Trong 14 di tích lịch sử văn hóa được Bộ VH-TT&DL xếp hạng ở Trà Vinh, chùa Ông (còn gọi Phước Minh Cung) được coi là một trong những công trình kiến trúc độc đáo và giàu ấn tượng nghệ thuật nhất vùng đất này.
< Mặt tiền chùa Ông Trà Vinh.
Phước Minh Cung tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuộc phường 2, TP Trà Vinh. Ngôi chùa uy nghi, lộng lẫy giữa thành phố từng được mệnh danh là đô thị xanh với hàng ngàn gốc cổ thụ mang lại không khí trong lành, tươi mát cho hơn 1 triệu đồng bào ở Trà Vinh.
Theo bảng tóm tắt lịch sử chùa, Phước Minh Cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật vào những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng theo bia ký còn lưu lại, chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn 1556. Tính đến nay chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, hai lần tu bổ gần đây nhất là năm Tân Mùi 1991 và năm Canh Thìn 2000.
Từ lâu nay, cộng đồng ba dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer ở Trà Vinh quen gọi Phước Minh Cung là chùa Ông, vì ngôi chùa này cũng giống như những ngôi chùa khác của người Hoa, vị thần chính được tôn thờ là Quan Thánh Đế, tức Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc, nổi tiếng là công minh chính trực và trí dũng song toàn.
< Bàn thờ Ngọc hoàng Thượng đế tại Tiền điện.
Chùa có lối kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, mặt bằng tổng thể gồm 3 tòa nhà nằm ngang song song với nhau tạo thành Tiền điện, Trung điện và Chính điện, theo hình chữ tam. Dọc theo hai bên chùa là hai dãy Tả điện, Hữu điện hướng vào bên trong, tạo thành một công trình khép kín hình chữ khẩu.
Mái chùa lợp ngói âm dương tiểu đại theo nhiều tầng bậc, diềm mái bằng ngói tráng men màu xanh ngọc, tất cả cột kèo đều làm bằng gỗ quý, cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Trên các gờ mái, mặt dựng đầu hồi được trang trí bằng các hình tượng Lưỡng long tranh châu, Bát tiên, Tứ linh, muông thú…
Toàn bộ khung sườn chịu lực bằng những thân cột tròn và vuông to lớn, vững chắc. Từ ngoài vào trong, rường cột nào cũng được chạm trổ sắc sảo bằng các họa tiết long, lân, hoa, lá. Trên các trụ rào, cổng rào cũng nổi bật nhiều tượng sư tử.
< Sân sau chùa.
Phần Tiền điện của chùa gồm 3 cửa ra vào chính - tả - hữu bằng gỗ trang trí rất mỹ thuật, ấn tượng nhất là các câu điển tích nhằm nói lên sự trường tồn và quốc thái dân an. Ngay trên cửa chính có một tấm biển ghi Phước Minh Cung bằng đại tự (chữ Hán) rất tôn nghiêm. Ngoài ra còn có các mảng phù điêu như Thanh Long, Bạch Hổ… Thú vị nhất là đề tài “Kết nghĩa đào viên” của ba anh em Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi.
Bước vào cửa chính, khách thập phương đối diện ngay với bàn thờ Ngọc hoàng Thượng đế, bên phải là bàn thờ Hậu hiền và bên trái là Tiền hiền. Các khánh thờ, bàn thờ đều chạm khắc tinh vi theo môtip mỹ thuật truyền thống phương Đông, độc đáo nhất là các phù điêu với các đề tài Song phụng tranh châu, Lưỡng long triều nhật… trông rất cổ kính.
Nội thất chùa cũng như tiền sảnh, trên mái và trên vách chỗ nào cũng bố trí hoành phi, liễn đối, phù điêu với đồ án hoa văn: Song long tranh châu, Sĩ nông công thương, Tùng hạc trường xuân, Đào lộc trường thọ…
Tại Trung điện, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng ta là hình tượng Bát tiên kỵ thú nhằm nói lên quá trình tu tiên đắc đạo của 8 vị tiên cưỡi 8 loài thú khác nhau như Lý Thiết Quài, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô...
