Dãy Hoàng Liên Sơn rộng 30km, chạy dài hơn 180km theo hướng tây bắc - đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu đến tận phía tây Yên Bái. Rời Mường Lay, điểm cuối cùng trên quốc lộ 6 dọc cao nguyên Tây Bắc, chúng tôi qua Lai Châu, đi dọc Hoàng Liên Sơn.
Vượt Hoàng Liên Sơn
Ngày thứ tư của hành trình, chúng tôi ghé thăm xã Pú Đao, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 34km đường thị xã Lai Châu đến ngã ba Bình Lư khá êm ả. Đi thêm khoảng 30km, đèo Ô Qui Hồ, cánh cửa đầu tiên của Hoàng Liên Sơn, hiện ra hùng vĩ hơn bao giờ.
Dài 40km, đèo Ô Qui Hồ (còn gọi là đèo Hoàng Liên) là con đèo dài nhất khu vực Tây Bắc, hơn cả Pha Đin (32km), nằm kéo dài từ đông sang tây trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong nắng chiều vừa đặt chân đến đèo, chúng tôi được tặng ngay một cảnh quan hùng vĩ bởi trùng trùng lớp lớp những dãy núi, chỉ độc nhất con đường quanh co uốn lượn, len lỏi giữa muôn trùng núi và mây.
Thật bất ngờ khi bên kia, đoạn thuộc tỉnh Lào Cai, con đường đèo đang tắm mình trong sương mù của buổi chiều tà, sương giăng mờ cả lối đi.
Lạc bước mây Ngãi Thầu
Cách thành phố Lào Cai hơn 80km, Ngãi Thầu là xã biên giới huyện Bát Xát, nằm trên cao chót vót. Đường về Ngãi Thầu là đường cấp phối, đá lởm chởm, quanh co uốn khúc và có rất nhiều ngầm.
Đường vẫn lên dần. Trời bắt đầu lạnh. Qua Y Tý, Ngãi Thầu đón chúng tôi bằng một bầu trời đặc quánh mây mù, tầm nhìn chỉ giới hạn trong khoảng cách chưa đầy 5m. Sau hơn ba giờ liên tục leo đèo dốc, trung tâm xã Ngãi Thầu hiện ra giữa mây mù chỉ lèo tèo vài ngôi nhà và một trung tâm y tế. Trong cái lạnh cắt da, những em bé gái lấm lem đang rửa mặt trong suối nước trong vắt bên đường, những em bé trai đang cho trâu gặm cỏ bên đường..., như những "tiên đồng" trong trang phục người Hà Nhì má lúc nào cũng ửng hồng.
Mây càng lúc càng dày hơn, vừa lần đường chúng tôi vừa bồng bềnh cảm giác trong mây lâng lâng, nhè nhẹ.
Xe vẫn liên tục xuống dốc. Khoảng xanh bạt ngàn vẫn mở đều, mở đều. Cả vùng thung lũng phía dưới như cô gái xuân thì phơi sắc xuân. Còn gì hạnh phúc bằng khi vừa được dạo trong mây, vừa được ngắm nhìn một góc Tây Bắc ở nơi đỉnh cao vời vợi này!
Nơi sông Hồng chảy vào nước Việt
Qua Ngãi Thầu, đang bon bon đổ dốc bỗng có tiếng nhạc vui nhộn giữa trời thanh vắng. Hai cô gái Mông đang về Ngãi Thầu. Trên tay là chiếc máy cassette to đùng với năm cuộn băng, chưa kể một cuộn đang cất tiếng hát véo von trong máy. "Đi Ngãi Thầu đấy!". Hai bạn đi tìm tình yêu phải không? Hai cô cười bẽn lẽn nhưng trả lời rất thật lòng "Ừ đấy!". Bao giờ tới? "Tối là tới mà. Nghe hết băng là tới". Vậy bao giờ về? "Mai về. Lo gì”.
