Tết Quý Tỵ 2013 đánh dấu lần thứ 10 Đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) khai hội. Năm nay, lần đầu tiên Đà Nẵng có đường hoa và sẽ phát triển thành thương hiệu riêng.
Những ngày này, Đường hoa Nguyễn Huệ đang trong giai đoạn tất bật thi công để kịp hoàn thành cho lễ khai mạc vào tối 7.2 (tức 27 tháng chạp).
Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn Saigontourist), đơn vị 10 năm thực hiện công trình Đường hoa Nguyễn Huệ, hãnh diện cho rằng đường hoa đã thật sự đi vào lòng người dân TP.
Theo nhiều nguồn tư liệu, Đường hoa Nguyễn Huệ xưa kia vốn là một chợ hoa tết. Gần tết, các con thuyền chở hoa từ những tỉnh miền Tây cập bến Bạch Đằng, tập trung hoa lên đường Nguyễn Huệ hiện nay để bán, đến gần giao thừa thì dọn. Tuy nhiên, do chợ bán buôn có phần nhếch nhác, nên sau này, khi chính quyền TP có chủ trương chỉnh trang đô thị, tạo nét đẹp văn minh đường phố, chợ hoa tồn tại giữa trung tâm bao năm bị dẹp bỏ, chuyển về công viên 23.9.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, người gắn bó với Đường hoa Nguyễn Huệ từ ngày đầu, kể: Chợ hoa tết ăn sâu trong tiềm thức người dân, nên khi dẹp bỏ nhiều người cảm thấy thiếu thốn, buộc TP phải tìm một cái gì đó thay thế chợ hoa. Không còn chợ hoa, trung tâm TP trở nên vô cùng vắng vẻ trong những ngày tết, trong khi người dân lại thiếu chỗ vui chơi giải trí mấy ngày này. Cán bộ Saigontourist đi nước ngoài, thấy người ta làm lễ hội hoa đẹp quá, nên trình bày ý tưởng với lãnh đạo TP. Saigontourist lại có nguồn lực, cộng với nhiều người muốn làm đường hoa nên ý tưởng được đồng thuận.
Ông Tài cho rằng, đưa lên bàn cân để thấy cái được của 1 - 2 tỉ đồng ngân sách bỏ ra làm đường hoa cùng với xã hội hóa là rất khó, bởi những cái đó không thể đong đếm. Người dân sau một năm làm việc vất vả, chỉ có mấy ngày tết nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho một năm tiếp theo. Đường hoa là nơi để họ phục hồi năng lượng, vui chơi. “Xong giao thừa, đường hoa chẳng có hư hỏng gì. Thậm chí có người lỡ chân bước vào thảm hoa vội vàng ngồi xuống xin lỗi rồi sắp xếp lại. Hành vi đó là vô cùng đẹp!”, ông Tài khẳng định.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Quân, thừa nhận đường hoa Nguyễn Huệ là một sáng kiến hay và đẹp. Chất lượng đường hoa mỗi năm có khác nhau, nhưng chung quy vẫn là điểm sinh hoạt văn hóa lành mạnh của người dân Sài Gòn mỗi dịp tết đến. “Có điểm khác lạ là trong những ngày diễn ra đường hoa, dù lượng người đổ về đại lộ Nguyễn Huệ rất đông để xem pháo hoa và ngắm hoa, nhưng không thấy cảnh bẻ cành, ngắt hoa ở đây. Có vẻ như người dân TP đã quen với nếp sống đô thị và thể hiện tinh thần tôn trọng cái đẹp rất rõ ràng”, họa sĩ Nguyễn Quân phát biểu.
