Tại chùa Minh Đức Cung (còn gọi là chùa Ông Bổn 1) xã Hoà Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, hằng năm tổ chức lễ hội cho vay đúc lân đường (đường ăn), mục đích tạo sự ngọt ngào vui vẻ, làm ăn ngày càng phát đạt cho bà con trong năm.
< Lân đường hình tháp tại chùa Minh Đức Cung.
Tục cho vay lân đường không biết có tự bao giờ. Ông Trương Văn Điều, 63 tuổi, Phó Ban Trị sự Minh Đức Cung, cho biết, đúc lân đường là người ta nấu đường cát đổ vào khuôn tạo hình các con vật như: lân, gà, cái tháp, trái đào…
Hình ảnh các con vật có ý nghĩa riêng: Con lân sẽ là may mắn, làm ăn suôn sẻ trong năm. Con gà tượng trưng cho chăn nuôi, người dân muốn phát huy trong chăn nuôi thì thỉnh con gà. Các gia đình khá giả thường thỉnh cái tháp với ước mong sẽ xây nhà cao tầng. Một số bà con thỉnh trái đào nói lên những điều tâm linh có sự chứng giám của Phật, tạo hoà khí trong gia đình.
Theo thông lệ, sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch, chùa tổ chức cúng cầu an xong thu nợ cho vay lân đường năm cũ, lấy phiếu vay mới tùy theo ước nguyện của bà con mà trao lân đường. Chùa có nhiệm vụ vô bọc, có thẻ tên chùa trước khi cho vay vật phẩm đưa vào bàn Phật cúng, sau đó chùa phát hết mới thôi. Bà con rất cẩn trọng khi mang về nhà, thỉnh nhiều họ phải lót rơm, lót trấu, đóng thùng.
Theo niềm tin, bà con không để sứt, mẻ hay bị bể, sợ trong năm làm ăn không suôn sẻ. Bà con thỉnh lân đường thường để thờ bàn Phật hay thần tài. Đến năm sau bà con dùng con lân đường đó nấu nồi chè cả nhà cùng ăn và tiếp tục thỉnh lân đường mới. Nhiều người ở tận TP Hồ Chí Minh cũng xuống chùa Minh Đức Cung thỉnh lân đường.
Hiện nay ở ĐBSCL có ba nơi đúc lân đường là chùa Minh Đức Cung Cầu Kè, Sóc Trăng và Cư sĩ Lâm Minh Nguyệt Cần Thơ.
Mỗi nơi dùng mỗi màu riêng biệt. Cầu Kè dân chúng thích màu tím sen nên lân đường pha màu tím. Sóc Trăng pha màu vàng. Cần Thơ pha màu trắng trên đầu có chấm đỏ. Lân đường có hai dạng đặc ruột và bọng ruột, nhưng mỗi con thấp nhất cho vay giá 40.000 đồng và cao nhất giá 60.000 đồng. Mỗi năm đúc một lần khoảng 200 con.
Đúc lân đường là nghề cha truyền con nối. Chùa Minh Đức Cung mỗi năm phải rước thợ ở TP Hồ Chí Minh về đúc. Khuôn đúc gồm 3-4 thanh gỗ ráp lại, trong khuôn có nhiều hoa văn vừa tinh xảo vừa tỉ mỉ, những người thợ này phải đặt hàng ở Bạc Liêu. Giá khuôn đúc mỗi cái từ 500.000-2.000.000 đồng.
Để nấu đường, họ dùng lò khè và hơi dầu lửa tạo nhiệt độ cao khi nấu, luôn tay điều chỉnh lửa để đường nóng nhiều, nóng ít. Một nồi khoảng 3 kg đường cát trắng khi sôi gần tới pha màu vào. Nhờ đôi mắt tinh tường, mũi thính của mình mà người thợ đúc nhận biết mùi thơm khi đường tới độ là tắt lửa liền, nhắc xuống đổ vào khuôn. Khi đổ xong, họ rửa khuôn ngay. Đường có gió là khô cứng, tránh đường non thường bị bể.
Theo bí quyết nhà nghề, những con lân đường của các thợ nấu này để đến 1 năm không hư bể và không thấy kiến bu lại*. Hiện nay các thợ nấu ở TP Hồ Chí Minh chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Mỗi năm đến tháng giêng, các chùa ở tỉnh mời họ mới đi nấu. Anh Âu Kim Tuấn, 36 tuổi, lúc 10 tuổi đã theo cha đi nấu lân đường, cho biết, hiện ở gia đình anh chỉ có hai nhà là nhà cô ruột và nhà anh của anh còn giữ nghề gia truyền (ở phường 1, quận 6, TP Hồ Chí Minh).
Vay lân đường không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, thiêng liêng, đem lại niềm tin cho bà con mà còn góp phần phát triển du lịch vùng đất Cầu Kè này.
