lại là "phương tiện" giúp mở lời giữa những người trẻ tuổi.
Thay vì bánh kẹo, tết xưa, chủ nhà thường lấy mứt ra mời khách để tỏ lòng hiếu nghĩa. Vừa ăn mứt, vừa uống trà càng làm cho câu chuyện giữa chủ và khách thêm nồng nàn.
Ngoài ra, mứt không giống như đồ ăn thông thường mà còn có tác dụng chữa bệnh. Mứt gừng chữa cảm lạnh, mứt quất chữa ho, mứt dừa, mứt bí giúp nhuận tràng…
Cũng theo chuyên gia này, vào ngày tết, một hộp mứt ngũ vị được bày trí theo ngũ hành, với các màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng, đen tương ứng theo từng hành mộc, hỏa, thổ, kim, thủy có ý nghĩa điều hòa, cân bằng cuộc sống và mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Du lịch, GO! - Theo TTO, internet
0 comments:
Post a Comment