Xuôi dòng Lòng Đại, du khách ngồi trên thuyền vượt qua những con thác cạn vào đất xã Trường Sơn (Quảng Ninh) đến với thác Tam Lu. Dấu ấn đầu tiên đến với du khách là thác Tam Lu tung bờm cuộc nước. Thác có độ cao khoảng 20 mét so với mặt nước tự nhiên, có 3 bậc trắng xóa.
< Trên dòng Long Đại.
Bên bờ nam của sông Đại Giang đoạn qua thác Tam Lu là lèn cao sừng sững tựa những lâu đài bằng đá vững chãi. Nhìn xa hơn là dãy đá từ phía Rào Trù kéo về phía bắc bị "rồng lớn" Đại Giang cắt ngang làm cho thác Tam Lu càng thêm huyền bí.
Bờ bắc của thác Tam Lu là đá. Đá cuội đủ các kích cỡ tròn to, nhỏ, hình bầu dục, có những viên đá như dáng vẻ của hình người đang tắm bên sông.
Đá kéo dài thành vệt. Đá ở đây được sạch thêm sau mỗi trận mưa to, sau những con lũ lớn. Thời khắc ấy, Tam Lu có dịp để lộ ra vẻ đẹp tự nhiên trước trời mây, non nước. Qua thời khắc mưa lũ, dòng sông trở lại hiền hòa. Thác Tam Lu lại tung bờm qua ba bậc để đưa nước về xuôi. Tam Lu lại hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên.
Thác Tam Lu cao, nước chảy ào ào. Đến thác Tam Lu, hình ảnh đầy hấp dẫn và có phần mạo hiểm là xem thuyền qua thác. Ba bậc thác trên một khúc sông có độ dài gần trăm mét là bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân thế muôn đời thưởng ngoạn. Dòng nước từ thượng nguồn lao ầm ầm, bọt nước tung bờm trắng xóa.
Từ xa người xem cứ ngỡ như những con trăn nước khổng lồ đang cuộn mình đánh vật với đá núi để vượt qua dòng nước, quấn chặt con mồi. Những lúc này, âm thành từ dòng thác Tam Lu vang xa cả vùng lèn cao, cây cối âm u mang cả khoảng không Tam Lu theo năm tháng về xuôi.
Ngày trước vượt thác bằng thuyền gỗ chèo tay. Bàn tay vững chãi của người lái thuyền điều khiển chiếc thuyền len qua vách đá, hướng theo lạch nước lao vào đầu thác, có lúc tưởng như chìm vào dòng nước. Con thuyền xuôi thác thành dòng, thuyền qua 3 dòng thác trước sự ngưỡng mộ của khách theo cùng... Trong cuộc hành trình ấy có những con thuyền bị lật và những người lái mãi không về.
Ngày nay khi cuộc sống có nhiều thay đổi, máy cole gắn vào những chiếc thuyền vỏ nhôm kiểu dáng thì vượt thác an toàn và ngoạn mục hơn.
Hôm nay đường đến Tam Lu rộng mở, ngày trước đến với Tam Lu bằng thuyền hoặc leo bộ cắt rừng ven bờ dòng Đại Giang hiểm trở. Hôm nay ta có thể đi thuyền từ bên Nhật Lệ ngược 20km lên ngắm cầu Long Đại, dọc đường có dịp thấy vẻ trù phú của sông quê, một Lương Ninh trù phú, một Quán Hàu thân thương. Đến ngã Trần Xá ngắm sông nước mênh mông thưởng ngoạn những đàn cò lượn vòng quanh bãi bần Long Đại, một mạch ngược Đại Giang lên với Tam Lu.
Để Tam Lu được nhiều người biết đến, các nhà quản lý, các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hãy dành đôi chút thời gian khám phá Tam Lu, tổ chức những chiếc thuyền du lịch trên Đại Giang, những du thuyền vượt thác với những thiết bị an toàn, để biết rằng Tam Lu rất hấp dẫn.
Du lịch, GO! - Theo Báo Quảng Bình, internet
< Trên dòng Long Đại.
Bên bờ nam của sông Đại Giang đoạn qua thác Tam Lu là lèn cao sừng sững tựa những lâu đài bằng đá vững chãi. Nhìn xa hơn là dãy đá từ phía Rào Trù kéo về phía bắc bị "rồng lớn" Đại Giang cắt ngang làm cho thác Tam Lu càng thêm huyền bí.
Bờ bắc của thác Tam Lu là đá. Đá cuội đủ các kích cỡ tròn to, nhỏ, hình bầu dục, có những viên đá như dáng vẻ của hình người đang tắm bên sông.
Đá kéo dài thành vệt. Đá ở đây được sạch thêm sau mỗi trận mưa to, sau những con lũ lớn. Thời khắc ấy, Tam Lu có dịp để lộ ra vẻ đẹp tự nhiên trước trời mây, non nước. Qua thời khắc mưa lũ, dòng sông trở lại hiền hòa. Thác Tam Lu lại tung bờm qua ba bậc để đưa nước về xuôi. Tam Lu lại hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên.
Thác Tam Lu cao, nước chảy ào ào. Đến thác Tam Lu, hình ảnh đầy hấp dẫn và có phần mạo hiểm là xem thuyền qua thác. Ba bậc thác trên một khúc sông có độ dài gần trăm mét là bức tranh thủy mặc mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân thế muôn đời thưởng ngoạn. Dòng nước từ thượng nguồn lao ầm ầm, bọt nước tung bờm trắng xóa.
Từ xa người xem cứ ngỡ như những con trăn nước khổng lồ đang cuộn mình đánh vật với đá núi để vượt qua dòng nước, quấn chặt con mồi. Những lúc này, âm thành từ dòng thác Tam Lu vang xa cả vùng lèn cao, cây cối âm u mang cả khoảng không Tam Lu theo năm tháng về xuôi.
Ngày trước vượt thác bằng thuyền gỗ chèo tay. Bàn tay vững chãi của người lái thuyền điều khiển chiếc thuyền len qua vách đá, hướng theo lạch nước lao vào đầu thác, có lúc tưởng như chìm vào dòng nước. Con thuyền xuôi thác thành dòng, thuyền qua 3 dòng thác trước sự ngưỡng mộ của khách theo cùng... Trong cuộc hành trình ấy có những con thuyền bị lật và những người lái mãi không về.
Ngày nay khi cuộc sống có nhiều thay đổi, máy cole gắn vào những chiếc thuyền vỏ nhôm kiểu dáng thì vượt thác an toàn và ngoạn mục hơn.
Hôm nay đường đến Tam Lu rộng mở, ngày trước đến với Tam Lu bằng thuyền hoặc leo bộ cắt rừng ven bờ dòng Đại Giang hiểm trở. Hôm nay ta có thể đi thuyền từ bên Nhật Lệ ngược 20km lên ngắm cầu Long Đại, dọc đường có dịp thấy vẻ trù phú của sông quê, một Lương Ninh trù phú, một Quán Hàu thân thương. Đến ngã Trần Xá ngắm sông nước mênh mông thưởng ngoạn những đàn cò lượn vòng quanh bãi bần Long Đại, một mạch ngược Đại Giang lên với Tam Lu.
Để Tam Lu được nhiều người biết đến, các nhà quản lý, các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hãy dành đôi chút thời gian khám phá Tam Lu, tổ chức những chiếc thuyền du lịch trên Đại Giang, những du thuyền vượt thác với những thiết bị an toàn, để biết rằng Tam Lu rất hấp dẫn.
Du lịch, GO! - Theo Báo Quảng Bình, internet
0 comments:
Post a Comment