* Màu sặc sỡ, kiến không bu - không biết người là pha màu và đường gì nhỉ?
Du lịch, GO! - Theo Phước Hưng (Cà Mau Online)
< Lân đường hình tháp tại chùa Minh Đức Cung.
Tục cho vay lân đường không biết có tự bao giờ. Ông Trương Văn Điều, 63 tuổi, Phó Ban Trị sự Minh Đức Cung, cho biết, đúc lân đường là người ta nấu đường cát đổ vào khuôn tạo hình các con vật như: lân, gà, cái tháp, trái đào…
Hình ảnh các con vật có ý nghĩa riêng: Con lân sẽ là may mắn, làm ăn suôn sẻ trong năm. Con gà tượng trưng cho chăn nuôi, người dân muốn phát huy trong chăn nuôi thì thỉnh con gà. Các gia đình khá giả thường thỉnh cái tháp với ước mong sẽ xây nhà cao tầng. Một số bà con thỉnh trái đào nói lên những điều tâm linh có sự chứng giám của Phật, tạo hoà khí trong gia đình.
Theo thông lệ, sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch, chùa tổ chức cúng cầu an xong thu nợ cho vay lân đường năm cũ, lấy phiếu vay mới tùy theo ước nguyện của bà con mà trao lân đường. Chùa có nhiệm vụ vô bọc, có thẻ tên chùa trước khi cho vay vật phẩm đưa vào bàn Phật cúng, sau đó chùa phát hết mới thôi. Bà con rất cẩn trọng khi mang về nhà, thỉnh nhiều họ phải lót rơm, lót trấu, đóng thùng.
Theo niềm tin, bà con không để sứt, mẻ hay bị bể, sợ trong năm làm ăn không suôn sẻ. Bà con thỉnh lân đường thường để thờ bàn Phật hay thần tài. Đến năm sau bà con dùng con lân đường đó nấu nồi chè cả nhà cùng ăn và tiếp tục thỉnh lân đường mới. Nhiều người ở tận TP Hồ Chí Minh cũng xuống chùa Minh Đức Cung thỉnh lân đường.
Hiện nay ở ĐBSCL có ba nơi đúc lân đường là chùa Minh Đức Cung Cầu Kè, Sóc Trăng và Cư sĩ Lâm Minh Nguyệt Cần Thơ.
Mỗi nơi dùng mỗi màu riêng biệt. Cầu Kè dân chúng thích màu tím sen nên lân đường pha màu tím. Sóc Trăng pha màu vàng. Cần Thơ pha màu trắng trên đầu có chấm đỏ. Lân đường có hai dạng đặc ruột và bọng ruột, nhưng mỗi con thấp nhất cho vay giá 40.000 đồng và cao nhất giá 60.000 đồng. Mỗi năm đúc một lần khoảng 200 con.
Đúc lân đường là nghề cha truyền con nối. Chùa Minh Đức Cung mỗi năm phải rước thợ ở TP Hồ Chí Minh về đúc. Khuôn đúc gồm 3-4 thanh gỗ ráp lại, trong khuôn có nhiều hoa văn vừa tinh xảo vừa tỉ mỉ, những người thợ này phải đặt hàng ở Bạc Liêu. Giá khuôn đúc mỗi cái từ 500.000-2.000.000 đồng.
Để nấu đường, họ dùng lò khè và hơi dầu lửa tạo nhiệt độ cao khi nấu, luôn tay điều chỉnh lửa để đường nóng nhiều, nóng ít. Một nồi khoảng 3 kg đường cát trắng khi sôi gần tới pha màu vào. Nhờ đôi mắt tinh tường, mũi thính của mình mà người thợ đúc nhận biết mùi thơm khi đường tới độ là tắt lửa liền, nhắc xuống đổ vào khuôn. Khi đổ xong, họ rửa khuôn ngay. Đường có gió là khô cứng, tránh đường non thường bị bể.
Theo bí quyết nhà nghề, những con lân đường của các thợ nấu này để đến 1 năm không hư bể và không thấy kiến bu lại*. Hiện nay các thợ nấu ở TP Hồ Chí Minh chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Mỗi năm đến tháng giêng, các chùa ở tỉnh mời họ mới đi nấu. Anh Âu Kim Tuấn, 36 tuổi, lúc 10 tuổi đã theo cha đi nấu lân đường, cho biết, hiện ở gia đình anh chỉ có hai nhà là nhà cô ruột và nhà anh của anh còn giữ nghề gia truyền (ở phường 1, quận 6, TP Hồ Chí Minh).
Vay lân đường không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, thiêng liêng, đem lại niềm tin cho bà con mà còn góp phần phát triển du lịch vùng đất Cầu Kè này.
* Màu sặc sỡ, kiến không bu - không biết người là pha màu và đường gì nhỉ?
Du lịch, GO! - Theo Phước Hưng (Cà Mau Online)
0 comments:
Post a Comment