Cùng quan điểm, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Thị Hậu cho rằng đường hoa luôn thiết kế những không gian mang tính hoài niệm về cội nguồn, quê hương, như đồng lúa, giàn bầu, xe thổ mộ, chiếc thuyền… Ban tổ chức đã thành công khi đưa làng quê về phố, để khơi gợi ký ức của người dân về quê hương. Dù là người TP chính gốc, hay từ các tỉnh về đây làm ăn, cũng dễ dàng thấy mình ở trong đó và chính mình được tôn vinh. Theo TS Hậu, người dân TP đã quen với những công trình công cộng, nên họ ý thức rõ ràng về việc giữ gìn không gian chung của cộng đồng. Thói quen đó đủ sức mạnh lan truyền tới nhiều người khác, khiến họ xử sự theo đám đông”.
Không chỉ thu hút người dân trong nước, đường hoa dần trở thành một thương hiệu để các hãng lữ hành giới thiệu với du khách nước ngoài. Mỗi năm, đường hoa lại có một chủ đề, gắn kết sát sườn với đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân. Năm nay, chủ đề của đường hoa là Trái tim Việt Nam, với các phân đoạn: Xuân non cao, Xuân đồng bằng, Xuân biển đảo. Trong đó, khu vực biển đảo được thiết kế rất ấn tượng và quy mô với những chiếc thuyền vượt sóng, kéo lưới bội thu mùa cá là những sắc hoa rực rỡ; những chiếc thuyền thúng nằm trên đồi cát; xóm chài bình yên; cô gái Việt trong tà áo dài đứng trước biển tung những cánh chim bồ câu hòa bình như khẳng định với thế giới về chủ quyền biển đảo quê hương.
Chủ đề của đường hoa năm nay là Trái tim Việt Nam, với các phân đoạn thể hiện những nét đẹp đặc trưng của các vùng miền đất nước: Xuân Non cao (đoạn từ đường Lê Lợi đến đường Mạc Thị Bưởi), Xuân đồng bằng (đoạn từ đường Mạc Thị Bưởi đến đường Ngô Đức Kế) và Xuân biển đảo (từ đường Ngô Đức Kế đến đường Tôn Đức Thắng).
Đặc biệt, tại khu vực Xuân đồng bằng, sẽ trưng bày mô hình thu nhỏ hình tượng 10 con giáp của giai đoạn 10 năm qua, đánh dấu chặng đường phát triển, không ngừng hoàn thiện của đường hoa Nguyễn Huệ.
Ở khu vực Xuân non cao, lần đầu tiên du khách sẽ được thưởng lãm những tiểu cảnh mô tả vẻ đẹp và văn hóa của miền rừng núi như Rừng hoa, Đàn Tơ rưng hoa, Trống Paranưng hoa, Cồng chiêng, Khèn hoa...
Một con thuyền hoa khổng lồ, được các nghệ nhân gia công tỉ mỉ sẽ hiện diện tại khu vực Xuân biển đảo, thể hiện hình ảnh chiếc thuyền gỗ mộc cưỡi trên đầu ngọn sóng đang kéo tấm lưới bội thu hoa đủ màu sắc, với ý nghĩa thu hoạch thành quả lao động, đón mừng một năm mới ra khơi và đạt được nhiều thành tựu.