Hơn 40km xuôi đường dốc quanh co chúng tôi qua xã A Lù, về AMuSung. Đồn biên phòng Lũng Pô đóng trên một đỉnh dốc nhỏ, xuôi theo con dốc này xuống phía dưới là cột mốc số 92. Đứng từ cột mốc này, chúng tôi đã thật gần với điểm giao nhau giữa dòng Lũng Pô và sông Hồng. Và bắt đầu tại ngã ba này, sông Hồng sau khi vượt hàng trăm cây số bắt đầu đổ vào VN.
Men theo sườn đồi, thiếu úy Lê Đình Chinh dắt chúng tôi xuống tận mép nước. Tháo tung giày dép, bỏ hành lý trên bãi đất bồi, cả nhóm nhảy ngay xuống nước để nhúng mình trong dòng sông Hồng mát rượi. Đứng tại ngã ba sông, phía bên trái là dòng Lũng Pô hiền hòa chảy giữa hai ngọn núi, trước mặt là nơi thượng nguồn sông Hồng thuộc địa phận Trung Quốc và hướng còn lại là dòng sông Hồng cuồn cuộn phù sa về nước Việt.
Lại vượt Hoàng Liên Sơn
Ngày thứ tám, ngày cuối của hành trình, chúng tôi từ thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) theo quốc lộ 70 và tỉnh lộ 279 tiếp tục phần đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo Khau Cọ đón chúng tôi về Yên Bái, đoạn đường cuối của Hoàng Liên Sơn. 30km đèo quanh co uốn lượn vẫn là mây núi trập trùng, men theo một bên núi là dòng Nậm Chăn. Đèo Khau Cọ như một người anh thứ ít nói nhẹ nhàng đón khách.
Theo quốc lộ 32, chúng tôi qua Khau Cọ, Than Uyên, huyện Mù Căng Chải, xứ sở của những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, chẳng khác nào cô gái duyên dáng cho chúng tôi ngắm nhìn trước khi "về đích": vượt đèo Khau Phạ để tạm biệt Hoàng Liên Sơn...
Du lịch, GO! - Theo Vi Thảo (TTO), ảnh internet
Vượt Hoàng Liên Sơn
Ngày thứ tư của hành trình, chúng tôi ghé thăm xã Pú Đao, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 34km đường thị xã Lai Châu đến ngã ba Bình Lư khá êm ả. Đi thêm khoảng 30km, đèo Ô Qui Hồ, cánh cửa đầu tiên của Hoàng Liên Sơn, hiện ra hùng vĩ hơn bao giờ.
Dài 40km, đèo Ô Qui Hồ (còn gọi là đèo Hoàng Liên) là con đèo dài nhất khu vực Tây Bắc, hơn cả Pha Đin (32km), nằm kéo dài từ đông sang tây trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trong nắng chiều vừa đặt chân đến đèo, chúng tôi được tặng ngay một cảnh quan hùng vĩ bởi trùng trùng lớp lớp những dãy núi, chỉ độc nhất con đường quanh co uốn lượn, len lỏi giữa muôn trùng núi và mây.
Thật bất ngờ khi bên kia, đoạn thuộc tỉnh Lào Cai, con đường đèo đang tắm mình trong sương mù của buổi chiều tà, sương giăng mờ cả lối đi.
Lạc bước mây Ngãi Thầu
Cách thành phố Lào Cai hơn 80km, Ngãi Thầu là xã biên giới huyện Bát Xát, nằm trên cao chót vót. Đường về Ngãi Thầu là đường cấp phối, đá lởm chởm, quanh co uốn khúc và có rất nhiều ngầm.