< Gian Trung điện - từ trong nhìn ra phía trước.
Lộng lẫy nhất là chính điện gồm 3 gian thờ, nơi nào cũng được bài trí tôn nghiêm, các khánh thờ đều chạm khắc kỳ công, tinh xảo, nổi bật là long - vân, hoa - điểu. Gian giữa thờ Quan thánh Đế quân với bức hoành phi bằng đại tự “Kiền khôn chính khí” thếp vàng. Bên phải thờ Chúa sanh nương nương, khánh thờ chạm “Lưỡng long tranh châu” và “Long vân hoa điểu”. Bên trái thờ Phước Đức chánh thần, cũng trang trí thật tinh vi.
Tại ngôi chính điện còn được bố trí ba dãy bàn thờ, lúc nào cũng nghi ngút khói hương và đồ cúng bày biện thật tươm tất gồm bánh mứt, trái cây do khách hành hương mang đến hỉ cúng. Ngoài ra, phía sau chùa (cổng sau) còn bố trí một hoa viên gồm cây cảnh, non bộ, tiểu cảnh trong thật uy nghiêm và tráng lệ.
Có thể nói Phước Minh Cung là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao còn lưu lại ở Trà Vinh. Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long, rất xứng đáng cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Ngày 16-11-2005, bà con người Hoa ở Trà Vinh, kể cả người Kinh và Khmer đều lấy làm tự hào vì Phước Minh Cung đã được Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích cấp quốc gia về loại hình kiến trúc nghệ thuật. Từ đó đến nay, du khách đến viếng chùa, tham quan ngày càng đông, đông nhất là vào ngày lễ tết, rằm tháng giêng và các ngày cúng Ông.
Du lịch, GO! - Theo Hoài Vũ (Dulich Tuoitre), internet.
< Mặt tiền chùa Ông Trà Vinh.
Phước Minh Cung tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuộc phường 2, TP Trà Vinh. Ngôi chùa uy nghi, lộng lẫy giữa thành phố từng được mệnh danh là đô thị xanh với hàng ngàn gốc cổ thụ mang lại không khí trong lành, tươi mát cho hơn 1 triệu đồng bào ở Trà Vinh.
Theo bảng tóm tắt lịch sử chùa, Phước Minh Cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật vào những năm đầu thế kỷ 20. Nhưng theo bia ký còn lưu lại, chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn 1556. Tính đến nay chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, hai lần tu bổ gần đây nhất là năm Tân Mùi 1991 và năm Canh Thìn 2000.
Từ lâu nay, cộng đồng ba dân tộc anh em Kinh - Hoa - Khmer ở Trà Vinh quen gọi Phước Minh Cung là chùa Ông, vì ngôi chùa này cũng giống như những ngôi chùa khác của người Hoa, vị thần chính được tôn thờ là Quan Thánh Đế, tức Quan Công, một nhân vật thời Tam Quốc, nổi tiếng là công minh chính trực và trí dũng song toàn.
< Bàn thờ Ngọc hoàng Thượng đế tại Tiền điện.
Chùa có lối kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, mặt bằng tổng thể gồm 3 tòa nhà nằm ngang song song với nhau tạo thành Tiền điện, Trung điện và Chính điện, theo hình chữ tam. Dọc theo hai bên chùa là hai dãy Tả điện, Hữu điện hướng vào bên trong, tạo thành một công trình khép kín hình chữ khẩu.