Thương hiệu riêng cho Đà Nẵng
Đây là lần đầu tiên TP.Đà Nẵng có đường hoa để phục vụ nhu cầu thưởng lãm cho người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch, đường hoa sẽ diễn ra trong 8 ngày, từ 19 giờ ngày 7.2.2013 (27 âm lịch) đến 22 giờ ngày 14.2.2013 (mùng 5 âm lịch), được trang trí, sắp đặt, kết nối theo từng chủ đề trên đường Bạch Đằng, kéo dài trong khoảng 1 cây số bắt đầu từ ngã ba Bạch Đằng - Phan Đình Phùng đến ngã ba Bạch Đằng - Lê Văn Duyệt. Đường hoa này có tên gọi đầy đủ là Đường hoa xuân Bạch Đằng, do Công ty TNHH VietArt OOH tổ chức, mức kinh phí tương đương 17 tỉ đồng. Với 6 phân đoạn chủ đề đặc sắc từ hơn 100.000 giỏ hoa cây xanh các loại, trong đó có hơn 100 loại hoa được sử dụng, Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ còn gắn với các hoạt động xã hội như nấu bánh chưng, bánh tét tặng người nghèo; trao quà tết cho các hoàn cảnh khó khăn…
Được biết, đơn vị thực hiện tư vấn thiết kế đường hoa xuân ở Đà Nẵng là Công ty TA Landscape Architecture, cùng đơn vị thiết kế Đường hoa Nguyễn Huệ ở TP.HCM. Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Lê Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT VietArt, Tổng giám đốc VietArt OOH chia sẻ: “Đây sẽ là hoạt động được VietArt OOH cam kết duy trì hằng năm vào dịp tết cổ truyền với mong muốn phát triển nó thành thương hiệu riêng của Đà Nẵng. Tuy cùng một nhà thiết kế nhưng việc trùng lặp ý tưởng sẽ không xảy ra, bởi Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt gắn với thành phố biển miền Trung năng động, tươi trẻ”.
Vì Trường Sa thân yêu
Cùng thời điểm diễn ra Đường hoa Nguyễn Huệ (7 - 13.2), Lễ hội Đường sách Tết Quý Tỵ 2013 có chủ đề Sách và 54 dân tộc với điểm nhấn là khu triển lãm tư liệu, bản đồ quý giá khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đường sách năm nay diễn ra tại khu vực đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế, chính là nơi tôn vinh văn hóa đọc của người dân.
Đặc biệt, cũng tại Đường sách 2013, ban tổ chức dành không gian cho Báo Thanh Niên triển lãm bộ 60 bức ảnh mới nhất của phóng viên, cộng tác viên của báo, có chủ đề Vì Trường Sa thân yêu. Bộ ảnh phản ánh nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của những người dân đất đảo, những người lính hải quân ngày đêm miệt mài canh giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien
Những ngày này, Đường hoa Nguyễn Huệ đang trong giai đoạn tất bật thi công để kịp hoàn thành cho lễ khai mạc vào tối 7.2 (tức 27 tháng chạp).
Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Sài Gòn Saigontourist), đơn vị 10 năm thực hiện công trình Đường hoa Nguyễn Huệ, hãnh diện cho rằng đường hoa đã thật sự đi vào lòng người dân TP.
Theo nhiều nguồn tư liệu, Đường hoa Nguyễn Huệ xưa kia vốn là một chợ hoa tết. Gần tết, các con thuyền chở hoa từ những tỉnh miền Tây cập bến Bạch Đằng, tập trung hoa lên đường Nguyễn Huệ hiện nay để bán, đến gần giao thừa thì dọn. Tuy nhiên, do chợ bán buôn có phần nhếch nhác, nên sau này, khi chính quyền TP có chủ trương chỉnh trang đô thị, tạo nét đẹp văn minh đường phố, chợ hoa tồn tại giữa trung tâm bao năm bị dẹp bỏ, chuyển về công viên 23.9.
Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, người gắn bó với Đường hoa Nguyễn Huệ từ ngày đầu, kể: Chợ hoa tết ăn sâu trong tiềm thức người dân, nên khi dẹp bỏ nhiều người cảm thấy thiếu thốn, buộc TP phải tìm một cái gì đó thay thế chợ hoa. Không còn chợ hoa, trung tâm TP trở nên vô cùng vắng vẻ trong những ngày tết, trong khi người dân lại thiếu chỗ vui chơi giải trí mấy ngày này. Cán bộ Saigontourist đi nước ngoài, thấy người ta làm lễ hội hoa đẹp quá, nên trình bày ý tưởng với lãnh đạo TP. Saigontourist lại có nguồn lực, cộng với nhiều người muốn làm đường hoa nên ý tưởng được đồng thuận.
