Núi chạy vòng ôm bãi Lộ Diêu tạo hình chiếc cung mà dây cung là những đợt sóng biển ì ầm vỗ. Gành đá chồm lên nhọn hoắt như những mũi tên lao ra biển. Nơi bí hiểm hoang sơ say đắm lòng người này từng là chỗ cho tàu không số vào trú ẩn.
Biển xanh cát trắng nắng vàng
Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu
Lộ Diêu một biển ba đèo
Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…
Nơi nàng tiên chờ đợi
Núi và gành, biển kiến tạo cho Lộ Diêu (thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn, Bình Định) một thung lũng nằm ẩn mình như một nàng tiên ngủ trong cánh rừng nguyên sơ. Muốn vào đắm mình nơi cảnh tiên bồng ấy phải vượt qua chặng đèo ngoằn ngoèo, ẻo lả với những vách núi dựng đứng.
< Ngư dân gánh cá lên chợ, bủa chài, chở cá… đều diễn ra trong buổi sáng sớm.
Trên đỉnh nhìn xuống, toàn thung lũng được ví như dấu chân ngựa đạp từ biển vào hay như chiếc dù khổng lồ thả nhẹ nhàng xuống biển. Điều khiển chiếc dù hay người cưỡi con ngựa khổng lồ kia là bãi gành đá đen xù xì mài con sóng đến bạc đầu. Khói sóng thổi làn sương mỏng làm chiếc áo voan khoác lên đường cong nõn nà của bãi cát bao đời ỡm ờ với trai làng chài.
Men theo cung đường nghiêng ngả với biển phía đông tỉnh Bình Định, nhiều cảm xúc ùa về với những danh lam thiên tạo đắm đuối trong những chuyến du xuân. Vượt chiếc cầu Thị Nại qua bán đảo Phương Mai để cho gió lùa lật phật vạt áo. Phóng tầm mắt say sưa với bãi biển Trung Lương, rừng thông Vũng Tô nép mình dưới núi Bà, nơi Hòn Vọng Phu nhìn ra phía biển đợi chờ bao đời.
< Những bãi đá rêu xanh lung linh trên biển Lộ Diêu.
Trượt trên núi cát Vĩnh Lợi xuống cửa biển Đề Gi rồi chạy một mạch đến Lộ Diêu, nơi nàng tiên tuyệt đẹp chờ đợi ở cuối chặng đường để thả hồn với thiên nhiên hoang sơ và tha hồ lựa chọn đủ loại cá tươi nơi chợ một giờ bên gành đá.
“Biển đãi đó”
Người dân Lộ Diêu thuần túy sống bằng nghề cưỡi sóng ra khơi. Có khoảng 100 chiếc thuyền thúng, thuyền nhỏ hằng ngày 3 giờ sáng lội ra biển. Nghề ngược sóng này không chỉ có những thân hình vạm vỡ của đàn ông mà thấp thoáng phía sau con sóng là những bàn tay mảnh mai đã thô ráp với mái chèo của những phụ nữ biển. Thuyền chỉ đánh trong lộng, quanh gành, du khách nào muốn thử sức mình với sóng, muốn thả cái nhìn lên biển cả đón mặt trời sớm nhất thì chỉ cần bày tỏ ý định của mình, người dân làng chài sẵn sàng.
< Nhiều loại cá được bày bán sau khi bắt được ở biển.
Đã quen với cái lạnh của mờ sáng, trên khuôn mặt chị Phạm Thị Muôn lắng đọng những con sóng đánh phủ mạn thuyền, chai sạn. Chị cười hào sảng vang vang tiếng của biển: “Sống trên sóng mình phải nói to hơn sóng mới nghe được. Riết rồi quen, nói nhỏ không được”. Chị chỉ cho tôi những rặng san hô, những loài rau biển, luồng cá và cách bắt rành rọt. Biển hiện ra lạ lẫm, cuốn hút, biến tôi trở thành một nhà thám hiểm bất đắc dĩ. Chị vừa nói vừa kéo lưới, không dành thời gian thả hồn ngắm cảnh vì cuộc mưu sinh.
Khi mặt trời nhô khỏi biển, lẩn khuất trong gành, bên những bãi rêu xanh lung linh trong ánh nắng mai, những chàng trai quăng chài bắt cá tạo đường nét cho nàng tiên Lộ Diêu thêm sinh động, huyền ảo, mê hoặc. Những bãi rêu xanh non nõn nà này chỉ lộ lên khi thủy triều xuống vào đầu hoặc giữa tháng. Nếu du khách đến trong dịp này thì khó cưỡng lại được sự cuốn hút mà chụp ảnh đến hết thẻ nhớ. Lộ Diêu hoang sơ, không có nhà nghỉ nên nhiều khách du lịch đã cắm trại trên gành qua đêm để đợi bình minh lên vẽ tranh trên biển.
