Trong số 79 ngọn hải đăng trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên các hải đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam, có 9 ngọn đèn biển tựa như 'mắt thần' thuộc huyện đảo Trường Sa nằm trên các đảo: Đá Lát, An Bang, Đá Tây, Tiên Nữ, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca và hải đăng Nam Yết.
Những ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa ấy không chỉ là điểm mốc cho tàu thuyền qua lại trong đêm tối giữa đại dương bao la, mà còn khẳng định đó là cột mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Những ngọn đèn này không bao giờ tắt bởi nó được thắp sáng từ tình yêu Tổ quốc vô tận của cán bộ, nhân viên Trạm bảo đảm an toàn Hàng hải II (thuộc Xí nghiệp Biển Đông và Hải đảo) cùng những người lính Trường Sa.
Ngoài chức năng dẫn đường cho tàu thuyền qua lại khu đường hàng hải quốc tế, mỗi ngọn hải đăng còn là ngọn đèn đánh dấu toạ độ bãi cạn, làm điểm tựa cho ngư dân Việt Nam và ngư dân các nước trong khu vực khai thác, đánh bắt hải sản trên khu vực biển của mình.
Hải đăng Song Tử Tây
Đèn biển trên đảo Song Tử Tây được xây dựng vào năm 1993, là ngọn đèn biển đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nằm cực bắc quần đảo Trường Sa.
Ngọn đèn biển này có dạng hình tháp tròn, được xây dựng trên nền đất cao 5,5m, chiều cao là 38m.
Hải đăng Đá Lát
Đèn biển Đá Lát được xây dựng năm 1994 trên nền san hô, cách nơi ở của cán bộ chiến sĩ đảo Đá Lát hơn 300 m về phía Bắc.
Chân đèn nằm ở độ sâu 2m dưới mực nước biển, toàn bộ tháp đèn cao 42m, có kết cấu bằng sắt thép, trông như một búp măng mọc lên từ biển khơi.
Hải đăng Đá Tây
Đèn biển Đá Tây được xây dựng vào năm 1994. Ngọn đèn này có chiều cao 22m. Đá Tây B là một cụm có hai hòn đảo nhỏ liền kề kết nối nhau bởi một chiếc cầu bê tông kiên cố, ngoài ra còn một hòn thứ ba có cây đèn biển nằm tách biệt cách khối liên hoàn này vài trăm mét, muốn sang bên ấy chỉ còn cách đi canô.
Từ cầu tàu nhìn sang, đảo đèn nhô lên mặt biển như một cái mai rùa, còn cây đèn biển chẳng khác nào cây bạch lạp gắn trên lưng rùa tại các nơi cúng lễ.
Hải đăng An Bang
Đèn biển An Bang được xây dựng năm 1995. Chiều cao của tháp đèn là 24,9m có ặc tính ánh sáng trắng
Đặc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 10s
Thân đèn có màu xám xẫm
Hải đăng Tiên Nữ
Đèn biển Tiên Nữ nằm cách Đá Tiên Nữ 4 hải lí về phía đông. Đây là nơi xa nhất mà Việt Nam đang kiểm soát.
Đèn biển Tiên Nữ được xây dựng năm 2000, cao 22,1m. Ngọn đèn biển này trông giống một tòa lâu đài sừng sững giữa biển khơi.
Hải đăng Trường Sa Lớn
Đi trên các con thuyền cập đảo Trường Sa từ phía đông nam, ai cũng dễ dàng nhận thấy từ xa hình dáng của ngọn hải đăng vươn cao trên biển với cột đèn sừng sững trên 30 mét. Đèn biển Trường Sa Lớn được hoàn thành vào đầu năm 2010.
Ngọn hải đăng ở Trường Sa Lớn là loại đèn cấp II, sử dụng lăng kính xoay, chu kỳ chớp 10 giây, tầm phát sáng 18 hải lý (gần 33km), ngoài ra trạm còn có hệ thống Racon, phát tín hiệu moóc để liên tục dẫn hướng cho tàu thuyền cả ban ngày và ban đêm.
