Đèo Bông Lau là một con đèo hiểm trở thuộc vòng cung Đông Bắc, nằm trên quốc lộ 4A đoạn giữa huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng).
< Đèo Bông Lau với rất nhiều khúc cua tay áo, dốc cao.
Đây là một đoạn đèo ngắn (chỉ hơn 6km nếu tính từ Vực Lũng Phầy) nhưng quanh co xuyên giữa núi rừng với một bên là núi cao rừng rậm, còn bên kia là vực sâu thăm thẳm. Trong chiến tranh, đây là địa hình rất thuận lợi cho quân ta đánh phục kích nhưng ngày nay lại là nơi dễ xẩy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, phần lớn do tài xế xe tải chủ quan trong lúc cho xe đổ đèo.
< Bia kỷ niệm Chiến Thắng trên đèo Bông Lau.
Đèo Bông Lau với nhiều khúc cua ngoặc tay áo rất gấp vòng quanh những triền núi dốc dựng. Ở khu vực đèo: cỏ lau bạt ngàn trải dài theo triền dốc, lau ngạo nghễ trên các vách đá cao, lau giăng giăng hai bên đường như những hàng quân, lau phất phơ mầu xám bạc đặc trưng của mình trên nền trời xanh thẫm của núi rừng phóng khoáng.
Tại đây (đoạn Bông Lau – Lũng Phầy), trong chiến tranh Đông Dương vào cuối năm 1949, đã diễn ra nhiều trận đánh lịch sử giữa trung đoàn 174 (tức trung đoàn Cao Bắc Lạng, Quân đội Nhân dân Việt Nam) với quân Pháp - mở đầu đợt 2 chiến dịch Cao – Băc – Lạng (từ ngày 15-3 đến ngày 30-4-1949) nhằm tiêu diệt sinh lực, phá việc vận chuyển tiếp tế của địch từ Lạng Sơn lên Cao Bằng.
Các sáng tác nghệ thuật về con đèo này có thể kề như bài hát 'Đèo Bông Lau' được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào năm 1948, bức tranh sơn dầu 'Đèo Bông Lau' do họa sĩ Phan Kế An vẽ năm 2004.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ con đèo Bông Lau vẫn bình yên uốn lượn như một thân tàu chở cả rừng lau vào núi xa thăm thẳm...
Du lịch, GO! Tổng hợp
< Đèo Bông Lau với rất nhiều khúc cua tay áo, dốc cao.
Đây là một đoạn đèo ngắn (chỉ hơn 6km nếu tính từ Vực Lũng Phầy) nhưng quanh co xuyên giữa núi rừng với một bên là núi cao rừng rậm, còn bên kia là vực sâu thăm thẳm. Trong chiến tranh, đây là địa hình rất thuận lợi cho quân ta đánh phục kích nhưng ngày nay lại là nơi dễ xẩy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, phần lớn do tài xế xe tải chủ quan trong lúc cho xe đổ đèo.
< Bia kỷ niệm Chiến Thắng trên đèo Bông Lau.
Đèo Bông Lau với nhiều khúc cua ngoặc tay áo rất gấp vòng quanh những triền núi dốc dựng. Ở khu vực đèo: cỏ lau bạt ngàn trải dài theo triền dốc, lau ngạo nghễ trên các vách đá cao, lau giăng giăng hai bên đường như những hàng quân, lau phất phơ mầu xám bạc đặc trưng của mình trên nền trời xanh thẫm của núi rừng phóng khoáng.
Tại đây (đoạn Bông Lau – Lũng Phầy), trong chiến tranh Đông Dương vào cuối năm 1949, đã diễn ra nhiều trận đánh lịch sử giữa trung đoàn 174 (tức trung đoàn Cao Bắc Lạng, Quân đội Nhân dân Việt Nam) với quân Pháp - mở đầu đợt 2 chiến dịch Cao – Băc – Lạng (từ ngày 15-3 đến ngày 30-4-1949) nhằm tiêu diệt sinh lực, phá việc vận chuyển tiếp tế của địch từ Lạng Sơn lên Cao Bằng.
Các sáng tác nghệ thuật về con đèo này có thể kề như bài hát 'Đèo Bông Lau' được nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào năm 1948, bức tranh sơn dầu 'Đèo Bông Lau' do họa sĩ Phan Kế An vẽ năm 2004.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bây giờ con đèo Bông Lau vẫn bình yên uốn lượn như một thân tàu chở cả rừng lau vào núi xa thăm thẳm...
Du lịch, GO! Tổng hợp
Đèo bông lau không biết với những phượt thủ khác thì sao chứ mình và nhóm phượt vietnam motorbike tours Loop Bike Tours thì đã quá quen với đèo bông lau rồi
ReplyDelete