(Tiếp theo) Đồi Bằng Lăng là một khu vực bằng phẳng nằm ở khoảng 1/5 độ cao so với đỉnh. Con đường ngoằn ngoèo lên đồi được trải nhựa, xe gắn máy và xe ô tô có thể chạy lên đến đây không quá khó khăn.
< Đường lên đồi Bằng Lăng. Nếu tính từ Cáp treo Bà Rá, theo đường Hồ Xuân Hương đến đây sẽ gặp 3 nhánh rẽ: nhánh giữa chình là đường lên đồi Bằng Lăng, 2 ngõ còn lại chạy vòng núi.
Trên đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
< Đường lên đồi Bằng Lăng quanh co như những con đèo bọn mình thường đi. Tuy nhiên dốc không cao, cua cũng không quá gắt.
... Năm 1925, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn để giam cầm bọn trộm cướp, chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án...
< Hết con đường lên đồi thì gặp một khoảng sân rộng, bằng phẳng. Ngay công có bảng Di tích núi Bà Rá.
... Năm 1941, họ xây dựng thêm khu C để giam cầm những tù chính trị. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đấu tranh.
< Phía đối diện là một công trường đang xây dựng, nghe nói là đài phát sóng gì đó.
Trong chiến tranh chống Mỹ, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá căn cứ quân sự rất hiện đại có cả sân bay trực thăng mà dấu tích bây giờ vẫn còn. Sân bay chủ yếu để kiểm soát toàn bộ vùng Miền Đông Nam Bộ...
< Những bậc thang dẫn lên đền thờ Liệt sĩ.
< Phía trên có bàn thờ như thế này đây.
... Vậy nhưng quân ta vẫn bí mật xây dựng những cứ điểm xung quanh núi để đánh phá địch liên tục gây nhiều tổn thất nặng nề.
Những chiến công của Bà Rá cũng góp phần trong công cuộc Giải phóng Phước Long thắng lợi vẻ vang ngày 6 tháng 1 năm 1975.
< Từ trên đây, nhìn xuống khoảng sân phía dưới với cột cờ là trung tâm.
Sau 75, tại đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm, những bậc thang lên đỉnh núi cũng có nhưng đường đi hiểm trở (sau này được sửa chữa lại).
< Bên phải khoảng sân là nơi dâng hương Hồ Chủ Tịch.
Hiện tại, người ta đang xây dựng một tòa nhà gì đó khá lớn. Đứng lưng chừng núi ở đồi, du khách có thể ngắm nhìn thị trấn Thác Mơ xinh đẹp mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong sương mỏng.
< Len theo bên phải căn nhà đang xây, sẽ thấy đường bộ dẫn lên đỉnh núi Bà Rá.
Ngày Thương binh liệt sĩ 25/7 hàng năm, thị xã Phước Long thường tổ chức lễ dâng hương tại đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại đồi bằng lăng.
< Những bậc đá lúc thoải, lúc gắt - lúc rẽ phải, lúc quẹo trái. Xem ra dễ đi nhưng phải phải bước lên cao đến 1.767 bậc lận đó nha!
Từ đồi Bằng Lăng, có một lối đi được kiến tạo bằng 1.767 bậc tam cấp bằng đá để lên đến đỉnh núi cao 723m so với mực nước biển.
< Bảng cấm săn bắt thú rừng có vẽ con nai, vậy nhưng chắc hổng còn nai.
Thông thường, du khách sẽ chia cuộc hành trình thành hai đoạn: Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng và từ đồi Bằng Lăng vượt dốc len đỉnh núi.
< Mình tròn mắt khi nghe anh bí thư chi đoàn này nói anh hôm nay anh phải lên đến 5 lần!
1.767 bậc thang nghe phát... ớn nhưng theo nhiều anh trong chi đoàn thanh niên đang tham quan tại đây, trong ngày đó đã có người đi bộ lên đến lần thứ... 5 trong ngày, chỉ do tại công việc mà thôi.
< Nhóm đoàn viên thanh niên vừa trên núi xuống.