Ông Tài cho rằng, đưa lên bàn cân để thấy cái được của 1 - 2 tỉ đồng ngân sách bỏ ra làm đường hoa cùng với xã hội hóa là rất khó, bởi những cái đó không thể đong đếm. Người dân sau một năm làm việc vất vả, chỉ có mấy ngày tết nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng cho một năm tiếp theo. Đường hoa là nơi để họ phục hồi năng lượng, vui chơi. “Xong giao thừa, đường hoa chẳng có hư hỏng gì. Thậm chí có người lỡ chân bước vào thảm hoa vội vàng ngồi xuống xin lỗi rồi sắp xếp lại. Hành vi đó là vô cùng đẹp!”, ông Tài khẳng định.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Quân, thừa nhận đường hoa Nguyễn Huệ là một sáng kiến hay và đẹp. Chất lượng đường hoa mỗi năm có khác nhau, nhưng chung quy vẫn là điểm sinh hoạt văn hóa lành mạnh của người dân Sài Gòn mỗi dịp tết đến. “Có điểm khác lạ là trong những ngày diễn ra đường hoa, dù lượng người đổ về đại lộ Nguyễn Huệ rất đông để xem pháo hoa và ngắm hoa, nhưng không thấy cảnh bẻ cành, ngắt hoa ở đây. Có vẻ như người dân TP đã quen với nếp sống đô thị và thể hiện tinh thần tôn trọng cái đẹp rất rõ ràng”, họa sĩ Nguyễn Quân phát biểu.
Cùng quan điểm, nhà nghiên cứu văn hóa - TS Nguyễn Thị Hậu cho rằng đường hoa luôn thiết kế những không gian mang tính hoài niệm về cội nguồn, quê hương, như đồng lúa, giàn bầu, xe thổ mộ, chiếc thuyền… Ban tổ chức đã thành công khi đưa làng quê về phố, để khơi gợi ký ức của người dân về quê hương. Dù là người TP chính gốc, hay từ các tỉnh về đây làm ăn, cũng dễ dàng thấy mình ở trong đó và chính mình được tôn vinh. Theo TS Hậu, người dân TP đã quen với những công trình công cộng, nên họ ý thức rõ ràng về việc giữ gìn không gian chung của cộng đồng. Thói quen đó đủ sức mạnh lan truyền tới nhiều người khác, khiến họ xử sự theo đám đông”.
Không chỉ thu hút người dân trong nước, đường hoa dần trở thành một thương hiệu để các hãng lữ hành giới thiệu với du khách nước ngoài. Mỗi năm, đường hoa lại có một chủ đề, gắn kết sát sườn với đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân. Năm nay, chủ đề của đường hoa là Trái tim Việt Nam, với các phân đoạn: Xuân non cao, Xuân đồng bằng, Xuân biển đảo. Trong đó, khu vực biển đảo được thiết kế rất ấn tượng và quy mô với những chiếc thuyền vượt sóng, kéo lưới bội thu mùa cá là những sắc hoa rực rỡ; những chiếc thuyền thúng nằm trên đồi cát; xóm chài bình yên; cô gái Việt trong tà áo dài đứng trước biển tung những cánh chim bồ câu hòa bình như khẳng định với thế giới về chủ quyền biển đảo quê hương.
Chủ đề của đường hoa năm nay là Trái tim Việt Nam, với các phân đoạn thể hiện những nét đẹp đặc trưng của các vùng miền đất nước: Xuân Non cao (đoạn từ đường Lê Lợi đến đường Mạc Thị Bưởi), Xuân đồng bằng (đoạn từ đường Mạc Thị Bưởi đến đường Ngô Đức Kế) và Xuân biển đảo (từ đường Ngô Đức Kế đến đường Tôn Đức Thắng).
Đặc biệt, tại khu vực Xuân đồng bằng, sẽ trưng bày mô hình thu nhỏ hình tượng 10 con giáp của giai đoạn 10 năm qua, đánh dấu chặng đường phát triển, không ngừng hoàn thiện của đường hoa Nguyễn Huệ.