Đường vẫn lên dần. Trời bắt đầu lạnh. Qua Y Tý, Ngãi Thầu đón chúng tôi bằng một bầu trời đặc quánh mây mù, tầm nhìn chỉ giới hạn trong khoảng cách chưa đầy 5m. Sau hơn ba giờ liên tục leo đèo dốc, trung tâm xã Ngãi Thầu hiện ra giữa mây mù chỉ lèo tèo vài ngôi nhà và một trung tâm y tế. Trong cái lạnh cắt da, những em bé gái lấm lem đang rửa mặt trong suối nước trong vắt bên đường, những em bé trai đang cho trâu gặm cỏ bên đường..., như những "tiên đồng" trong trang phục người Hà Nhì má lúc nào cũng ửng hồng.
Mây càng lúc càng dày hơn, vừa lần đường chúng tôi vừa bồng bềnh cảm giác trong mây lâng lâng, nhè nhẹ.
Xe vẫn liên tục xuống dốc. Khoảng xanh bạt ngàn vẫn mở đều, mở đều. Cả vùng thung lũng phía dưới như cô gái xuân thì phơi sắc xuân. Còn gì hạnh phúc bằng khi vừa được dạo trong mây, vừa được ngắm nhìn một góc Tây Bắc ở nơi đỉnh cao vời vợi này!
Nơi sông Hồng chảy vào nước Việt
Qua Ngãi Thầu, đang bon bon đổ dốc bỗng có tiếng nhạc vui nhộn giữa trời thanh vắng. Hai cô gái Mông đang về Ngãi Thầu. Trên tay là chiếc máy cassette to đùng với năm cuộn băng, chưa kể một cuộn đang cất tiếng hát véo von trong máy. "Đi Ngãi Thầu đấy!". Hai bạn đi tìm tình yêu phải không? Hai cô cười bẽn lẽn nhưng trả lời rất thật lòng "Ừ đấy!". Bao giờ tới? "Tối là tới mà. Nghe hết băng là tới". Vậy bao giờ về? "Mai về. Lo gì”.
Hơn 40km xuôi đường dốc quanh co chúng tôi qua xã A Lù, về AMuSung. Đồn biên phòng Lũng Pô đóng trên một đỉnh dốc nhỏ, xuôi theo con dốc này xuống phía dưới là cột mốc số 92. Đứng từ cột mốc này, chúng tôi đã thật gần với điểm giao nhau giữa dòng Lũng Pô và sông Hồng. Và bắt đầu tại ngã ba này, sông Hồng sau khi vượt hàng trăm cây số bắt đầu đổ vào VN.
Men theo sườn đồi, thiếu úy Lê Đình Chinh dắt chúng tôi xuống tận mép nước. Tháo tung giày dép, bỏ hành lý trên bãi đất bồi, cả nhóm nhảy ngay xuống nước để nhúng mình trong dòng sông Hồng mát rượi. Đứng tại ngã ba sông, phía bên trái là dòng Lũng Pô hiền hòa chảy giữa hai ngọn núi, trước mặt là nơi thượng nguồn sông Hồng thuộc địa phận Trung Quốc và hướng còn lại là dòng sông Hồng cuồn cuộn phù sa về nước Việt.
Lại vượt Hoàng Liên Sơn
Ngày thứ tám, ngày cuối của hành trình, chúng tôi từ thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) theo quốc lộ 70 và tỉnh lộ 279 tiếp tục phần đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo Khau Cọ đón chúng tôi về Yên Bái, đoạn đường cuối của Hoàng Liên Sơn. 30km đèo quanh co uốn lượn vẫn là mây núi trập trùng, men theo một bên núi là dòng Nậm Chăn. Đèo Khau Cọ như một người anh thứ ít nói nhẹ nhàng đón khách.
Theo quốc lộ 32, chúng tôi qua Khau Cọ, Than Uyên, huyện Mù Căng Chải, xứ sở của những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, chẳng khác nào cô gái duyên dáng cho chúng tôi ngắm nhìn trước khi "về đích": vượt đèo Khau Phạ để tạm biệt Hoàng Liên Sơn...
Du lịch, GO! - Theo Vi Thảo (TTO), ảnh internet
vietnam motorbike tours Loop Bike Tours có tua phượt hoàng liên sơn cực hoàng tráng luôn
ReplyDelete