Và nếu du khách chịu thua con đường lên núi khó nhọc ni thì có thể lên đỉnh bằng cáp treo, chỉ mất 15 phút thôi với giá vé là 50k/chặng, tức là bạn có thể lên bằng cáp - xuống bằng đường bộ - vậy là chỉ tốn nửa tiền.
< 3h30, bọn mình rời đồi Bằng Lăng, chạy xe xuống phía dưới trong ánh nắng chiều vàng hoe.
Cáp treo Bà Rá, và đỉnh núi: mình sẽ tường thuật lại rõ trong bài sau.
< Mình chụp ngọn núi Bà Rá từ ngã 4 chạy lên, bà xã thì chụp núi và cả mình. Vị trí nơi này tại đây.
< Còn khá sớm nên bọn này rẽ trái, chạy theo con đường nhỏ vòng quanh núi (đường này xe 4 bánh chạy ok).
< Hai đứa bé ngồi chơi trước nhà, đứa nhỏ téo tròn ủm, trần truồng, chỉ quấn quanh bụng chiếc khăn trông như cái khố của sumo. Nửa kia chia phần kẹo cho hai đứa, mỗi đứa một nắm to.
< Đường vòng vo, hai bên bạt ngàn toàn là điều với điều. Đến Phước Long vào mùa điều chín, bạn sẽ có dịp ngửi cái hương vị kỳ lạ này.
< Đong đưa bóng cỏ lau ven con đường vắng, hiếm thấy bóng người. Trên con đường có lối vào KDL Thác Mơ nhưng mùa này kiệt, không có nước.
< Có đoạn thẳng, có đoạn cong, lúc lên, khi thì lại xuống dốc.
Chút thông tin về Thác Mơ:
Thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Rá. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi. Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh.
< Đường quanh núi ni cũng có nhánh rẽ đi Phước Tín, Phước Sơn và đập Phước Lộc.
Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù...
< Có một điều mình quên đề cập đến khi vào địa phận Phước Long: 'mùi' thành phố quen rồi, mùi bụi đường cũng thế. Vậy nhưng khi đến vùng ven thị xã Phước Long thì bạn sẽ ngửi thấy một mùi thoang thoảng khắp nơi.
Không hẳn là thơm nhưng cũng chả thủm...
Hồi sau mình mới rõ đó là mùi trái đào lộn hột (điều) chín rộ.
< Phía xa xa đã thấy thấp thoáng nhà, hồi nữa sẽ gặp nhánh rẽ ra TL741 để vào trung tâm thị xã. - bọn mình vẫn chạy thẳng...
Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi...
Vậy nhưng mùa khô năm hạn: thác Mơ sẽ trở thành giấc mơ thật!
< Thêm một đoạn dài, đột nhiên đường cáp treo núi Bà Rá xuất hiện ngay trên đầu - a, sắp giáp vòng núi rồi. Vị trí nơi này tại đây.
< Vậy là dừng lại nghỉ chân, ngắm cảnh vật. Chiều thứ 7 vắng, cáp treo không thấy chạy.
< Đường cũng vắng, chỉ có những cây điều là xum xuê...
< ... chín mùi rồi rụng đầy đất. Sao người ta không thu hoạch nhỉ, điều là mặt hàng xuất khẩu giá trị khá cao...
< Lại có những nhúm trái đã được ngắt hạt rồi bỏ trên đất. Có lẽ lâu lâu người ta đi thu hoạch một lần bằng cách lấy hạt trên trái rụng, trái bỏ lại làm phân bón cây - không phải leo, khỏi phải hái, ít tốn tiền nhân công.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
< Đường lên đồi Bằng Lăng. Nếu tính từ Cáp treo Bà Rá, theo đường Hồ Xuân Hương đến đây sẽ gặp 3 nhánh rẽ: nhánh giữa chình là đường lên đồi Bằng Lăng, 2 ngõ còn lại chạy vòng núi.
Trên đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm ghi nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...
< Đường lên đồi Bằng Lăng quanh co như những con đèo bọn mình thường đi. Tuy nhiên dốc không cao, cua cũng không quá gắt.
... Năm 1925, thực dân Pháp cho xây tại chân núi một nhà tù lớn để giam cầm bọn trộm cướp, chính trị phạm, những người bị tình nghi là cộng sản nhưng không thành án...
