Không chỉ có nhiều đặc sản vang danh cả nước, Hội An còn có món “ăn chơi” dân dã mà người dân bản địa cũng như khách thập phương mê mẩn là chè rong câu chân vịt.
Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.
Rong câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt. Tại các vùng biển miền Trung, từ tháng ba đến tháng năm âm lịch hằng năm là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Về mặt dinh dưỡng rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu...
Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.
Hồi còn nhỏ, mỗi khi được mẹ hay bà mua cho chén chè rong câu chân vịt, lũ trẻ con trong con phố hẹp nơi tôi sinh sống rất sung sướng.
Thời đó món ăn không phong phú như bây giờ nên chè rong câu là một món quà “sang trọng”. Có chén chè trong tay đứa nào cũng ăn một cách dè sẻn, chấn từng miếng nhỏ, nhai chầm chậm để tận hưởng cảm giác sừn sựt, ngòn ngọt của rong câu, hương thơm nồng nồng của gừng.
Người phố Hội thường nấu chè rong câu chân vịt với đường cát vàng. Theo các bà nội trợ, rong câu nấu chè với đường cát vàng sẽ có màu hổ phách óng vàng trông hấp dẫn hơn đường cát trắng tinh.
Nấu chè rong câu chân vịt không khó, nhưng đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian, nhất là công đoạn làm sạch rong câu. Rong câu ngâm với nước lã một đêm mới nở và nhả hết chất bẩn. Ngâm xong, rửa sạch rồi ngâm lại với một tí chanh để khử mùi rong biển, tiếp tục xả lại vài nước.
Gừng gọt vỏ giã nhỏ. Cho rong câu vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu sôi lên, khoảng mươi lăm phút, cho đường cát vàng, gừng vào, quậy tan đường là tắt bếp. Đổ ra chén để nguội. Độ vài giờ sau, rong câu đông đặc lại thành chè. Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta còn nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rong câu nhanh mềm và dễ đông cứng.
Nấu chè rong câu chân vịt thì không bao giờ bỏ thêm vào một thứ hương vị nào khác để giữ nguyên vẹn hương vị đặc trưng của nó. Khi ăn có thể ướp lạnh, không bỏ đá như các thứ chè khác. Chè rong câu độc đáo hơn vì trông giống như loại thạch, có thể không dùng muỗng mà cầm miếng ăn.
Tại Hội An, chỉ cần đi lang thang trong khu phố cổ, bạn sẽ không khó để tìm những gánh hàng rong trong đó có món chè rong câu chân vịt. Với đặc tính mát tự nhiên vốn có của rong câu, chè rong câu chân vịt thật sảng khoái trong những ngày trời nắng nóng, hoàn toàn xứng đáng để bạn thử khám phá.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Ly (Báo Tuổi Trẻ) + ảnh internet
Nghe tên chè rong câu chân vịt không ít người trong chúng ta tò mò nếu chưa một lần được thưởng thức. Tò mò cũng đúng vì nói đến chè thì dường như chẳng liên quan gì tới cái từ “chân vịt”.
Rong câu chân vịt là một loại rong có hình thù giống những ngón chân vịt. Tại các vùng biển miền Trung, từ tháng ba đến tháng năm âm lịch hằng năm là giai đoạn rong chân vịt phát triển nhất. Về mặt dinh dưỡng rong câu chân vịt có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, thông tiểu...
Sau khi đi nắng hay lao động ra mồ hôi nhiều thì các món từ rong câu vừa để giải nhiệt, lại có vị ngọt, có tác dụng khử thấp trừ phong và cũng là nguồn thức ăn thích hợp với những người sợ mập, thích giữ eo.
Hồi còn nhỏ, mỗi khi được mẹ hay bà mua cho chén chè rong câu chân vịt, lũ trẻ con trong con phố hẹp nơi tôi sinh sống rất sung sướng.
Thời đó món ăn không phong phú như bây giờ nên chè rong câu là một món quà “sang trọng”. Có chén chè trong tay đứa nào cũng ăn một cách dè sẻn, chấn từng miếng nhỏ, nhai chầm chậm để tận hưởng cảm giác sừn sựt, ngòn ngọt của rong câu, hương thơm nồng nồng của gừng.
Người phố Hội thường nấu chè rong câu chân vịt với đường cát vàng. Theo các bà nội trợ, rong câu nấu chè với đường cát vàng sẽ có màu hổ phách óng vàng trông hấp dẫn hơn đường cát trắng tinh.
Nấu chè rong câu chân vịt không khó, nhưng đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian, nhất là công đoạn làm sạch rong câu. Rong câu ngâm với nước lã một đêm mới nở và nhả hết chất bẩn. Ngâm xong, rửa sạch rồi ngâm lại với một tí chanh để khử mùi rong biển, tiếp tục xả lại vài nước.
Gừng gọt vỏ giã nhỏ. Cho rong câu vào nồi đổ nước xâm xấp, nấu sôi lên, khoảng mươi lăm phút, cho đường cát vàng, gừng vào, quậy tan đường là tắt bếp. Đổ ra chén để nguội. Độ vài giờ sau, rong câu đông đặc lại thành chè. Theo kinh nghiệm, lúc nấu người ta còn nhỏ vài giọt chanh có tác dụng làm cho rong câu nhanh mềm và dễ đông cứng.
Nấu chè rong câu chân vịt thì không bao giờ bỏ thêm vào một thứ hương vị nào khác để giữ nguyên vẹn hương vị đặc trưng của nó. Khi ăn có thể ướp lạnh, không bỏ đá như các thứ chè khác. Chè rong câu độc đáo hơn vì trông giống như loại thạch, có thể không dùng muỗng mà cầm miếng ăn.
Tại Hội An, chỉ cần đi lang thang trong khu phố cổ, bạn sẽ không khó để tìm những gánh hàng rong trong đó có món chè rong câu chân vịt. Với đặc tính mát tự nhiên vốn có của rong câu, chè rong câu chân vịt thật sảng khoái trong những ngày trời nắng nóng, hoàn toàn xứng đáng để bạn thử khám phá.
Du lịch, GO! - Theo Thanh Ly (Báo Tuổi Trẻ) + ảnh internet
0 comments:
Post a Comment