Các con thuyền như đã hẹn cùng tấp nập mang đủ loại cua, tôm, cá lên nhóm chợ. Các chàng trai chài bắt được bao nhiêu cá quăng lên bờ góp vào chợ. Tha hồ cá, ốc, tôm tươi, nhiều con còn nhảy trong thúng rượt cắn nhau. Cầm con cá bò còn vẫy đuôi, hỏi một chị giá bao nhiêu, chị cười: “Tặng khách du lịch nhậu cho vui, biển đãi đó”. Khuôn mặt của chị vẫn còn hằn cái lạnh, nỗi nhọc nhằn. Bàn tay chai sần vì kéo lưới, bơi dầm cầm con cá với nụ cười tươi rói phảng phất niềm tự hào của người chinh phục biển.
< Quăng lưới trong ánh bình minh.
Chợ diễn ra một giờ rồi tan hẳn. Bãi biển trở nên vắng vẻ, hoang sơ, chỉ có những chiếc thuyền ngư dân xếp ngay ngắn tha hồ cho khách du lịch thử sức mình sáng tác những bức ảnh nghệ thuật. Nụ cười chị phụ nữ cứ vang vang, hào sảng. Cảm xúc cứ tròng trành sau chuyến trải nghiệm Lộ Diêu.
Hướng dẫn thêm:
* Ở đây còn có món nhum (con cầu gai hoặc nhím biển) được người dân bắt và nướng ăn ngay tại gành thật tuyệt. Món nhum còn là món cháo thơm lừng và bổ dưỡng, quý ông rất mê. Khi ra về có thể mua thêm món mắm nhum với mùi vị lạ: vừa béo, vừa ngọt, vừa có mùi đặc trưng.
* Du khách từ TP.HCM có thể đi tàu lửa ra ga Diêu Trì (Quy Nhơn). Từ ga có thể đi taxi, nhưng tốt nhất nên đón xe khách đi Bồng Sơn. Du khách cần chịu khó đi bộ ra quốc lộ 1, cách nhà ga chừng 1km rồi đón xe khách từ bến xe Quy Nhơn về Bồng Sơn (10 phút có một chuyến). Từ Bồng Sơn có thể đi Lộ Diêu (cách 15km) bằng taxi hoặc xe máy, đường dễ đi.
Ghé thăm cô nàng Lộ Diêu
Hoang sơ gành đá Lộ Diêu
Du lịch, GO! - Theo Trường Đăng (báo Tuổi Trẻ)
Biển xanh cát trắng nắng vàng
Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu
Lộ Diêu một biển ba đèo
Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…
Nơi nàng tiên chờ đợi
Núi và gành, biển kiến tạo cho Lộ Diêu (thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn, Bình Định) một thung lũng nằm ẩn mình như một nàng tiên ngủ trong cánh rừng nguyên sơ. Muốn vào đắm mình nơi cảnh tiên bồng ấy phải vượt qua chặng đèo ngoằn ngoèo, ẻo lả với những vách núi dựng đứng.
< Ngư dân gánh cá lên chợ, bủa chài, chở cá… đều diễn ra trong buổi sáng sớm.
Trên đỉnh nhìn xuống, toàn thung lũng được ví như dấu chân ngựa đạp từ biển vào hay như chiếc dù khổng lồ thả nhẹ nhàng xuống biển. Điều khiển chiếc dù hay người cưỡi con ngựa khổng lồ kia là bãi gành đá đen xù xì mài con sóng đến bạc đầu. Khói sóng thổi làn sương mỏng làm chiếc áo voan khoác lên đường cong nõn nà của bãi cát bao đời ỡm ờ với trai làng chài.
Men theo cung đường nghiêng ngả với biển phía đông tỉnh Bình Định, nhiều cảm xúc ùa về với những danh lam thiên tạo đắm đuối trong những chuyến du xuân. Vượt chiếc cầu Thị Nại qua bán đảo Phương Mai để cho gió lùa lật phật vạt áo. Phóng tầm mắt say sưa với bãi biển Trung Lương, rừng thông Vũng Tô nép mình dưới núi Bà, nơi Hòn Vọng Phu nhìn ra phía biển đợi chờ bao đời.
< Những bãi đá rêu xanh lung linh trên biển Lộ Diêu.
Trượt trên núi cát Vĩnh Lợi xuống cửa biển Đề Gi rồi chạy một mạch đến Lộ Diêu, nơi nàng tiên tuyệt đẹp chờ đợi ở cuối chặng đường để thả hồn với thiên nhiên hoang sơ và tha hồ lựa chọn đủ loại cá tươi nơi chợ một giờ bên gành đá.