< Hết con đường lên đồi thì gặp một khoảng sân rộng, bằng phẳng. Ngay công có bảng Di tích núi Bà Rá.
... Năm 1941, họ xây dựng thêm khu C để giam cầm những tù chính trị. Bọn cai tù dùng nhiều thủ đoạn dã man để tra tấn tù nhân nhưng với tinh thần kiên cường bất khuất, các chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù này thành nơi đấu tranh.
< Phía đối diện là một công trường đang xây dựng, nghe nói là đài phát sóng gì đó.
Trong chiến tranh chống Mỹ, quân đội Mỹ đã xây dựng trên đỉnh Bà Rá căn cứ quân sự rất hiện đại có cả sân bay trực thăng mà dấu tích bây giờ vẫn còn. Sân bay chủ yếu để kiểm soát toàn bộ vùng Miền Đông Nam Bộ...
< Những bậc thang dẫn lên đền thờ Liệt sĩ.
< Phía trên có bàn thờ như thế này đây.
... Vậy nhưng quân ta vẫn bí mật xây dựng những cứ điểm xung quanh núi để đánh phá địch liên tục gây nhiều tổn thất nặng nề.
Những chiến công của Bà Rá cũng góp phần trong công cuộc Giải phóng Phước Long thắng lợi vẻ vang ngày 6 tháng 1 năm 1975.
< Từ trên đây, nhìn xuống khoảng sân phía dưới với cột cờ là trung tâm.
Sau 75, tại đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm, những bậc thang lên đỉnh núi cũng có nhưng đường đi hiểm trở (sau này được sửa chữa lại).
< Bên phải khoảng sân là nơi dâng hương Hồ Chủ Tịch.
Hiện tại, người ta đang xây dựng một tòa nhà gì đó khá lớn. Đứng lưng chừng núi ở đồi, du khách có thể ngắm nhìn thị trấn Thác Mơ xinh đẹp mình dưới những rặng cây xanh, xa xa hồ Thác Mơ lãng đãng trong sương mỏng.
< Len theo bên phải căn nhà đang xây, sẽ thấy đường bộ dẫn lên đỉnh núi Bà Rá.
Ngày Thương binh liệt sĩ 25/7 hàng năm, thị xã Phước Long thường tổ chức lễ dâng hương tại đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại đồi bằng lăng.
< Những bậc đá lúc thoải, lúc gắt - lúc rẽ phải, lúc quẹo trái. Xem ra dễ đi nhưng phải phải bước lên cao đến 1.767 bậc lận đó nha!
Từ đồi Bằng Lăng, có một lối đi được kiến tạo bằng 1.767 bậc tam cấp bằng đá để lên đến đỉnh núi cao 723m so với mực nước biển.
< Bảng cấm săn bắt thú rừng có vẽ con nai, vậy nhưng chắc hổng còn nai.
Thông thường, du khách sẽ chia cuộc hành trình thành hai đoạn: Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng và từ đồi Bằng Lăng vượt dốc len đỉnh núi.
< Mình tròn mắt khi nghe anh bí thư chi đoàn này nói anh hôm nay anh phải lên đến 5 lần!
1.767 bậc thang nghe phát... ớn nhưng theo nhiều anh trong chi đoàn thanh niên đang tham quan tại đây, trong ngày đó đã có người đi bộ lên đến lần thứ... 5 trong ngày, chỉ do tại công việc mà thôi.
< Nhóm đoàn viên thanh niên vừa trên núi xuống.
Và nếu du khách chịu thua con đường lên núi khó nhọc ni thì có thể lên đỉnh bằng cáp treo, chỉ mất 15 phút thôi với giá vé là 50k/chặng, tức là bạn có thể lên bằng cáp - xuống bằng đường bộ - vậy là chỉ tốn nửa tiền.
< 3h30, bọn mình rời đồi Bằng Lăng, chạy xe xuống phía dưới trong ánh nắng chiều vàng hoe.
Cáp treo Bà Rá, và đỉnh núi: mình sẽ tường thuật lại rõ trong bài sau.