Hải đăng Sơn Ca
Đèn biển Sơn Ca là một trong vài ngọn đèn biển mới nhất được xây dựng ở Trường Sa của Việt Nam. Ngọn đèn biển này có chiều cao 41m, màu sắc tươi tắn nổi bật giữa trời biển bao la.
Hải đăng Nam Yết
Nam Yết là một hòn đảo nằm ở phía nam cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 450 km về phía đông nam, cách đảo Ba Bình khoảng 11 hải lý (20,4 km) về phía tây nam và cách đá Ga Ven khoảng 6 hải lý (11,1 km) về phía đông. Đi tàu thủy từ đất liền Việt Nam đến đảo mất hơn hai ngày và hai đêm.
Đèn biển Nam Yết là ngọn đèn biển mới nhất vừa được xây dựng với sự điều hành của Trạm trưởng Trần Văn Khánh.
Hải đăng đảo Sinh Tồn
Nếu ngọn hải đăng ở đảo Sơn Ca có hình trụ, chân đế xây hình Cột cờ Hà Nội, ngọn hải đăng ở đảo Song Tử Tây xây hình tháp, ngọn hải đăng ở đảo Đá Lát thiết kế theo hình mũi tên... thì hải đăng tại đảo Sinh Tồn có hình vuông. Việc xây dựng ngọn đèn hải đăng có hình dạng kết cấu khác nhau, tùy thuộc vào địa chất và nền san hô.
Mỗi ngọn hải đăng xây dựng kết cấu khác nhau, nhưng có một điểm chung là phát tín hiệu trong đêm tối để tàu thuyền biết đường đi lại. Nếu đi biển gặp trời tối, chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng là cảm thấy rất yên tâm đánh bắt. Ghe của bà con ngư dân từ đất liền ra khai thác hải sản, họ luôn lấy ánh sáng của ngọn hải đăng làm điểm tựa. Những ghe tàu bị mất định vị, hỏng máy, trong đêm tối chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của hải đăng là yên tâm và không bao giờ lo lạc đường.
Du lịch, GO! tổng hợp
Những ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa ấy không chỉ là điểm mốc cho tàu thuyền qua lại trong đêm tối giữa đại dương bao la, mà còn khẳng định đó là cột mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Những ngọn đèn này không bao giờ tắt bởi nó được thắp sáng từ tình yêu Tổ quốc vô tận của cán bộ, nhân viên Trạm bảo đảm an toàn Hàng hải II (thuộc Xí nghiệp Biển Đông và Hải đảo) cùng những người lính Trường Sa.
Ngoài chức năng dẫn đường cho tàu thuyền qua lại khu đường hàng hải quốc tế, mỗi ngọn hải đăng còn là ngọn đèn đánh dấu toạ độ bãi cạn, làm điểm tựa cho ngư dân Việt Nam và ngư dân các nước trong khu vực khai thác, đánh bắt hải sản trên khu vực biển của mình.
Hải đăng Song Tử Tây
Đèn biển trên đảo Song Tử Tây được xây dựng vào năm 1993, là ngọn đèn biển đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nằm cực bắc quần đảo Trường Sa.
Ngọn đèn biển này có dạng hình tháp tròn, được xây dựng trên nền đất cao 5,5m, chiều cao là 38m.
Hải đăng Đá Lát
Đèn biển Đá Lát được xây dựng năm 1994 trên nền san hô, cách nơi ở của cán bộ chiến sĩ đảo Đá Lát hơn 300 m về phía Bắc.
Chân đèn nằm ở độ sâu 2m dưới mực nước biển, toàn bộ tháp đèn cao 42m, có kết cấu bằng sắt thép, trông như một búp măng mọc lên từ biển khơi.
Hải đăng Đá Tây
Đèn biển Đá Tây được xây dựng vào năm 1994. Ngọn đèn này có chiều cao 22m. Đá Tây B là một cụm có hai hòn đảo nhỏ liền kề kết nối nhau bởi một chiếc cầu bê tông kiên cố, ngoài ra còn một hòn thứ ba có cây đèn biển nằm tách biệt cách khối liên hoàn này vài trăm mét, muốn sang bên ấy chỉ còn cách đi canô.