“Biển đãi đó”
Người dân Lộ Diêu thuần túy sống bằng nghề cưỡi sóng ra khơi. Có khoảng 100 chiếc thuyền thúng, thuyền nhỏ hằng ngày 3 giờ sáng lội ra biển. Nghề ngược sóng này không chỉ có những thân hình vạm vỡ của đàn ông mà thấp thoáng phía sau con sóng là những bàn tay mảnh mai đã thô ráp với mái chèo của những phụ nữ biển. Thuyền chỉ đánh trong lộng, quanh gành, du khách nào muốn thử sức mình với sóng, muốn thả cái nhìn lên biển cả đón mặt trời sớm nhất thì chỉ cần bày tỏ ý định của mình, người dân làng chài sẵn sàng.
< Nhiều loại cá được bày bán sau khi bắt được ở biển.
Đã quen với cái lạnh của mờ sáng, trên khuôn mặt chị Phạm Thị Muôn lắng đọng những con sóng đánh phủ mạn thuyền, chai sạn. Chị cười hào sảng vang vang tiếng của biển: “Sống trên sóng mình phải nói to hơn sóng mới nghe được. Riết rồi quen, nói nhỏ không được”. Chị chỉ cho tôi những rặng san hô, những loài rau biển, luồng cá và cách bắt rành rọt. Biển hiện ra lạ lẫm, cuốn hút, biến tôi trở thành một nhà thám hiểm bất đắc dĩ. Chị vừa nói vừa kéo lưới, không dành thời gian thả hồn ngắm cảnh vì cuộc mưu sinh.
Khi mặt trời nhô khỏi biển, lẩn khuất trong gành, bên những bãi rêu xanh lung linh trong ánh nắng mai, những chàng trai quăng chài bắt cá tạo đường nét cho nàng tiên Lộ Diêu thêm sinh động, huyền ảo, mê hoặc. Những bãi rêu xanh non nõn nà này chỉ lộ lên khi thủy triều xuống vào đầu hoặc giữa tháng. Nếu du khách đến trong dịp này thì khó cưỡng lại được sự cuốn hút mà chụp ảnh đến hết thẻ nhớ. Lộ Diêu hoang sơ, không có nhà nghỉ nên nhiều khách du lịch đã cắm trại trên gành qua đêm để đợi bình minh lên vẽ tranh trên biển.
Các con thuyền như đã hẹn cùng tấp nập mang đủ loại cua, tôm, cá lên nhóm chợ. Các chàng trai chài bắt được bao nhiêu cá quăng lên bờ góp vào chợ. Tha hồ cá, ốc, tôm tươi, nhiều con còn nhảy trong thúng rượt cắn nhau. Cầm con cá bò còn vẫy đuôi, hỏi một chị giá bao nhiêu, chị cười: “Tặng khách du lịch nhậu cho vui, biển đãi đó”. Khuôn mặt của chị vẫn còn hằn cái lạnh, nỗi nhọc nhằn. Bàn tay chai sần vì kéo lưới, bơi dầm cầm con cá với nụ cười tươi rói phảng phất niềm tự hào của người chinh phục biển.
< Quăng lưới trong ánh bình minh.
Chợ diễn ra một giờ rồi tan hẳn. Bãi biển trở nên vắng vẻ, hoang sơ, chỉ có những chiếc thuyền ngư dân xếp ngay ngắn tha hồ cho khách du lịch thử sức mình sáng tác những bức ảnh nghệ thuật. Nụ cười chị phụ nữ cứ vang vang, hào sảng. Cảm xúc cứ tròng trành sau chuyến trải nghiệm Lộ Diêu.
Hướng dẫn thêm:
* Ở đây còn có món nhum (con cầu gai hoặc nhím biển) được người dân bắt và nướng ăn ngay tại gành thật tuyệt. Món nhum còn là món cháo thơm lừng và bổ dưỡng, quý ông rất mê. Khi ra về có thể mua thêm món mắm nhum với mùi vị lạ: vừa béo, vừa ngọt, vừa có mùi đặc trưng.
* Du khách từ TP.HCM có thể đi tàu lửa ra ga Diêu Trì (Quy Nhơn). Từ ga có thể đi taxi, nhưng tốt nhất nên đón xe khách đi Bồng Sơn. Du khách cần chịu khó đi bộ ra quốc lộ 1, cách nhà ga chừng 1km rồi đón xe khách từ bến xe Quy Nhơn về Bồng Sơn (10 phút có một chuyến). Từ Bồng Sơn có thể đi Lộ Diêu (cách 15km) bằng taxi hoặc xe máy, đường dễ đi.
Ghé thăm cô nàng Lộ Diêu
Hoang sơ gành đá Lộ Diêu
Du lịch, GO! - Theo Trường Đăng (báo Tuổi Trẻ)
0 comments:
Post a Comment