< Mình chụp ngọn núi Bà Rá từ ngã 4 chạy lên, bà xã thì chụp núi và cả mình. Vị trí nơi này tại đây.
< Còn khá sớm nên bọn này rẽ trái, chạy theo con đường nhỏ vòng quanh núi (đường này xe 4 bánh chạy ok).
< Hai đứa bé ngồi chơi trước nhà, đứa nhỏ téo tròn ủm, trần truồng, chỉ quấn quanh bụng chiếc khăn trông như cái khố của sumo. Nửa kia chia phần kẹo cho hai đứa, mỗi đứa một nắm to.
< Đường vòng vo, hai bên bạt ngàn toàn là điều với điều. Đến Phước Long vào mùa điều chín, bạn sẽ có dịp ngửi cái hương vị kỳ lạ này.
< Đong đưa bóng cỏ lau ven con đường vắng, hiếm thấy bóng người. Trên con đường có lối vào KDL Thác Mơ nhưng mùa này kiệt, không có nước.
< Có đoạn thẳng, có đoạn cong, lúc lên, khi thì lại xuống dốc.
Chút thông tin về Thác Mơ:
Thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Bà Rá. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi. Dưới chân núi là hồ nước trong veo, lung linh tựa bức tranh thiên nhiên ba chiều. Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ, du khách sẽ được thoả sức ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ của núi non, mây trời. Nhìn từ dưới lên, thác nước như một chiếc thang mây trắng xoá bồng bềnh.
< Đường quanh núi ni cũng có nhánh rẽ đi Phước Tín, Phước Sơn và đập Phước Lộc.
Thác thứ nhất nước đổ dữ dội, tung bọt trắng xoá. Thác thứ hai êm dịu hơn, nước chảy thành chùm len qua từng kẽ đá. Dưới chân thác là một hồ nước nhỏ trong vắt. Nếu du khách thích mạo hiểm có thể lặn ngụp dưới đáy hồ để chiêm ngưỡng những hang động kỳ ảo với những nhũ đá đủ các hình thù...
< Có một điều mình quên đề cập đến khi vào địa phận Phước Long: 'mùi' thành phố quen rồi, mùi bụi đường cũng thế. Vậy nhưng khi đến vùng ven thị xã Phước Long thì bạn sẽ ngửi thấy một mùi thoang thoảng khắp nơi.
Không hẳn là thơm nhưng cũng chả thủm...
Hồi sau mình mới rõ đó là mùi trái đào lộn hột (điều) chín rộ.
< Phía xa xa đã thấy thấp thoáng nhà, hồi nữa sẽ gặp nhánh rẽ ra TL741 để vào trung tâm thị xã. - bọn mình vẫn chạy thẳng...
Thác thứ ba là ngọn thác cao nhất trong quần thể thác Mơ. Nước từ trên cao dội xuống như một máng nước khổng lồ. Hơi nước và hơi đá toát ra vẻ lành lạnh sẽ xua tan mệt mỏi, tạo hưng phấn cho du khách tiếp tục chinh phục đỉnh núi...
Vậy nhưng mùa khô năm hạn: thác Mơ sẽ trở thành giấc mơ thật!
< Thêm một đoạn dài, đột nhiên đường cáp treo núi Bà Rá xuất hiện ngay trên đầu - a, sắp giáp vòng núi rồi. Vị trí nơi này tại đây.
< Vậy là dừng lại nghỉ chân, ngắm cảnh vật. Chiều thứ 7 vắng, cáp treo không thấy chạy.
< Đường cũng vắng, chỉ có những cây điều là xum xuê...
< ... chín mùi rồi rụng đầy đất. Sao người ta không thu hoạch nhỉ, điều là mặt hàng xuất khẩu giá trị khá cao...
< Lại có những nhúm trái đã được ngắt hạt rồi bỏ trên đất. Có lẽ lâu lâu người ta đi thu hoạch một lần bằng cách lấy hạt trên trái rụng, trái bỏ lại làm phân bón cây - không phải leo, khỏi phải hái, ít tốn tiền nhân công.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7
Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
0 comments:
Post a Comment