Từ cầu tàu nhìn sang, đảo đèn nhô lên mặt biển như một cái mai rùa, còn cây đèn biển chẳng khác nào cây bạch lạp gắn trên lưng rùa tại các nơi cúng lễ.
Hải đăng An Bang
Đèn biển An Bang được xây dựng năm 1995. Chiều cao của tháp đèn là 24,9m có ặc tính ánh sáng trắng
Đặc tính chớp: Chớp nhóm 2, chu kỳ 10s
Thân đèn có màu xám xẫm
Hải đăng Tiên Nữ
Đèn biển Tiên Nữ nằm cách Đá Tiên Nữ 4 hải lí về phía đông. Đây là nơi xa nhất mà Việt Nam đang kiểm soát.
Đèn biển Tiên Nữ được xây dựng năm 2000, cao 22,1m. Ngọn đèn biển này trông giống một tòa lâu đài sừng sững giữa biển khơi.
Hải đăng Trường Sa Lớn
Đi trên các con thuyền cập đảo Trường Sa từ phía đông nam, ai cũng dễ dàng nhận thấy từ xa hình dáng của ngọn hải đăng vươn cao trên biển với cột đèn sừng sững trên 30 mét. Đèn biển Trường Sa Lớn được hoàn thành vào đầu năm 2010.
Ngọn hải đăng ở Trường Sa Lớn là loại đèn cấp II, sử dụng lăng kính xoay, chu kỳ chớp 10 giây, tầm phát sáng 18 hải lý (gần 33km), ngoài ra trạm còn có hệ thống Racon, phát tín hiệu moóc để liên tục dẫn hướng cho tàu thuyền cả ban ngày và ban đêm.
Hải đăng Sơn Ca
Đèn biển Sơn Ca là một trong vài ngọn đèn biển mới nhất được xây dựng ở Trường Sa của Việt Nam. Ngọn đèn biển này có chiều cao 41m, màu sắc tươi tắn nổi bật giữa trời biển bao la.
Hải đăng Nam Yết
Nam Yết là một hòn đảo nằm ở phía nam cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa. Đảo này nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 450 km về phía đông nam, cách đảo Ba Bình khoảng 11 hải lý (20,4 km) về phía tây nam và cách đá Ga Ven khoảng 6 hải lý (11,1 km) về phía đông. Đi tàu thủy từ đất liền Việt Nam đến đảo mất hơn hai ngày và hai đêm.
Đèn biển Nam Yết là ngọn đèn biển mới nhất vừa được xây dựng với sự điều hành của Trạm trưởng Trần Văn Khánh.
Hải đăng đảo Sinh Tồn
Nếu ngọn hải đăng ở đảo Sơn Ca có hình trụ, chân đế xây hình Cột cờ Hà Nội, ngọn hải đăng ở đảo Song Tử Tây xây hình tháp, ngọn hải đăng ở đảo Đá Lát thiết kế theo hình mũi tên... thì hải đăng tại đảo Sinh Tồn có hình vuông. Việc xây dựng ngọn đèn hải đăng có hình dạng kết cấu khác nhau, tùy thuộc vào địa chất và nền san hô.
Mỗi ngọn hải đăng xây dựng kết cấu khác nhau, nhưng có một điểm chung là phát tín hiệu trong đêm tối để tàu thuyền biết đường đi lại. Nếu đi biển gặp trời tối, chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của ngọn hải đăng là cảm thấy rất yên tâm đánh bắt. Ghe của bà con ngư dân từ đất liền ra khai thác hải sản, họ luôn lấy ánh sáng của ngọn hải đăng làm điểm tựa. Những ghe tàu bị mất định vị, hỏng máy, trong đêm tối chỉ cần nhìn thấy ánh sáng của hải đăng là yên tâm và không bao giờ lo lạc đường.
Du lịch, GO! tổng hợp
0 comments:
Post a Comment