Ở khu vực Xuân non cao, lần đầu tiên du khách sẽ được thưởng lãm những tiểu cảnh mô tả vẻ đẹp và văn hóa của miền rừng núi như Rừng hoa, Đàn Tơ rưng hoa, Trống Paranưng hoa, Cồng chiêng, Khèn hoa...
Một con thuyền hoa khổng lồ, được các nghệ nhân gia công tỉ mỉ sẽ hiện diện tại khu vực Xuân biển đảo, thể hiện hình ảnh chiếc thuyền gỗ mộc cưỡi trên đầu ngọn sóng đang kéo tấm lưới bội thu hoa đủ màu sắc, với ý nghĩa thu hoạch thành quả lao động, đón mừng một năm mới ra khơi và đạt được nhiều thành tựu.
Thương hiệu riêng cho Đà Nẵng
Đây là lần đầu tiên TP.Đà Nẵng có đường hoa để phục vụ nhu cầu thưởng lãm cho người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch, đường hoa sẽ diễn ra trong 8 ngày, từ 19 giờ ngày 7.2.2013 (27 âm lịch) đến 22 giờ ngày 14.2.2013 (mùng 5 âm lịch), được trang trí, sắp đặt, kết nối theo từng chủ đề trên đường Bạch Đằng, kéo dài trong khoảng 1 cây số bắt đầu từ ngã ba Bạch Đằng - Phan Đình Phùng đến ngã ba Bạch Đằng - Lê Văn Duyệt. Đường hoa này có tên gọi đầy đủ là Đường hoa xuân Bạch Đằng, do Công ty TNHH VietArt OOH tổ chức, mức kinh phí tương đương 17 tỉ đồng. Với 6 phân đoạn chủ đề đặc sắc từ hơn 100.000 giỏ hoa cây xanh các loại, trong đó có hơn 100 loại hoa được sử dụng, Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ còn gắn với các hoạt động xã hội như nấu bánh chưng, bánh tét tặng người nghèo; trao quà tết cho các hoàn cảnh khó khăn…
Được biết, đơn vị thực hiện tư vấn thiết kế đường hoa xuân ở Đà Nẵng là Công ty TA Landscape Architecture, cùng đơn vị thiết kế Đường hoa Nguyễn Huệ ở TP.HCM. Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Lê Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT VietArt, Tổng giám đốc VietArt OOH chia sẻ: “Đây sẽ là hoạt động được VietArt OOH cam kết duy trì hằng năm vào dịp tết cổ truyền với mong muốn phát triển nó thành thương hiệu riêng của Đà Nẵng. Tuy cùng một nhà thiết kế nhưng việc trùng lặp ý tưởng sẽ không xảy ra, bởi Đường hoa xuân Bạch Đằng sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt gắn với thành phố biển miền Trung năng động, tươi trẻ”.
Vì Trường Sa thân yêu
Cùng thời điểm diễn ra Đường hoa Nguyễn Huệ (7 - 13.2), Lễ hội Đường sách Tết Quý Tỵ 2013 có chủ đề Sách và 54 dân tộc với điểm nhấn là khu triển lãm tư liệu, bản đồ quý giá khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đường sách năm nay diễn ra tại khu vực đường Mạc Thị Bưởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế, chính là nơi tôn vinh văn hóa đọc của người dân.
Đặc biệt, cũng tại Đường sách 2013, ban tổ chức dành không gian cho Báo Thanh Niên triển lãm bộ 60 bức ảnh mới nhất của phóng viên, cộng tác viên của báo, có chủ đề Vì Trường Sa thân yêu. Bộ ảnh phản ánh nỗ lực lớn lao, sự hy sinh cao cả của những người dân đất đảo, những người lính hải quân ngày đêm miệt mài canh giữ vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Du lịch, GO! - Theo Thanhnien
0 comments:
Post a Comment