Lâu nay, muốn đặt chân tới khu vực ngã ba biên giới thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên), nơi từng được ví “một con gà gáy ba nước đều nghe”, người ta bắt buộc phải sử dụng môtô hoặc bằng “đôi chân không mỏi” suốt thời gian sáu ngày trời.
Chưa kể đường đi hiểm trở, địa hình chia cắt, hết dốc này đến dốc cao hơn, những con suối quanh năm nước chảy cuồn cuộn, bên cạnh đó là cánh rừng già Tà Cù Tí, Mơ Phơ đầy thú dữ và thường gây nạn cháy rừng.
< Điểm trường Tà Miếu.
Đến giờ vùng biên giới xa xôi đang được kéo lại gần bởi đường giao thông hầu hết đã trải nhựa và chỉ còn sót lại một số đoạn đường cấp phối mới thông tuyến kỹ thuật. Nhờ vậy, xe du lịch hiện nay có thể chạy xuyên suốt từ thành phố Điện Biên rồi rẽ thị trấn Mường Nhé và sau hết chạy tiếp vào cửa khẩu quốc gia A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc) cự ly chừng 280km mất đúng một ngày.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ tới cột mốc số 6, ranh giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Nếu muốn tiếp tục chinh phục cột mốc số 0, phân định lãnh thổ biên cương ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, khách phải mất thêm một ngày vượt qua dãy núi án ngữ nằm phía tây nam, trước khi chạm tay vào cột mốc hình tam giác khắc ba thứ tiếng Việt Nam - Lào - Trung Quốc trên đỉnh cao 1.800m.
< Bên cột mốc số 0, cực tây Tổ quốc.
Với những người có đam mê khám phá thì cột mốc số 0 miền đất xa xôi tận cùng là dịp thử thách lòng can đảm và ý chí vượt khó, nhưng đổi lại sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc, tự hào của kẻ chinh phục. Hơn thế nữa, đây là nơi duy nhất để chiêm ngưỡng những ánh nắng hoàng hôn cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Song còn đó một A Pa Chải của những bản làng người Hà Nhì gắn bó bao đời nay bên dòng sông Mo Phi chảy vòng vèo biên cương cực tây và là nơi mức sống dân cư thấp, gặp nhiều khó khăn, cơ cực nhất Điện Biên. Dù vậy cái tình của họ luôn chân chất, cả tin, đậm đà như bát rượu ngô tràn đầy. Hằng năm vào tháng ba ngày Dần, theo tục lệ người Hà Nhì sẽ cúng trời đất cầu mong mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa, nếu khách lạ đi qua bản dịp này được dân làng giữ lại đãi đằng rượu thịt suốt ba ngày mới được trở về.
< Chợ phiên Vàng Lếch.
Trên cung đường vòng cung Tây Bắc, hầu như nơi đâu khách phương xa cũng có thể bắt gặp những người phụ nữ mạn cao với trang phục dân tộc đậm đà bản sắc, nhưng khi ngắm nhìn bộ trang phục người Hà Nhì sẽ càng bất ngờ, thích thú hơn, trong đó chiếc mũ trên đầu là điểm nổi bật, độc đáo nhất bởi được các cô thiếu nữ kết bằng hạt cườm đan xen những hàng cúc bạc cùng nhiều tua rua bằng chỉ màu sặc sỡ. Riêng áo dài được xẻ từ sườn xuống chân và phần trước ngực luôn thêu hoa văn, đính thêm nhiều đồng xu hoặc cúc nhôm trông chẳng khác chiếc yếm ngực bằng bạc.
< Các cháu Mông ở Vàng Lếch chờ mẹ đi chợ phiên về.
Mường Nhé là huyện mới thành lập sau khi được tách ra từ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và dân bản địa hầu hết là người dân tộc thiểu số: người Mông đỏ sống rải rác trên dãy núi ở Chà Cang; người Si La, dân tộc ít người nhất Tây Bắc, trú ngụ trong vài mươi nóc nhà tại bản Nậm Sin, Chung Chải; người Thái trắng sống bên ngôi nhà sàn dọc con suối Nậm Nhé; người Hà Nhì quây quần ở phía tây. Đáng tiếc, vùng mạn ngược này cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi nếp sống “tự cung tự cấp”, thậm chí chưa hề có chợ phiên ngoài phiên chợ Vàng Lếch của người Mông Hoa di dân từ tỉnh Lào Cai sang.
Vàng Lếch là phiên chợ vốn dĩ theo kiểu tự phát, ít người biết tới lại rất xa xôi, tận trong thung lũng vùng Nậm Tín, Nà Hài... nên vẫn còn giữ được nguyên sơ đến mức không có sạp hàng, lồng chợ, và người mua kẻ bán đều xúm xít đứng ngồi giữa trời giống như hàng trăm năm về trước. Tuy thế, Vàng Lếch không hẳn chỉ là chợ, bởi cứ ngày chủ nhật, dân bản, trai gái tạm gác chuyện lên nương, đổ xô về chợ dạo chơi, hẹn hò bạn tình thường đông hơn kẻ thật sự có nhu cầu trao đổi mua bán. Phải chăng họ xuống chợ vì muốn làm sống lại phiên chợ quê nhà nhằm khỏa lấp khoảng trống tinh thần của người lưu lạc, xa xứ?
Chả trách người Kinh ở xã Chà Cang cứ hay gọi phiên chợ Vàng Lếch là chợ tình: tình hoài hương, tình đồng loại, tình yêu trai gái...