Mái chùa lợp ngói âm dương tiểu đại theo nhiều tầng bậc, diềm mái bằng ngói tráng men màu xanh ngọc, tất cả cột kèo đều làm bằng gỗ quý, cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn. Trên các gờ mái, mặt dựng đầu hồi được trang trí bằng các hình tượng Lưỡng long tranh châu, Bát tiên, Tứ linh, muông thú…
Toàn bộ khung sườn chịu lực bằng những thân cột tròn và vuông to lớn, vững chắc. Từ ngoài vào trong, rường cột nào cũng được chạm trổ sắc sảo bằng các họa tiết long, lân, hoa, lá. Trên các trụ rào, cổng rào cũng nổi bật nhiều tượng sư tử.
< Sân sau chùa.
Phần Tiền điện của chùa gồm 3 cửa ra vào chính - tả - hữu bằng gỗ trang trí rất mỹ thuật, ấn tượng nhất là các câu điển tích nhằm nói lên sự trường tồn và quốc thái dân an. Ngay trên cửa chính có một tấm biển ghi Phước Minh Cung bằng đại tự (chữ Hán) rất tôn nghiêm. Ngoài ra còn có các mảng phù điêu như Thanh Long, Bạch Hổ… Thú vị nhất là đề tài “Kết nghĩa đào viên” của ba anh em Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi.
Bước vào cửa chính, khách thập phương đối diện ngay với bàn thờ Ngọc hoàng Thượng đế, bên phải là bàn thờ Hậu hiền và bên trái là Tiền hiền. Các khánh thờ, bàn thờ đều chạm khắc tinh vi theo môtip mỹ thuật truyền thống phương Đông, độc đáo nhất là các phù điêu với các đề tài Song phụng tranh châu, Lưỡng long triều nhật… trông rất cổ kính.
Nội thất chùa cũng như tiền sảnh, trên mái và trên vách chỗ nào cũng bố trí hoành phi, liễn đối, phù điêu với đồ án hoa văn: Song long tranh châu, Sĩ nông công thương, Tùng hạc trường xuân, Đào lộc trường thọ…
Tại Trung điện, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng ta là hình tượng Bát tiên kỵ thú nhằm nói lên quá trình tu tiên đắc đạo của 8 vị tiên cưỡi 8 loài thú khác nhau như Lý Thiết Quài, Lam Thái Hòa, Hà Tiên Cô...
< Gian Trung điện - từ trong nhìn ra phía trước.
Lộng lẫy nhất là chính điện gồm 3 gian thờ, nơi nào cũng được bài trí tôn nghiêm, các khánh thờ đều chạm khắc kỳ công, tinh xảo, nổi bật là long - vân, hoa - điểu. Gian giữa thờ Quan thánh Đế quân với bức hoành phi bằng đại tự “Kiền khôn chính khí” thếp vàng. Bên phải thờ Chúa sanh nương nương, khánh thờ chạm “Lưỡng long tranh châu” và “Long vân hoa điểu”. Bên trái thờ Phước Đức chánh thần, cũng trang trí thật tinh vi.
Tại ngôi chính điện còn được bố trí ba dãy bàn thờ, lúc nào cũng nghi ngút khói hương và đồ cúng bày biện thật tươm tất gồm bánh mứt, trái cây do khách hành hương mang đến hỉ cúng. Ngoài ra, phía sau chùa (cổng sau) còn bố trí một hoa viên gồm cây cảnh, non bộ, tiểu cảnh trong thật uy nghiêm và tráng lệ.
Có thể nói Phước Minh Cung là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao còn lưu lại ở Trà Vinh. Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long, rất xứng đáng cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Ngày 16-11-2005, bà con người Hoa ở Trà Vinh, kể cả người Kinh và Khmer đều lấy làm tự hào vì Phước Minh Cung đã được Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích cấp quốc gia về loại hình kiến trúc nghệ thuật. Từ đó đến nay, du khách đến viếng chùa, tham quan ngày càng đông, đông nhất là vào ngày lễ tết, rằm tháng giêng và các ngày cúng Ông.
Du lịch, GO! - Theo Hoài Vũ (Dulich Tuoitre), internet.
0 comments:
Post a Comment