Du lịch, GO! - Theo Trần Thế Dũng (báo Tuổi Trẻ), ảnh internet
Chưa kể đường đi hiểm trở, địa hình chia cắt, hết dốc này đến dốc cao hơn, những con suối quanh năm nước chảy cuồn cuộn, bên cạnh đó là cánh rừng già Tà Cù Tí, Mơ Phơ đầy thú dữ và thường gây nạn cháy rừng.
< Điểm trường Tà Miếu.
Đến giờ vùng biên giới xa xôi đang được kéo lại gần bởi đường giao thông hầu hết đã trải nhựa và chỉ còn sót lại một số đoạn đường cấp phối mới thông tuyến kỹ thuật. Nhờ vậy, xe du lịch hiện nay có thể chạy xuyên suốt từ thành phố Điện Biên rồi rẽ thị trấn Mường Nhé và sau hết chạy tiếp vào cửa khẩu quốc gia A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc) cự ly chừng 280km mất đúng một ngày.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ tới cột mốc số 6, ranh giới giữa Việt Nam - Trung Quốc. Nếu muốn tiếp tục chinh phục cột mốc số 0, phân định lãnh thổ biên cương ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, khách phải mất thêm một ngày vượt qua dãy núi án ngữ nằm phía tây nam, trước khi chạm tay vào cột mốc hình tam giác khắc ba thứ tiếng Việt Nam - Lào - Trung Quốc trên đỉnh cao 1.800m.
< Bên cột mốc số 0, cực tây Tổ quốc.
Với những người có đam mê khám phá thì cột mốc số 0 miền đất xa xôi tận cùng là dịp thử thách lòng can đảm và ý chí vượt khó, nhưng đổi lại sẽ được hưởng niềm vui hạnh phúc, tự hào của kẻ chinh phục. Hơn thế nữa, đây là nơi duy nhất để chiêm ngưỡng những ánh nắng hoàng hôn cuối cùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Song còn đó một A Pa Chải của những bản làng người Hà Nhì gắn bó bao đời nay bên dòng sông Mo Phi chảy vòng vèo biên cương cực tây và là nơi mức sống dân cư thấp, gặp nhiều khó khăn, cơ cực nhất Điện Biên. Dù vậy cái tình của họ luôn chân chất, cả tin, đậm đà như bát rượu ngô tràn đầy. Hằng năm vào tháng ba ngày Dần, theo tục lệ người Hà Nhì sẽ cúng trời đất cầu mong mùa màng tốt tươi, mưa thuận gió hòa, nếu khách lạ đi qua bản dịp này được dân làng giữ lại đãi đằng rượu thịt suốt ba ngày mới được trở về.
< Chợ phiên Vàng Lếch.
Trên cung đường vòng cung Tây Bắc, hầu như nơi đâu khách phương xa cũng có thể bắt gặp những người phụ nữ mạn cao với trang phục dân tộc đậm đà bản sắc, nhưng khi ngắm nhìn bộ trang phục người Hà Nhì sẽ càng bất ngờ, thích thú hơn, trong đó chiếc mũ trên đầu là điểm nổi bật, độc đáo nhất bởi được các cô thiếu nữ kết bằng hạt cườm đan xen những hàng cúc bạc cùng nhiều tua rua bằng chỉ màu sặc sỡ. Riêng áo dài được xẻ từ sườn xuống chân và phần trước ngực luôn thêu hoa văn, đính thêm nhiều đồng xu hoặc cúc nhôm trông chẳng khác chiếc yếm ngực bằng bạc.
< Các cháu Mông ở Vàng Lếch chờ mẹ đi chợ phiên về.
Mường Nhé là huyện mới thành lập sau khi được tách ra từ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và dân bản địa hầu hết là người dân tộc thiểu số: người Mông đỏ sống rải rác trên dãy núi ở Chà Cang; người Si La, dân tộc ít người nhất Tây Bắc, trú ngụ trong vài mươi nóc nhà tại bản Nậm Sin, Chung Chải; người Thái trắng sống bên ngôi nhà sàn dọc con suối Nậm Nhé; người Hà Nhì quây quần ở phía tây. Đáng tiếc, vùng mạn ngược này cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi nếp sống “tự cung tự cấp”, thậm chí chưa hề có chợ phiên ngoài phiên chợ Vàng Lếch của người Mông Hoa di dân từ tỉnh Lào Cai sang.
Vàng Lếch là phiên chợ vốn dĩ theo kiểu tự phát, ít người biết tới lại rất xa xôi, tận trong thung lũng vùng Nậm Tín, Nà Hài... nên vẫn còn giữ được nguyên sơ đến mức không có sạp hàng, lồng chợ, và người mua kẻ bán đều xúm xít đứng ngồi giữa trời giống như hàng trăm năm về trước. Tuy thế, Vàng Lếch không hẳn chỉ là chợ, bởi cứ ngày chủ nhật, dân bản, trai gái tạm gác chuyện lên nương, đổ xô về chợ dạo chơi, hẹn hò bạn tình thường đông hơn kẻ thật sự có nhu cầu trao đổi mua bán. Phải chăng họ xuống chợ vì muốn làm sống lại phiên chợ quê nhà nhằm khỏa lấp khoảng trống tinh thần của người lưu lạc, xa xứ?
Chả trách người Kinh ở xã Chà Cang cứ hay gọi phiên chợ Vàng Lếch là chợ tình: tình hoài hương, tình đồng loại, tình yêu trai gái...
Du lịch, GO! - Theo Trần Thế Dũng (báo Tuổi Trẻ), ảnh internet
0 comments:
Post a Comment